Phân tích Đi trong hương tràm
Phân tích tác phẩm Đi trong hương tràm
Đi Trong Hương Tràm là một bài thơ nổi tiếng của Hoài Vũ, khắc họa vẻ đẹp bình dị và nên thơ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua từng câu chữ, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên tràn ngập sắc hương, với hình ảnh cánh rừng tràm bạt ngàn và không gian sông nước mênh mông. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ, nhớ từng dòng sông, bến nước và những kỷ niệm ấm áp. Với giọng thơ trữ tình, sâu lắng, “Đi Trong Hương Tràm” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích bài thơ Đi Trong Hương Tràm kèm theo bài văn mẫu phân tích Đi trong hương tràm, mời các bạn cùng tham khảo.
- Hãy viết bài văn phân tích đánh giá bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai?
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
1. Dàn ý phân tích Đi trong hương tràm
2. Phân tích Đi trong hương tràm ngắn gọn
Với lời thơ trữ tình cùng những cảm xúc chân thành, các tác phẩm của Hoài Vũ luôn được phổ thành nhạc và trở thành các ca khúc tình lãng mạn được nhiều người biết đến. Trong số đó, không thể không nhắc đến “Đi trong hương tràm” - một bài thơ đã để lại trong lòng người đọc biết bao cảm xúc về tình yêu đôi lứa.
Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp nơi mây hương toả bay!
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?
Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao...
Chỉ vỏn vẹn bốn khổ thơ nhưng tình cảm cùng những lời hứa chân thành đã được Hoài Vũ thể hiện chân thành và rõ nét.
Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp nơi mây hương toả bay!
Nỗi nhớ “em” lan chiếm hết không gian và thời gian nơi Vàm Cỏ Tây, khiến “anh” phải tự hỏi “Em gửi gì trong gió trong mây” để khi sáng nay “anh” thấy khắp mọi nơi ngập tràn hương hoa tràm tỏa bay. Hình ảnh “Hoa tràm e ấp” như là những trạng thái e ấp, ngại ngùng của "anh" khi gặp “em”.
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
Nỗi nhớ và tình cảm giành cho “em” đã được khẳng định bằng những lời nói chân thành như những lời tuyên thề về tình yêu hai đứa. Điệp từ “Dù” đã lặp lại bốn lần như lời khẳng định rằng dù ở nơi đâu, dù vạn vật thay đổi ra sao, dù em hết yêu anh thì tình cảm này vẫn luôn giành cho em. Có thể thấy, “anh” đã giành sự trung thủy đặc biệt cho "em", rằng tình cảm này mãi mãi không bao giờ đổi thay. Hình ảnh hương tràm lại xuất hiện lần nữa. Phải chăng tình yêu lứa đôi này có liên quan đến hoa tràm?
Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?
Cơn gió nơi Tháp Mười thổi mạnh mẽ như tình cảm “anh” giành cho em, thổi rất sâu, sâu cả vào lòng “anh”, xoáy vào nỗi thương đau cũng như niềm hy vọng của chàng trai. Xung quanh “anh” có mọi thứ: Trên có bầu trời cao, dưới có cánh đồng rộng, không gian xung quanh ngập tràn hương tràm, chỉ có em là không có bên cạnh anh. Câu hỏi “mà em đi đâu?” là một câu hỏi mà khó có thể có câu trả lời.
Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao...
Câu thơ “Dù đi đâu và xa cách bao lâu” lại một lần nữa được lặp lại trả lời cho câu hỏi rằng dù em đi đâu hay ở đâu thì hình bóng em vẫn luôn trong tâm trí anh dù giữa bóng tràm bát ngát. Ánh mắt mà anh say đắm vẫn luôn hiện lên mỗi khi anh nhìn thấy lá tràm xanh mát. Tình cảm của em anh vẫn cảm nhận được dù cơn gió trong rừng tràm khiến không gian xôn xao, ồn ào. Không chỉ điệp từ “dù”, điệp từ “anh vẫn ” cũng như một lời hứa hẹn, tuyên thề rằng tình cảm và nỗi nhớ anh giành cho em không bao giờ có thể xóa nhòa được.
Bằng ngôn ngữ thơ giản dị mà đong đầy cảm xúc, tác giả đã gửi niềm thương nỗi nhớ của mình đến nhân vật “em” một cách ngọt ngào và chân thành nhất. Tình cảm ấy được trời đất, được rừng hoa tràm bạt ngạt chứng kiến và vun vén. Trong những lời thơ dạt dào cảm xúc đó, Hoài Vũ vẫn khéo léo xen lẫn nhưng biện pháp tu từ nghệ thuật đặc sắc để làm sống động hơn thứ tình cảm này. Cách liệt kê những hình ảnh thiên nhiên xung quanh mình đã làm rộng mở hơn không gian cũng như tình cảm của mình giành cho người ấy, nói rằng tất cả mọi vật đều chứng kiến tình cảm chân thành này. Cách sử dụng điệp từ "dù", “anh vẫn" đã cho thấy được những lời nói chân thành của tác giả dành cho “em”.
Chỉ với bốn khổ thơ ngắn gọn, Hoài Vũ đã gửi gắm trọn vẹn nỗi nhớ cùng tình cảm chân thành của mình đến “em”, mượn lời thơ tìm kiếm và mang thứ tình cảm ấy gửi đến em nơi xa. Thứ tình yêu giản dị nhưng thủy chung này luôn là thứ mà chúng ta hàng ao ước. Mong rằng, qua bài thơ, ai cũng tìm được cho mình một người như nhân vật “anh” và có được thứ tình cảm tốt đẹp ấy.
3. Phân tích Đi trong hương tràm đặc sắc
Hoài Vũ đã khéo léo gửi cái ánh mắt ấy vào trong lá tràm. Để rồi bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Cái xứ Tháp Mười này cũng trở thành xứ tràm – xứ em!
Anh vẫn thấy bóng em giữa bóng tràm bát ngát Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…”
Em là bóng tràm. Em là mắt lá tràm. Em là hương tràm. Và vì thế cho nên rất dễ hiểu vì sao trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng gió tràm, cũng mây tràm, cũng hương tràm, lá tràm… Và vì thế cho nên “Đi trong hương tràm” chính là đi trong tình em! Bốn khổ thơ, cuối mỗi khổ đều quấn quyện hương tràm, tưởng như cả bài thơ ngập trong cái hương tràm xôn xao kia.
Khổ thứ nhất: “Mà khắp trời mây hương tỏa bay”, khổ thứ hai: “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”, khổ thứ ba: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu?”, khổ thơ thứ tư: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái hương tràm. Và mỗi khổ cũng là một sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình “anh”. Tất cả đắm say trong hương tràm, trong “tình em”. Ngay từ khổ thứ nhất đã say đắm:
“Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay”
Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Tuy nhiên, cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của “anh”.
Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bóng tràm thực tại. Khổ hai, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”.
Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.
Mà sự đắm say càng sâu thì nỗi đau càng giằng xé, càng quặn thắt. Cái thực tại phũ phàng “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu” như muốn phá tan tất cả những hư ảo mơ màng của không – gian – tràm trước đó. Nhưng có lẽ vì anh chung tình quá nên cái không – gian – tràm ấy không dễ gì mà phá vỡ được. Và đến khổ cuối thì cái cảm xúc: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao” đã trở thành siêu liên tưởng!
“Gió Tháp Mười đã thổi thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng
Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”…
Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng…
Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ.
Cầm trên tay bài thơ “ Đi trong hương tràm” của Hoài Vũ và đã được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc mà lòng tôi cứ bâng khuâng trong giai điệu da diết, mặn mà nhưng khắc khoải đến nao lòng:
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu.
Dù gió mây kia đổi hương thay màu.
Dù trái tim em không trao anh nữa.
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau.
Không thể giữ lòng mình khi ngoài kia gió đông vẫn vi vút thổi mà nàng xuân đã nhón bước nhẹ nhàng, e ấp đậu trên hoa đào hoa mai đang đơm nụ, tôi miên man trải lòng mình với “ Đi trong hương tràm”, với hương tình yêu mãi xanh, thuỷ chung và thánh thiện…
Chưa một lần được tới Tháp Mười, chưa được thấy rặng tràm xanh mát, chưa được ngắm hoa tràm e ấp, chưa được biết hương tràm ra sao nhưng bài thơ của Hoài Vũ cứ xôn xao mãi trong lòng. Có phải vì hương, hoa, lá tràm gắn liền với tình yêu rất đỗi thuỷ chung và thánh thiện của người trai Nam Bộ!
“Gió Tháp Mười đã thổi thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng
Bầu trời thì cao cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh mà em đi đâu”
Hương tràm bên anh mà em đi đâu như một nét dao cứa vào lòng nhân vật trữ tình, nó cứ xoáy sâu, khoan vào nỗi nhớ da diết, tình yêu đằm sâu của người trai Nam Bộ. Người trai ấy đang đứng giữa Tháp Mười mênh mông. Bầu trời cao, cánh đồng rộng và hun hút gió thổi… trong lòng.
Cơn gió Tháp Mười thổi đi đâu? Nếu lên trời thì rất cao, nếu trên cánh đồng thì rất dài, rất rộng. Rất sâu, ấy là gió đã thổi vào tâm trạng, vào cõi lòng của con người. Hai chữ “Thổi” đặt cạnh nhau trong câu thơ gây một ấn tượng đặc biệt. Hình như gió cũng phải nghỉ lấy hơi, phải tiếp sức với nhau mới đi tới được “Tháp Mười” tâm trạng!
Thiên nhiên cao rộng, trống trải đến rợn ngợp. Còn con người thì đang có bão ở trong lòng. Anh có gì tựa vào để đứng vững và liệu anh có đứng vững được không? Anh chỉ có hương tràm mà thôi, hương tràm và kỷ niệm về một người con gái giờ cũng thoảng như hương: “Dù trái tim em không trao anh nữa Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”.
Nhưng sự “Bên nhau” ấy mong manh quá không che khuất được nỗi cô đơn: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu” Tưởng như nỗi thương đau có thể làm cho con người sụp xuống. Nhưng không, hương tràm mong manh, nhưng hương tràm là một thứ bùa ngải nhiệm màu:
“Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hương thay màu”
Khoảng cách không gian không có ý nghĩa gì, khoảng cách thời gian cũng không là gì. Ngay cả thiên nhiên với quy luật “Vĩnh hằng” có đổi thay đi nữa thì cũng không hề ảnh hưởng. Chưa hết, ngay cả trái tim không thể trao nhau như thoáng hương tràm đủ bắc cầu qua không gian, thời gian, “Qua mặt” thiên nhiên, qua cả sự trao gửi tình thương để đến niềm yêu vĩnh cửu.
Điệp một lúc những bốn chữ “Dù” và sau đó là bao nhiêu điều kiện để khẳng định tình yêu vẫn là mãi mãi. Đó phải chăng là một sự thách thức, một sự bất chấp. Liệu có phải là thái độ “Khùng khùng” một tâm trạng “Cùng ca” hay không? Không, chỉ cần đọc tiếp khổ thơ sau, ta sẽ hiểu:
Bóng em ….. giữa bóng tràm
Mắt em …… trên lá tràm
Tình em ……. trong hương tràm
Vậy là em và kỷ niệm xưa gắn liền với rừng tràm đã hoá thân vào cây tràm, đã biến thành một loài cây mãi mãi xanh tươi, mãi mãi sinh sôi nảy nở. Tình yêu ấy là bất tử. Nhạc sỹ Thuận Yến, người phổ nhạc cho bài thơ cho biết: Hoài Vũ viết bài thơ tặng anh Tư có người yêu là cô giao liên đã hy sinh. Như thế, “Em đi đâu” tức là em đã hy sinh mình và hoá thân vào đất Mẹ.
“Trái tim em không trao anh nữa” là em sẽ không thể trao chứ không phải đổi dạ thay lòng. Biết thêm chi tiết này là ta càng thêm quý mến sự chung tình của người con trai Nam Bộ và xúc cảm biết bao trước những người con đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Nhạc sĩ Thuận Yến đã phổ bài thơ Đi trong hương tràm với một cung thứ khác lạ, bằng những nốt luyến láy mang âm hưởng những điệu hò dân gian Nam bộ, giai điệu khiến người nghe như mường tượng ra một không gian bát ngát hương tràm.
Đi trong hương tràm qua giọng hát của NSND Thu Hiền rất được người nghe yêu thích Có lẽ Hoài Vũ đã không viết quá cụ thể, quá riêng biệt về đôi trai gái như vậy lại hay. Bài thơ vì thế mà có được sự đồng thanh đồng điệu. Còn biết bao nhiêu mối tình gắn bó với hương tràm, hương sen, hương lúa, hương chanh, hương bưởi… những hương hoa ở mọi miền quê đất Việt.
Không phải là cái chết, mà vì một lí do nào đó, họ không trao được trái tim cho nhau. Nhưng họ vẫn giữ ở trong lòng thoáng hương xưa ấy. Thoáng hương mong manh nhưng đủ để cho con người có thể sống Người hơn.
4. Phân tích Đi trong hương tràm lớp 10
Nhà thơ Hoài Vũ quê gốc ở Quảng Ngãi. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, ông tích cực tham gia hoạt động văn học ở miền Nam. Các sáng tác của ông thường lọt vào "mắt xanh" của nhiều nhạc sĩ. Trong đó, tiêu biểu nhất là tác phẩm "Đi trong hương tràm". Với những đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật, bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm cho độc giả.
Đúng như tên nhan đề, xuyên suốt trong "Đi trong hương tràm" là hình ảnh hoa tràm tỏa hương. Mỗi lần nhân vật trữ tình nhắc đến "hương tràm", hình bóng "em" sẽ xuất hiện. Có thể nói, hương tràm gắn bó sâu sắc với "em", trở thành biểu tượng chính của tác phẩm.
Đọc bài thơ, ta thấy đây giống như lời độc thoại kéo dài không dứt. Lời độc thoại ấy được cất lên từ cảm xúc thương nhớ da diết của nhân vật trữ tình, người xưng "anh". Những hồi ức sâu xa, những nỗi buồn mênh mông gắn liền với hình ảnh hoa tràm cứ thế được gợi ra. Trước hết, ta bắt gặp cảnh tượng:
"Em gửi gì trong gió trong mây
Để sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay!"
Tác giả đã cảm nhận sự vật bằng các giác quan. Từ hình ảnh thiên nhiên, người "anh" khéo léo gửi gắm tâm sự riêng tư của bản thân tới "em". Mở đầu là "gió", "mây" rồi "hoa tràm" và "vòm lá". Sau những lớp lá xanh tươi, hoa tràm đang e ấp, thẹn thùng khoe sắc. Hoa mang trong mình vẻ đẹp thanh khiết, tinh khôi. Càng ngắm nhìn cảnh vật quanh mình, nhân vật trữ tình càng cảm thấy bồi hồi. Dường như, những điều thầm kín tự sâu trong nỗi lòng đã hòa với cảnh vật "Mà khắp trời mây hương tỏa bay!". Giờ đây, toàn bộ không gian, thời gian, sự vật đã thấm đẫm nỗi nhớ thương của con người. Cảm xúc ấy tiếp tục được khắc họa qua:
"Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau"
Điệp từ "dù" lặp đi lặp lại ở đầu ba câu thơ chính là lời khẳng định, "tuyên thệ" cho tấm lòng chung thủy trong tình yêu của "anh". Dù vạn vật đổi thay, dù lòng "em" không thể trao cho "anh" nhưng chắc chắn một điều, tình cảm đôi ta vẫn mãi trường tồn. Một lần nữa, hình ảnh "hoa tràm" lại xuất hiện bên cạnh hình bóng "em". Phải chăng, hương tràm chính là dư vị ngọt ngào của một mối tình dở dang? Phải chăng, tình yêu ấy được bao bọc bởi "một thoáng hương tràm" kia?
Cô đơn đứng giữa thế gian rộng lớn, nhân vật trữ tình không khỏi cảm thấy xót xa, hụt hẫng:
"Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng
Với cách ngắt nhịp khác nhau 5/3, 4/3, giọng thơ chậm rãi, hai câu thơ đầu như muốn nhấn mạnh vào nỗi đau trong lòng con người. Nỗi đau ấy giống cơn gió thổi sâu, xoáy sâu vào tâm trạng "anh". Nó biến tình yêu đôi ta thành sự xót xa nhưng đồng thời, tạo nên sức mạnh nâng đỡ và cổ vũ con người hãy sống xứng đáng với tình cảm ấy.
Thiên nhiên cao rộng, trống trải tiếp tục được tác giả phác họa qua câu thơ:
"Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu"
"Bầu trời", "cánh đồng" là những thứ luôn tồn tại vĩnh hằng trong đất trời, là đại diện cho sự rộng lớn, mênh mông. Đối diện với hai không gian này, nhân vật trữ tình không khỏi cảm thấy lẻ loi, hiu quanh. Nếu trước kia, anh có "hương tràm", có "em" cạnh bên thì bây giờ, anh lại một mình bơ vơ với "hương tràm". Giống như bầu trời và cánh đồng, hương tràm vẫn luôn hiện hữu, duy chỉ có "em" là không. Câu hỏi tu từ "Hương tràm bên anh, mà em đi đâu" vừa là lời độc thoại mà nhân vật trữ tình tự hỏi mình, vừa là câu hỏi tha thiết mà "anh" hướng tới "em". Sau tất cả, nỗi ám ảnh nghịch lí còn - mất, nỗi ám ảnh về sự cô đơn đã khắc sắc trong tâm trí nhân vật trữ tình.
Cuối cùng, vượt lên mọi thứ, người "anh" mạnh mẽ bày tỏ tấm lòng của bản thân:
"Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em, giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mắt
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao."
Câu thơ "Dù đi đâu và xa cách bao lâu" tiếp tục được nhắc lại lần thứ hai đã nhấn mạnh vào tình cảm sắt son, bền chặt của nhân vật trữ tình. Dù thời gian, khoảng cách có cách trở xa xôi thì "anh" mãi nhớ tới "em". Điệp từ "anh vẫn" đặt ở đầu câu giống như lời hứa, lời thề về tình yêu mà anh dành cho em. Tất cả những gì gắn với mối tình tinh khôi của đôi ta sẽ luôn vĩnh hằng. Giờ đây, hình bóng "em" đã hóa thân vào bóng tràm, lá tràm và hương tràm, biến thành loài cây mãi tươi tốt, xanh tươi và nảy nở theo thời gian. Để rồi, mỗi lần nhìn thấy cây tràm, "anh" lại nghĩ đến "em" và kỉ niệm đôi ta. Như vậy, tình yêu giữa "anh" và "em" là bất tử, không gì chia cắt.
Bằng hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc; ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc, nhà thơ Hoài Vũ đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên có hương tràm là hình ảnh trung tâm. Thông qua đó, khéo léo bộc lộ tình cảm nhớ thương sâu sắc của nhân vật trữ tình. Ngoài ra, việc sử dụng thành công biện pháp điệp ngữ "dù", "anh vẫn" cũng góp phần diễn tả cảm xúc, tâm trạng ở người "anh".
Với bốn khổ thơ ngắn gọn, "Đi trong hương tràm" dễ dàng đi sâu vào tâm trí nhiều độc giả. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được cái dư vị sâu lắng của một tình yêu dang dở, của một mối tình không trọn vẹn. Mong rằng, những vần thơ da diết trong tác phẩm sẽ luôn tỏa sáng rực rỡ theo dòng chảy thời gian.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án 2024
Phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo siêu hay
Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh chị những cảm xúc gì?
Tóm tắt Ngày cuối cùng của chiến tranh siêu hay
Viết đoạn văn nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn liền với hình ảnh quê hương đất nước
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2024 có đáp án (12 đề)
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo siêu hay
Phân tích nhân vật mẹ Lê
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Soạn bài Hê ra clet đi tìm táo vàng lớp 10
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây Cánh Diều
- Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Cánh Diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ các tác phẩm văn học lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục bài Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn nói lên suy nghĩ tình cảm của Đỗ Phủ đối với quê hương
- Cảnh thu trong hai câu đề và câu thực của bài Thu hứng có gì đặc biệt?
- Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành đoạn văn miêu tả
- Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
- Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
- Soạn Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 lớp 10 tập 1 Cánh Diều
- Soạn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh Diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
- Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
- Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
- Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
- Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước Cánh Diều
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
- Phân tích Mùa hoa mận lớp 10
- Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 79 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
- Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 tập 2 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá Phép mầu kì diệu của văn học
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Ngữ văn 10 Cánh Diều
Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10
Phân tích đánh giá ý nghĩa câu chuyện được kể trong Hồi trống Cổ thành
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian lớp 10
Những sự kiện chính trong văn bản Kiêu binh nổi loạn