Đọc hiểu Chốn quê (3 đề)
Chốn quê đọc hiểu
Đọc hiểu Chốn quê - Chốn quê của Nguyễn Khuyến đã tố cáo hiện thực cuộc sống khốn khó của người nông dân Việt Nam dưới thời kì thực dân cầm quyền. Bài thơ là nỗi lòng của ông về cuộc sống khốn khổ trăm bề của người dân. Ông thương cảm, xót xa cho những cảnh bất hạnh quần quật quanh năm mà đói khổ. Bằng những lời văn hóm hỉnh, tác giả đã thể hiện sự bất mãn hiện thực một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn sâu cay. Hoatieu.vn xin chia sẻ một số câu hỏi đọc hiểu bài thơ Chốn quê giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm, mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Chốn quê của Nguyễn Khuyến là một bài thơ mang sắc thái rất riêng khi viết về đề tài cuộc sống khốn khó của người nông dân trước cách mạng tháng. Sự khốn khó, đói nghèo của người dân được tác giả miêu tả một cách chân thực, nhẹ nhàng nhưng vẫn vô cùng thâm thúy. Với những lời thơ giản dị quen thuộc, bài thơ đã mở ra một không khí của chốn làng quê, tuy đói nghèo nhưng vẫn không túng quẫn.
Đọc hiểu bài thơ Chốn quê - Nguyễn Khuyến
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản:
Chốn quê
Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
Tần tiện thế mà không khá nhỉ?
Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho.
(Thơ Nôm Đường luật, NXB Giáo dục, 1997)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép đối trong hai dòng thơ in đậm.
Câu 4. Nhận xét về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến dành cho người nông dân.
Trả lời
1 | Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng Thất ngôn bát cú Đường luật: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời thể thơ Đường luật: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời thể thơ Đường không cho điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời không cho điểm. |
2 | Hai dòng thơ diễn tả hiện thực cuộc sống của người nông dân dưới thời quan Tây: mất mùa, đói khổ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh có cách diễn dạt tương đương đạt điểm tối đa. |
3 | - Biện pháp tu từ đối: Phần thuế quan Tây/phần trả nợ, Nửa công đứa ở/nửa thuê bò - Tác dụng + Nhấn mạnh những khó khăn, nỗi khổ cực, vất vả của người nông dân phải đối mặt như tô thuế, công nợ. + Giúp cho câu thơ cân xứng, tăng hiệu quả diễn đạt. Hướng dẫn chấm: - Học sinh có cách diễn dạt tương đương đạt điểm tối đa |
4 | Tấm lòng nhà thơ với người nông dân: - Đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với những người dân trong xã hội cũ. - Bất bình với xã hội gây ra cuộc sống đói nghèo, khổ cực của họ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng mỗi ý được: 0,25 điểm - HS trả lời các nội dung bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. |
Đọc hiểu văn bản Chốn quê - đề 1
CHỐN QUÊ (Nguyễn Khuyến)
Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,
Bao giờ cho biết khỏi đường lo?
(Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Những khó khăn của người nông dân được tác giả nói đến trong văn bản?
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả sử dụng trong đoạn văn bản sau mấy năm làm ruộng vẫn chân thua chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa phần thuế quan tây, phần trả nợ, nửa công đứa ở, nửa thuê bò
Câu 4. Hãy cho biết nỗi niềm của tác giả thể hiện qua văn bản?
Trả lời
Câu 1: Thể thơ: 7 chữ
Câu 2: Những khó khăn của người dân: Mất mùa, Thuế cao, Không đủ ăn
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng:
Điệp ngữ: "Phần..."; "mất"
Hiệu quả: Nhấn mạnh những khó khăn, vất vả của những người dân luôn bị áp bức bởi tô thuế.
Câu 4: Qua đó cho ta thấy sự đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với nhữn người dân tội nghiệp đó. Đồng thời đó cũng là tiếng lòng cất lên lên án xã hôi phong kiến bất công luôn chà đạp lên quyền sống con người.
Đọc hiểu văn bản Chốn quê - đề 2
Đọc bài thơ
CHỐN QUÊ (Nguyễn Khuyến)
Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.
Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,
Bao giờ cho biết khỏi đường lo?
(Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Hình ảnh người nông dân hiện lên qua từ ngữ và hình ảnh nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:
Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
Câu 4. Trình bày nội dung của bài thơ.
Trả lời
1, Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật.
2, Hình ảnh người nông dân được hiện lên qua từ ngữ và hình ảnh: làm ruộng, chân thua, thuế quan Tây, trả nợ, nửa công đứa ở, nửa thuê bò, sớm trưa dưa muối, chợ búa trầu chè chẳng dám mua, cần kiệm, không khá, đường lo
3,
Hai câu thơ này diễn tả những khó khăn, vất vả mà người nông dân phải đối mặt trong những năm tháng làm lụng. Dù cho có làm ruộng mà họ vẫn nghèo túng, chẳng ăn thua, lại còn phải đối mặt với mất mùa, đói kém.
4,
Nội dung của bài thơ là sự cực nhọc, vất vả, lo toan bộn bè, đói kém của người nông dân quanh năm làm lụng vất vả cũng như sự đồng cảm của tác giả đối với người dân.
Đọc hiểu văn bản Chốn quê - đề 3
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Bài thơ trên được viết dưới thể thơ nào?
Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của hai câu: " Năm nay cày cấy vẫn chân thua/ Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa"?
Câu 3: Biện pháp tu từ trong hai câu: " Phần thuế quan Tây, phần trả nợ/ Nửa công đứa ở, nửa thuê bò." là gì?
Câu 4: Bốn câu đầu bài thơ thể hiện điều gì?
Câu 5: Nhân vật chữ tình đang tả về sự vật, sự việc gì?
Câu 6: Hình ảnh thơ trong bài có đặc điểm nổi bật nào?
Câu 7: Ý nghĩa của hai câu: " Sớm trưa dưa muối cho qua bữa/ Chợ búa trầu cau chẳng dám mua." là gì?
Câu 8: Những hình ảnh nào trong bài thơ gắn liền với hình tượng "người nông dân nghèo khó"?
Câu 9: Cảm nhận của anh/chị về hai câu: "Cần kiệm thế mà không khá nhỉ, / Bao giờ cho biết khỏi đường lo?"
Trả lời
Đáp án tham khảo:
Câu 1: A. Thất ngôn bát cú Đường Luật
Câu 2: C. Cho thấy sự khắc nghiệt của ông trời, khiến người nông dân bị mất mùa, nghèo đói, khốn khổ.
Câu 3: C. Phép đối
Phép đối giữa "Phần thuế quan Tây" và "phần trả nợ", "Nửa công đứa ở" đối với "nửa thuê bò". Phép đối nhằm nhấn mạnh những khó khăn, nỗi khổ cực, vất vả của người nông dân phải đối mặt như tô thuế, công nợ.
Câu 4: C. Cả hai ý trên đều đúng.
Hai câu đầu của bài thơ là nói về cuộc sống mất mùa, đói khổ của người dân. Hai câu tiếp theo nêu lên cuộc sống cơ cực, đầy gánh nặng về tô thuế, nợ nần của người nông dân.
Câu 5: Cảm xúc đau lòng về cuộc sống khốn khó của người nông dân.
Câu 6: Chân thật, sống động
Câu 7: Hai câu thơ cho thấy cuộc sống tù túng, ăn bữa nay lo bữa mai của người dân. Một bửa cơm bình thường lại chẳng đủ đầy, chỉ dùng dưa dùng muối ăn cho qua bữa, đừng nói đến đi chợ mua đồ, mua trầu cau. Cuộc sống cơ cực đến mức nhường như chuyện ăn uống đối với người dân chỉ là để qua bữa, để có thể tồn tại mà thôi.
Câu 8: Hình ảnh người nông dân: Làm ruộng nhưng mất mùa, lận đận vì thuế quan, vì nợ nần, miếng ăn không có, chẳng màn chuyện trầu cau.
Câu 9: Hai câu thơ như thể lời than vãn, trách móc của người nông dân vì bao năm cố gắng làm ruộng, tằn tiện tiết kiệm nhưng chẳng có dư, đến bữa ăn còn lo chưa xong. Nhưng thật chất, nó như một tiếng than vãn đầy máu và nước mất của những người nông dân sống dưới trời "quan Tây". Tô thuế nợ nần bủa vây, họ chỉ biết gào lên mà hỏi trời, biết đến năm nào tháng nào thì mới không cần lo cho cuộc sống lận đận, chăm từng bữa ăn, không dư chút nào nữa.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích đánh giá tác phẩm Nữ thần mặt trời và mặt trăng (ngắn gọn có dàn ý)
Phân tích bài thơ Nắng đã hanh rồi
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh Diều có đáp án
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
Top 5 bài Phân tích Thu hứng lớp 10 siêu hay
Đọc hiểu văn bản Thần mưa (5 đề) có đáp án chi tiết
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10 (5 mẫu)
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 (7 mẫu)
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Huế NguyễnThích · Phản hồi · 1 · 06/08/23
Gợi ý cho bạn
-
Top 3 bài Phân tích nhân vật Hê ra clét
-
Viết đoạn văn phân tích một chi tiết mà em thấy ấn tượng nhất trong truyện Nữ Oa
-
Viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng kháng sinh (4 mẫu)
-
Suy nghĩ về những tấm gương vượt lên số phận của chính mình lớp 10
-
Viết bài luận thuyết phục ban tổ chức của lễ hội hoặc ban quản lí di tích chấp nhận mong muốn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(5 mẫu) Phân tích bài Thơ tình người lính biển
-
Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
-
Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học
-
Đọc hiểu Lá đỏ
-
Đọc hiểu Chốn quê (3 đề)
-
Cảm nhận của em về đoạn thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa
-
Phân tích Gương báu khuyên răn hay nhất
-
Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá nội dung bài Đợi mưa trên đảo sinh tồn
-
Phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo siêu hay
-
Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
-
Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ Đất nước là gì?
-
Mùa hoa mận đọc hiểu có đáp án

Bài viết hay Ngữ văn 10 Cánh Diều
Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 10 Cánh Diều
Viết bài luận thuyết phục ban tổ chức của lễ hội hoặc ban quản lí di tích chấp nhận mong muốn
Viết bài văn nghị luận để thuyết phục một người cần nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn
Hãy thuyết trình về lễ hội Đền Hùng hoặc lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận)
Phân tích vẻ đẹp trang nam nhi thời Trần qua 2 câu đầu Tỏ lòng lớp 10