Hãy thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống lớp 10

Hãy thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống. Đây là nội dung đề số 1 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 bộ Cánh Diều phần thực hành bài Nói và nghe - Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa. Sau đây là mẫu dàn ý thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống kèm theo các bài văn mẫu thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống lớp 10 hay và chi tiết sẽ giúp các em hoàn thành tốt phần Thực hành trang 114 SGK văn 10 Cánh Diều.

1. Dàn ý thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống

Dàn ý thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống

2. Thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống ngắn gọn

Hòa chung với không gian lễ hội mùa xuân trên cả nước. Lễ hội đền Gióng cũng là một trong những lễ hội được người dân Hà Nội mong chờ nhất trong năm. Đây là là dịp để người dân khắp nơi bày tỏ lòng thành kính với Thánh Gióng – một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam.

Quần thể khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.

Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Hội Gióng đền Sóc Sơn là một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của nhiều làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị từ rất sớm. Ngay từ khoảng 2-3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã bắt đầu rục rịch các công việc chuẩn bị.

Mở đầu lễ hội, cây giò hoa tre được rước vào đền Thượng và thực hiện nghi lễ tiến. Sau khi làm lễ xong, giò hoa tre được rước xuống đền Trình. Tại đây diễn ra trò cướp lộc với mong muốn được nhiều may mắn trong năm cho mỗi người dự lễ.

Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết). Một trong những tục độc đáo của lễ hội đền Sóc là tục chém tướng của thôn Yên Tàng, gồm có phần rước đồng thời diễn tả lại việc Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời.

Có thể nói, hội Gióng không chỉ đơn thuần là lễ hội truyền thống mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Lễ hội tái hiện sinh động trận đấu hùng tráng giữa Thánh Gióng và giặc Ân, đồng thời tôn vinh lòng dũng cảm và ý chí kiên định của nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến giữ nước. Thông qua lễ hội, người dân cũng thể hiện lòng biết ơn theo đạo lý uống nước nhớ nguồn và nâng cao nhận thức về tinh thần bảo vệ Tổ quốc.

3. Thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống - Cổ Loa

Nơi em đang sống hiện nay là huyện Đông Anh xinh đẹp với di tích thành Cổ Loa nổi tiếng đã trở thành địa điểm tham quan du lịch đặc biệt cho du khách có dịp ghé thăm Đông Anh.

Cô và các bạn thân mến, Thành Cổ Loa là một trong những địa chỉ văn hóa không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội. Thành được xây dựng dưới thời An Dương Vương. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dù thành Cổ Loa đã chịu không ít tác động của thời gian cũng như con người nhưng những giá trị của nó vẫn nguyên vẹn.

Để tưởng nhớ công ơn vua Hùng và những người có công với đất nước, vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, người dân vùng Bát Xã đều cùng nhau tổ chức Lễ hội Cổ Loa. Lễ hội được chia thành hai phần chính bao gồm phần lễ và phần hội.

Phần lễ lại được chia thành lễ rước kiệu vào đền An Dương Vương và lễ rước thần. Cả hai nghi lễ đều được tổ chức vào sáng sớm mùng 6 tháng Giêng. Trong lễ rước kiệu vào đền An Dương Vương, dân làng làm cuộc tế xong mới tiến hành dâng lễ lên ban thờ An Dương Vương.

Phần lễ rước thần được coi là hoạt động đáng để chờ đợi nhất của Lễ hội Đền Cổ Loa. Tại lễ này, các thanh niên trai tráng trong làng mặc áo đỏ, đầu quấn khăn cùng màu khiêng long đình có bài vị của nhà vua.

Kết thúc phần lễ, người dân và khách du lịch sẽ được đắm chìm trong không gian nghệ thuật của các tiết mục biểu diễn. Đó có thể là khúc hát du dương, chan chứa tâm tình của làn điệu quan họ hay sự biến hóa khôn lường, tài tình của các nghệ nhân múa rối nước. Ngoài ra, còn vô số các trò chơi dân gian nổi bật như trò chơi cờ người, đấu vật, bắn nỏ,...

Có thể nói, Lễ hội Cổ Loa không chỉ mang đến không khí, tươi vui nhộn nhịp của mùa xuân mà còn là dịp để thế hệ mai sau tri ân, tưởng nhớ những người có công với đất nước, thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Lễ hội Cổ Loa sẽ luôn là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc! Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

4. Thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống - lễ hội Chùa Hương

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội ( Thuộc tỉnh Hà Tây cũ).

Lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng, khai hội vào ngày mùng 6 tháng giêng. Phần quan trọng nhất vào tập trung nhiều nhất của hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội bao gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Mỗi phần đều mang những nét đặc sắc riêng, đều gợi cho con người ta cảm giác đúng nghĩa về sự linh thiêng nơi đất Phật.

Khác nơi những địa điểm khác, phần lễ được thực hiện khá đơn giản, bao gồm cả phần chuẩn bị. Không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn bằng mùi hương khói nghi ngút khắp tất cả đền, chùa, đình, miếu trước một ngày diễn ra lễ hội.

Trong ngày lễ hội, có phần lễ dâng hương trong các chùa, kèm theo một vài phần rất đặc sắc mà chỉ ở nơi đây mới xuất hiện. Khi cúng, có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Họ múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Ngoài ra, lễ cũng rất đơn giản, chỉ cần tùy tâm: Hương, hoa, đèn, nến, hoa quả, thức ăn chay,....

Thêm một điều đặc biệt nữa về phần lễ chùa Hương khi nơi đây nghiêng về chút “thiền”. Dù vậy thì ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo: bà chúa Thượng Ngổn (Đền Cửa Vòng), ngũ hổ và tín thần (Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả, đình Quân),... Tất cả hòa quyện với đất trời thiên nhiên mang lại cảm giác tâm linh và vô cùng thanh tịnh cho người tham quan.

Tuy đơn giản nhưng ta lại thấy được toàn bộ những nét đặc trưng trong tôn giáo ở Việt Nam. Ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo của Khổng Tử, Đạo Phật hay sùng bái tự nhiên. Tính chất tôn giáo ấy không hề cao xa vời vợi mà thậm chí vô cùng gần gũi khi gắn với tình yêu nam nữ, sự gắn kết cộng đồng,...

Từ phần lễ, chắc những ai may mắn được trải qua chắc đều thấu hiểu cảm giác khi cả tâm hồn và thể xác đều được đắm chìm vào sự hòa quyện tâm linh. Từng nhành cây, ngọn cỏ, những mái đình, ngôi chùa và cả mùi hương thoang thoảng, gây cũng chính là nơi Bồ Tát đã chọn tĩnh tâm tu dưỡng hay sao?

Đối với các làng, người ta cũng tổ chức lễ rước thần từ đền ra đình trong những ngày này. Bao đời nay vẫn vậy, ông già bà cả của làng thành tâm tiễn thần, theo sau là trai thanh gái lịch phù kiêu và dàn nhạc bát âm kế cạnh.

Phần này cũng được chia làm hai việc chính: Rước lễ và rước văn. Lễ là vậy. còn văn sẽ được “rước” khi người làng dinh kiệu tới nhà soạn văn tế, thường là các ông cụ cao tuổi. Trong khi bản văn tế ấy được trịnh trọng đọc, các bô lão của làng sẽ theo hướng dẫn mà làm lễ tế rước các vị thần.

Lễ hội này không dành riêng cho ai cả, ai ai cũng sẽ thấy được sự hoan hỉ phần mình, từ là các thanh niên trẻ trung trai tráng cho đến các bậc cao niên và phụ lão. Bao trùm lên bâu không khí sự nồng nhiệt, thành kính và đôi chút chú trang nghiêm.

Phần tiếp theo cũng quan trọng không kém chính là “hội”. Ta sẽ thấy đoàn người đi “hội” trải dài ở khắp nơi. Những triền núi cao, núi thấp cho đến cả những rừng cây, rừng hoa mơ phủ trắng,..đâu đâu cũng thấy bóng dáng người. Hương Sơn cả năm chắc cũng chỉ có dịp này mới thấy đông đúc đến vậy. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ.

Người lạ muôn phương những tưởng sẽ lạnh lùng lướt qua nhau, thế nhưng ở nơi đất Phật này, có lẽ con người cũng trở nên hiền hòa, tràn ngập niềm tin và yêu thương nhau hơn. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng, đằm thắm và ấm áp…

Tấp nập như những người tham gia trẩy hội, những con thuyền ở đây cũng được dịp ra vào náo nhiệt, có khi lên tới hàng trăm chiếc. Thử tưởng tượng xem, làm sao có thể nói lên được hết nỗi vui thích khi được ngồi trên sông thưởng ngoạn vãng cảnh nơi non tiên cõi Phật.

Trẩy hội chùa Hương là một lựa chọn tuyệt vời khi muốn giải tỏa mong ước được hòa hợp giữa giấc mơ và hiện thực. Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa thực là nền tảng, mơ là uất vọng . Nó xây dựng trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

5. Thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống - vịnh Hạ Long

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn được UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái tử long và Vịnh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 3.982
0 Bình luận
Sắp xếp theo