Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10 hay nhất

Thị Mầu lên chùa là một đoạn trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính. Đoạn trích Thị Mầu lên chùa đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Cánh Diều trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu soạn bài Thị mầu lên chùa Cánh Diều để các em nắm được cách trả lời câu hỏi trang 79 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Soạn bài Thị Mầu lên chùa Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Soạn bài Thị Mầu lên chùa

Chuẩn bị bài Thị Mầu lên chùa

Hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh gợi cho em ấn tượng như thế nào?

Bức ảnh trong sách giáo khoa đã miêu tả vẻ ngoại hình của thị Mầu trong vở chèo: Giữa một không gian linh thiêng và thanh tịnh của nhà chùa, bỗng bất ngờ xuất hiện một Thị Mầu ngồn ngộn vẻ “phàm trần” trong sắc màu lộng lẫy. Những tà áo dài màu cánh sen cùng với yếm thắm, khăn xanh rực rỡ tung bay, uốn lượn trong những vòng múa khoáng đạt và cuồng nhiệt – tượng trưng cho sự khát khao yêu đương mãnh liệt, sự say đắm, đam mê cháy bỏng của một con người căng tràn nhựa sống.

Đọc hiểu Thị Mầu lên chùa

1. Chú ý ngôn ngữ, hành động của các nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.

Gợi ý

- Chỉ dẫn sân khấu:

(Thị Mầu: ra nói; đế; hát; xưng danh; đế; đế; đế; đê; hát ghẹo tiểu; nói; Tiểu Kính bỏ chạy; nấp; xông ra, nắm tay tiểu kính; Tiểu Kính bỏ chạy; đế; hát; hạ Tiểu Kính: tụng kinh; ra, nói)

- Hành động của Thị Mầu: xông ra nắm tay chú tiểu

- Ngôn ngữ thể hiện Thị Mầu: lẳng lơ, ghẹo chú tiểu. Thị mầu ghẹo tiểu được diễn tả bằng chính hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”

- Ngôn ngữ, hành động của Tiểu Kính: Giữ khoảng cách, tìm cách từ chối, lẩn tránh, lúc nào cũng tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”

→ Hai thái cực âm nhạc đối nhau, hai tâm trạng khác nhau, hai nỗi niềm khác nhau tạo nên một màn trò độc đáo.

2. Thị Mầu lên chùa có gì khác với lệ thường. Chú ý các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu.

Gợi ý

- Thị Mầu lên chùa không quan tâm đến việc vào lễ Phật mà để được gặp và tỏ tình với tiểu Kính.

- Các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu là: mười ba, mười bốn, mười lăm.

3. Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?

- Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin “chưa chồng”

4. Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không? Chú ý hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu?

- Thị Mầu không quan tâm đến việc vào lễ Phật.

- Hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu được thể hiện qua câu:

“Người đâu ở chùa này

Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Ấy mấy thầy tiểu ơi”

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua”.

5. Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?

Gợi ý

Lối nói ví von so sánh thể hiện khát khao yêu đương của Thị Mầu.

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua”

→ Việc Thị Mầu ví mình như gái rở, ví tiểu Kính như táo rụng sân đình thì hình ảnh vừa thật vừa rõ nét mà vừa dễ hiểu cho người xem.

6. Những câu hát trong phần này đều tập trung thể hiện điều gì?

- Câu “Trúc xinh [...] chẳng xinh!” có gì khác với ca dao?

Gợi ý

Nỗi lòng, khát khao hạnh phúc của Thị Mầu nhưng lại bị chú tiểu ngó lơ được thể hiện rõ trong câu hát mang đậm màu sắc ca dao:

+ Ca dao là: “Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”

=> Ở trong câu ca dao người phụ nữ đứng một mình, dù đứng ở đâu, góc độ nào vẫn xinh; còn trong vở chèo Thị Mầu thì nó được biến tấu đi, nhằm ghẹo chú tiểu, ẩn ý người phụ nữ xinh đẹp cần phải có đôi có cặp mới xinh, còn đứng một mình sẽ không xinh.

7. Đoạn trích có những chỉ dẫn sân khấu nào/ Tác dụng của các chỉ dẫn đó với người đọc là gì?

Gợi ý

- Chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, đánh số.

- Tác dụng: Giúp người đọc hiểu đựơc nghĩa của các từ mới, giúp người đọc hiểu được cách thức, cũng như trình tự trình diễn của các nhân vật, từ đó theo dõi và hiểu được nội dung toàn bộ vở chèo.

Sau khi đọc 

Câu 1 trang 79 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều

Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng của Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

Gợi ý

Những ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu:

- Lời nói: Khen ngợi và không ngại trêu ghẹo và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian.

- Hành động: đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính.

Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu là:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

Bởi lời tỏ tình ấy chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.

Câu 2 trang 79 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều

Qua ngôn ngữ và hành động của Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Gợi ý

=> Thị Kính hiện lên trong đoạn trích là người một lòng hướng về Phật, giữ đúng phép tắc của kẻ tu hành.

Câu 3 trang 79 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều

Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:

Tiếng đếLời đáp của Thị Mầu

- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi!

- Có ai như mày không?

- Dơ lắm! Mầu ơi!

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.

- Kệ tao.

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!

Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thi Mầu không? Vì sao?

Gợi ý

Em hoàn toàn đồng tình với cánh đánh giá trên của tác giả dân gian.

Bởi vì ngay từ đâu Thị Mầu đã được xây dụng là người con gái lẳng lơ, không phải là người con gái theo quan niệm “tam tòng tứ đức” của thời xưa vậy nên qua lời đề thì những cái dở, cái xấu của Mầu được bộc lộ rõ ràng hơn. Cái mù quáng của Thị Mầu là ở chỗ cô không nhận biết – đối tượng của mình-Thầy Tiểu mà cô mê thực ra là Thị Kính giả trai.

Những lời đế ấy không chỉ giúp Mầu thể hiện rõ bản thân của mình mà còn khiến giá trị của những yếu tố trong vở chèo dân gian là cách dùng gậy ông lại đập lưng ông mà văn học dân gian rất thiện nghệ để phê phán, hơn nữa, bóc trần cái đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến.

Câu 4 trang 79 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều

Theo em nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.

Gợi ý

Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ tuy có chút lẳng lơ, háo sắc nhưng có phẩm chất chung của người phụ nữ, đó là luôn khát khao hạnh phúc, khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng.

Câu 5 trang 79 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều

Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Gợi ý

- Thị Mầu, Lẳng lơ Thị Mầu, Cãi,... (Trong tập Cưới thơ của Hoàn Nguyễn)

- Thị Màu (Anh Ngọc)

- Này em Thị Mầu (Ngân Vịnh)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.529
0 Bình luận
Sắp xếp theo