Phân tích đánh giá ý nghĩa câu chuyện được kể trong Hồi trống Cổ thành

Phân tích đánh giá ý nghĩa câu chuyện trong Hồi trống Cổ Thành

Phân tích và đánh giá ý nghĩa của câu chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ Thành. Đây là nội dung câu hỏi số 3 trong phần Trả lời câu hỏi cuối bài Hồi trống Cổ thành trang 54 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2 bộ Cánh Diều. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số gợi ý giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi phân tích đánh giá ý nghĩa câu truyện trong văn bản Hồi trống Cổ thành.

Câu 3 trang 54 SGK văn 10 Cánh Diều tập 2

Gợi ý 1

Tác giả tả bằng ba câu ngắn gọn, hàm súc: “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng tay đánh trống. Chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.”

- Tạo không khí chiến trận cho hồi kể.

- “Hồi trống” là chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa:

+ Hồi trống thách thức: Đây là hồi trống để thử thách lòng trung thành của Quan Công, thử thách tài năng của Quan Công. Hồi trống vang lên cũng có nghĩa là Quan Công phải lao vào một cuộc chiến đối mặt với kẻ thù, đối mặt với hiểm nguy và cái chết. Tiếng trống giục giã như hối thúc nhân vật hành động.

+ Hồi trống giải oan: Quan Công đã không ngần ngại chấp nhận lời thách thức của Trương Phi để khẳng định lòng trung thành của mình. Bản thân sự dũng cảm đó đã thể hiện được tấm lòng Quan Công. Hơn thế nữa, ngay khi chưa dứt một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất, và những tiếng trống tiếp theo đó chính là để minh oan cho Quan Công.

+ Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc ba hồi trống, Quan Công giết tướng giặc, mọi nghi ngờ được hóa giải, và đó là lúc mà các anh hùng đoàn tụ. Hồi trống còn có ý nghĩa như là sự ngợi ca tình nghĩa huynh đệ, ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng. Tiếng trống lúc này không còn thúc giục, căng thẳng, vội vã mà tiếng trống như reo vui chúc mừng cuộc hội ngộ của ba anh em.

+ Biểu dương tinh thần cương trực của Trương Phi, lòng trung nghĩa của Quan Công.

+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu – Quan – Trương.

→ Hồi trống Cổ Thành chính là linh hồn, kết tinh mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Gợi ý 2

- Phân tích:

+ Là câu chuyện về sự hiểu lầm và hóa giải sự hiểu lầm xảy ra giữa hai anh em kết nghĩa huynh đệ Quan Công – Trương Phi.

+ Ba anh em Lư – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào, tình cảm huynh đệ sâu sắc.

+ Trương Phi thấy Quan Công hàng Tào cho là bội nghĩa, lại thấy quân mã của tào kéo đến khiến sự hiểu lầm, nghi ngờ thêm trầm trọng.

+ Quan Công chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống hóa giải nghi ngờ nơi Trương Phi.

+ Đánh giá: Câu chuyện ca ngợi tình nghĩa huynh đệ thủy chung sâu sắc, chân thành của ba anh em Lưu – Quan – Trương.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.035
0 Bình luận
Sắp xếp theo