(Cực hay) Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc

Gió thanh lay động cành cô trúc là một tác phẩm nghị luận văn học của tác giả Chu Văn Sơn  phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc đã được đưa vào phần văn bản nghị luận trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều. Sau đây là mẫu soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc trang 96, mời các bạn cùng tham khảo.

Gió thanh lay động cành cô trúc là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến của nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn. Với nghệ thuật nghị luật chặt chẽ, thuyết phục, tác giả đã đưa người đọc cùng cảm nhận bức tranh mùa thu thư thái trong tác phẩm Thu vịnh.

Gió thanh lay động cành cô trúc tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Chu Văn Sơn (1962 - 2019)

- Quê quán: Thanh Hóa

- Phong cách nghệ thuật: Không mang nặng chất hàn lâm, phóng khoáng, cởi mở, giọng văn êm dịu, ngôn ngữ lịch lãm.

- Tác phẩm chính: Hàn Mặc Tử, văn chương và dư luận; ba đỉnh cao thơ mới; Tự tình cùng cái đẹp

2. Văn bản

a. Thể loại: Nghị luận văn học

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ tập “Thơ, điệu hồn và cấu trúc” xuất bản năm 2007

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

d. Nhan đề:

- Gió thanh lay động cành cô trúc – nói về bóng dáng cây cô trúc ẩn trong thế giới thi ca của Nguyễn Khuyến.

- Hình ảnh thể hiện khí tiết của cây trúc, luôn biết giữ mình thanh cao.

e. Bố cục:

- Phần 1: đoạn 1: Giới thiệu cái “thần” của mùa thu trong thơ ca (cụ thể bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến)

- Phần 2: còn lại: Cảm nhận bài Thu Vịnh để thấy thần thái trời thu.

Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc ngắn nhất

1. Nội dung văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc

Nội dung văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc

2. Đọc hiểu Gió thanh lay động cành cô trúc

Câu 1. Dự đoán xem tác giả muốn nhắc đến chùm thơ nào?

Theo em, tác giả đang muốn nhắc đến chùm thơ về mùa thu.

Câu 2. Ở phần 2, tác giả đã nêu và muốn chứng minh với người đọc điều gì?

Ngay từ hai câu đề, tác giả đã ghi ngay được cái thần thái của mùa thu.

- Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm một màu; mấy từng cao là tưởng như bầu trời có nhiều lớp, nhiều tầng.

Câu 3. Xác định những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3.

Những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3 là:

- “tóm đúng cái thần thái của trời thu”

- “Với hai sắc độ, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến đã lan tỏa một gam xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng, điều mà Xuân Diệu gọi là “những điệu xanh”.

- “khung cửa ấy thật sự ăn nhập với cái vể thưa thoáng, phong quang và êm đềm vốn là ý vị riêng của mùa thu”.

Câu 4. Hãy chỉ ra từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4.

Từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4 là: hư huyền, bâng khuâng, lặng lẽ, u hoài, phân định, huyền hồ, mênh mông, thảng thốt, tĩnh lặng, xa vắng, đánh động, thẳm sâu, thanh vắng, tình nồng.

Câu 5. Những từ ngữ nào có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó?

Những từ ngữ có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó là: cuối cùng, tất cả, và.

Trả lời câu hỏi trang 100 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Câu 1 trang 100 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Hãy chỉ ra các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc và trình tự sắp xếp chúng.

- Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc:

+ Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá.

+ Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

+ Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất.

+ Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận.

+ Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng.

- Nhận xét về trình tự sắp xếp: Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân tích theo thứ tự các câu thơ của bài.

Câu 2 trang 100 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Em hiểu nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc thế nào? Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản ra sao? Hãy tìm những câu văn cho thấy sự triển khai ý này trong mỗi phần.

- Theo em, nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc nghĩa là Nguyễn Khuyến đã dùng những mĩ cảm tinh tế để nhận biết những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc.

- Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản qua từng câu văn, từng đoạn văn phân tích như sau:

+ Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết.

+ Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng?

+ Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn “vườn Bùi” như một cây cô trúc thanh cao hay sao?

Câu 3 trang 100 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận nào? Hãy chỉ ra các thao tác ấy và phân tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể.

- Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận như: phân tích, chứng minh.

- Cụ thể trong đoạn 2:

+ Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

+ Thao tác phân tích (Đưa ra, phân tích các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm trên): Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, tác giả đã viết: “Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả....”

Câu 4 trang 100 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Ở đoạn văn cuối ("Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?"), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết?

- Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu hỏi tu từ.

- Tác dụng: khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc, đồng thời tăng sự bộc lộ cảm xúc trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết.

Câu 5 trang 100 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn bản: “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu"?

Đoạn văn trên cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức về điện ảnh: “nếu phông nền gợi những khoảng xa của hậu cảnh”, kĩ năng phân tích văn học: “hiện ra một tiên cảnh”, “nét cong mềm mại thật hợp điệu thu”, … vào việc đọc hiểu.

Câu 6 trang 100 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Liên hệ với bài Thu điếu đã học ở Bài 6, em hãy đề xuất một luận điểm (1 hoặc 2 câu) nêu rõ được tâm hồn và tài nghệ của Nguyễn Khuyến qua chùm thơ thu.

Trả lời

Qua chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, ta thấy ông là một con người tài năng, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên tha thiết. Với cách dùng từ độc đáo, Nguyễn Khuyến đã thành công tái hiện khung cảnh đất trời thanh bình, yên ả khi ngồi câu cá trong “Thu điếu”. Nhà thơ cũng vẽ nên một bức tranh thu cao rộng, trong trẻo, gửi gắm tình cảm của bản thân với thế thái nhân tình trong “Thu vịnh”. Qua đó, ta cảm nhận được tâm hồn gắn bó khăng khít của Nguyễn Khuyến với thiên nhiên, cuộc sống.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 10 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.228
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm