Đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi và hào khí Đông A trong bài Tỏ lòng (4 mẫu)
Viết một đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi và hào khí Đông A qua bài Tỏ Lòng
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) miêu tả hình ảnh "trang nam nhi" với "hào khí Đông A" (hào khí thời Trần) trong bài thơ Tỏ lòng. Đây là nội dung câu hỏi số 10 trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Cánh Diều phần Tự đánh giá sau khi đọc bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Sau đây là một số mẫu đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi và hào khí Đông A trong bài Tỏ lòng, mời các bạn cùng tham khảo.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
Câu 10 trang 61 SGK Văn 10 tập 1 Cánh Diều
Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi trong bài Tỏ lòng - mẫu 1
Trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão, hình ảnh "trang nam nhi" với hào khí Đông A được miêu tả với vẻ hùng dũng, oai nghiêm. Hình ảnh "trang nam nhi" được đặt trong không gian rộng lớn "non sông" và thời gian dài vô tận "chẵn mấy thu" với tư thế hiên ngang cầm ngọn giáo đã cho thấy tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước. Hình ảnh, tầm vóc của người tráng sĩ sánh ngang với núi, sông, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu". Mỗi trang nam tử là một người góp phần làm nên sức mạnh quân đội nhà Trần. Những tráng sĩ ấy được ví như loài dũng mãnh, khí thế át cả sao trời. Hình ảnh "trang nam nhi" thời Trần còn gắn liền với hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Người nam tử khi chưa trả xong nợ công danh sẽ cảm thấy thẹn khi nghe người đời kể chuyện Vũ Hầu. "Trang nam nhi" là hình ảnh biểu trưng cho quân đội và hào khí Đông A.
Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi trong bài Tỏ lòng - mẫu 2
Hình ảnh "trang nam nhi" trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ lão là hình ảnh biểu trưng cho hào khí Đông A dưới thời nhà Trần. Trang nam tử hiện lên vô cùng oai dũng với tư thế cầm ngang ngọn giáo "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu". Người tráng sĩ đã trấn giữ non sông vữa chẵn mấy thu cho thấy tinh thần chiến đấu luôn sục sôi, sẵn sàng bảo vệ đất nước ở mọi thời điểm. Sức mạnh của quân đội nhà Trần vì thế cũng được củng cố và nuôi dưỡng bởi những trang nam tử hào hùng. Người nam nhi tuy trẻ tuổi mà khí phách oai hùng tạo nên khí thế lấn át cả sao trời. Vẻ đẹp của "trang nam nhi" thời Trần còn hiện lên với hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh sẽ cảm thấy luống thẹn khi lắng tai nghe chuyện Vũ Hầu. Hình ảnh của "trang nam nhi" đã cho ta thấy được hào khí Đông A sục sôi dưới thời nhà Trần.
Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi trong bài Tỏ lòng - mẫu 3
Hình ảnh "trang nam nhi" với "hào khí Đông A" trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão hiện lên vô cùng oai phong, lẫm liệt. Hình ảnh người tráng sĩ được khắc họa với tư thế cầm ngang ngọn giáo thể hiện sự chủ động chiến đấu bảo vệ đất nước. Người tráng sĩ ấy đã trấn giữ non sông vừa chẵn mấy thu. Vẻ đẹp của người tráng sĩ được đặt trong không gian bao la với thời gian vô tận cho thấy sự quyết tâm chống lại kẻ thù. Mỗi "trang nam tử" là một mảnh ghép tạo nên sức mạnh của quân đội nhà Trần. Sức mạnh ấy được ví như loài mãnh hổ, khí thế át cả sao trên trời. Cũng có thể hiểu, người nam nhi tuy trẻ tuổi mà khí phách anh hùng. Hình ảnh trang nam nhi thời Trần không chỉ hiện lên với tư thế hiên ngang mà còn hiện lên với hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Trang nam tử cảm thấy trăn trở với món nợ công danh nên cảm thấy thẹn khi lắng tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh trang nam nhi trong bài Tỏ lòng - mẫu 4
“Trang nam nhi” mà Phạm Ngũ Lão nhắc đến chính là một thể hiện hào khí Đông A thời Trần. Bởi ông cũng là một người dưới thời Trần, thời mà khí thế hào hùng với những con người luôn sôi sục nhiệt huyết, chí lớn trên mọi phương diện đặc biệt trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc. Những con người oai hùng, hào sảng, phóng khoáng đó, mang trong mình dòng máu của trang nam nhi, luôn theo đuổi giấc mộng lập công danh, đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập và hòa bình của dân tộc. Đó là tấm lòng khi chưa làm gì được cho đất nước thì cảm thấy “thẹn”, làm được rồi thì mong muốn làm được nhiều hơn… Một tấm lòng tận trung, tận nghĩa không bao giờ dừng mang theo hào khí Đông A của cả một triều đại.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết đoạn văn với câu chủ đề: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác lớp 10
Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
Phân tích vẻ đẹp trang nam nhi thời Trần qua 2 câu đầu Tỏ lòng lớp 10
Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
Em hiểu thế nào về câu: Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu?
- Quãng Bạch TrọngThích · Phản hồi · 0 · 12/10/22
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Hê ra clet đi tìm táo vàng lớp 10
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây Cánh Diều
- Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Cánh Diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ các tác phẩm văn học lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục bài Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn nói lên suy nghĩ tình cảm của Đỗ Phủ đối với quê hương
- Cảnh thu trong hai câu đề và câu thực của bài Thu hứng có gì đặc biệt?
- Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành đoạn văn miêu tả
- Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
- Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
- Soạn Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 lớp 10 tập 1 Cánh Diều
- Soạn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh Diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
- Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
- Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
- Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
- Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước Cánh Diều
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
- Phân tích Mùa hoa mận lớp 10
- Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 79 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
- Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 tập 2 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá Phép mầu kì diệu của văn học
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều