Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
Viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc 1 di tích lịch sử
- Viết văn bản hướng dẫn du khách thăm quan lễ hội Đền Hùng
- Viết 1 văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử - mẫu 1
- Viết 1 văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử - mẫu 2
- Viết 1 văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử - mẫu 3
- Viết 1 văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử - mẫu 4
Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống là nội dung bài tập phần Thực hành trang 106 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ Cánh Diều bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng lớp 10. Sau đây là một số gợi ý giúp các em học sinh trả lời câu hỏi trên.
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 104 lớp 10 Cánh Diều tập 1
- Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận sách Cánh Diều
Viết văn bản hướng dẫn du khách thăm quan lễ hội Đền Hùng
Sự kiện lễ hội Đền Hùng là một trong những hoạt động văn hóa hướng về cội nguồn linh thiêng hàng năm. Năm nay, lễ hội đền Hùng sẽ bắt đầu từ ngày... đến ngày với nhiều hoạt động vô cùng ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, tri ân công đức tổ tiên và củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Để việc tham quan, trảy hội an toàn và ý nghĩa, du khách hãy cần biết những điều sau đây:
Phương tiện
Từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển đến Phú Thọ bằng phương tiện cá nhân, xe khách hoặc tàu hỏa.
Địa điểm tham quan
Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm 4 điểm tham quan chính là Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, Bảo tàng Hùng Vương và Đền thờ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Sau đó, du khách có thể tham quan không gian văn hóa hát Xoan Miếu Lái Lèn (Kim Đức, Việt Trì), đầm Ao Châu, núi Thắm, vườn quốc gia Xuân Sơn...
Dâng lễ
Ngoài 2 loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là bánh chưng và bánh dày, du khách cũng có thể dân hương hoa hay lễ mặn (xôi, gà). Một trong những điều quan trọng khi đi lễ chính là sự chân thành chứ không nằm ở lễ vật.
Trang phục
Chú ý lựa chọn trang phục kín đáo, nghiêm trang khi đi lễ và trang phục thoải mái để thuận tiện di chuyển.
Giữ gìn vệ sinh chung
Không hái hoa, bẻ cành, vứt rác bừa bãi ở nơi tâm linh.
Bảo quản đồ cá nhân
Giữ gìn đồ đạc, hành lí, ví tiền, điện thoại cẩn thận để tránh kẻ gian lấy cắp.
Lưu trú
Gần đền Hùng có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ từ cao cấp đến bình dân. Du khách cũng có thể chọn nghỉ ở trung tâm nếu tham quan TP. Việt Trì.
Ẩm thực đặc sản
TP. Việt Trì có khá nhiều quán ăn ngon để thưởng thức một số loại đặc sản Phú Thọ như: Bánh tai, thịt chua, bưởi Đoan Hùng, cá lăng, thịt dê Thanh Sơn, rau sắng, xôi nếp gà gáy...
BQL Khu di tích Đền Hùng
Viết 1 văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử - mẫu 1
Viết 1 văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử - mẫu 2
Nội quy tham quan di tích chùa Bổ Đà
Quý khách đến tham quan, dâng lễ tại chùa Bổ Đà phải thực hiện theo những quy định sau:
I. Những yêu cầu bắt buộc:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về việc giữ gìn, bảo vệ di tích. Không khắc tên, viết, vẽ lên các bờ tường, lăng mộ và thân cây. Không được tự ý hái hoa, vặt quả, trèo cây.
2. Trang phục cần gọn gàng, lịch sự. Không mặc quần áo ngắn, váy ngắn khi vào khu di tích.
3. Nghiêm cấm hành vi mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, độc hại vào khu di tích.
4. Không tự ý di chuyển đồ thờ cúng trong di tích.
5. Quý khách cần sắp lễ đầy đủ trước khi dâng lễ lên các ban thờ, không sắp lễ trong không gian thờ cúng.
6. Khi dâng lễ, quý khách cần đặt đúng các ban đã quy định. Sau khi dâng lễ xong, quý khách phải tự hạ lễ và trả lại đồ dùng đúng vị trí ban đầu.
7. Bỏ rác đúng nơi quy định, có ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan của khu di tích.
8. Không được tự ý bày bán, trao đổi hàng hóa trong khu di tích.
II. Những chỉ dẫn:
1. Quý khách đốt hương tại lư hương đặt trước cửa chùa Tự Ân, sau đó mới được mang vào bên trong chùa.
2. Khi công đức, quý khách cần tự tay bỏ tiền vào hòm, nhận phiếu tại bàn ghi công đức.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu quay dựng phim ảnh, video cần đến gặp Ban Quản lí khu di tích để được xác nhận và cho phép.
Ban Quản lí di tích chùa Bổ Đà
Viết 1 văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử - mẫu 3
Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.
Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.
Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền. Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gãy vòi tượng voi đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục dựng đền mới khang trang như ngày nay.
Sau đây là một số lưu ý khi vào đền:
Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.
Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.
Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …
Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.
Viết 1 văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử - mẫu 4
Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam, được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.
Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.
Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch những đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.
Sau đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội:
Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.
Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.
Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …
Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về bản án mà Huyện Trìa đưa ra
Đọc hiểu văn bản Thần mưa (4 đề) có đáp án chi tiết
Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
Đề thi cuối học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh Diều có đáp án
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya
Phân tích đánh giá tác phẩm Nữ thần mặt trời và mặt trăng (ngắn gọn có dàn ý)
Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện
Đọc hiểu Chốn quê (3 đề)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Hê ra clet đi tìm táo vàng lớp 10
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây Cánh Diều
- Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Cánh Diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ các tác phẩm văn học lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục bài Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn nói lên suy nghĩ tình cảm của Đỗ Phủ đối với quê hương
- Cảnh thu trong hai câu đề và câu thực của bài Thu hứng có gì đặc biệt?
- Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành đoạn văn miêu tả
- Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
- Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
- Soạn Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 lớp 10 tập 1 Cánh Diều
- Soạn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh Diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
- Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
- Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
- Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
- Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước Cánh Diều
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
- Phân tích Mùa hoa mận lớp 10
- Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 79 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
- Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 tập 2 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá Phép mầu kì diệu của văn học
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều