Em có suy nghĩ gì về năm nguy cơ làm mất nước sau khi đọc Kiêu binh nổi loạn

Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt”(Lê Quý Đôn). Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn, em suy nghĩ gì về ý kiến này? Đây là nội dung câu hỏi số 6 trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều bài Kiêu binh nổi loạn. Sau đây là gợi ý chi tiết của Hoatieu giúp các em trả lời câu hỏi trên và hoàn thành tốt phần soạn bài Kiêu binh nổi loạn lớp 10.

Câu 6 trang 42 SGK văn 10 tập 2 Cánh Diều

Suy nghĩ về năm nguy cơ làm mất nước - mẫu 1

Suy nghĩ về năm nguy cơ làm mất nước

Suy nghĩ về năm nguy cơ làm mất nước - mẫu 2

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân.

Bút pháp tả thực của lối chép sử biên niên không che dấu một nụ cười mỉa mai và xót xa trước tình cảnh đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương. Cơn hấp hối vào giờ chót của một triều đại bao giờ cũng chẳng là một màn bi hài của lịch sử?

Suy nghĩ về năm nguy cơ làm mất nước - mẫu 3

Sau khi đọc Kiêu binh nổi loạn em thấy đồng tình với ý kiến của Lê Quý Đôn bởi một triều đại phong kiến lâu đời, hiển hách đã rơi vào tình trạng suy sụp một cách thảm hại. Bố chết nằm đấy, anh em đã xung đột, tranh nhau ngai vàng. Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên. Cho nên khi đã làm chúa rồi, vẫn không sao làm chủ được đám âm binh làm loạn: phá nhà, giết người, cướp của...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 957
0 Bình luận
Sắp xếp theo