Phân tích Gương báu khuyên răn hay nhất
Gương báu khuyên răn phân tích
Phân tích Gương báu khuyên răn - Gương báu khuyên răn (Bảo kính cảnh giới) là bài thơ số 43 nằm trong tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp về mùa hè, qua đó thể hiện tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Sau đây là dàn ý phân tích Gương báu khuyên răn, bài phân tích Gương báu khuyên răn ngắn gọn giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bài Bảo kính cảnh giới.
Nguyễn Trãi không chỉ là một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất. Cảnh ngày hè là một bài thơ vừa thể hiện tâm hồn nghệ sĩ, vừa thể hiện tình yêu cuộc sống và tấm lòng thương dân của Nguyễn Trãi. Cảnh ngày hè thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) trong Quốc âm thi tập - một tập thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Bài thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa hè với cảnh vật phong phú, đa dạng, màu sắc, rộn rã âm thanh, căng tràn sức sống, bức tranh cuộc sống sung túc, nhộn nhịp. Đồng thời thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, tinh tế, nhạy cảm, tha thiết với cuộc sống của tác giả.
1. Dàn ý phân tích Gương báu khuyên răn
2. Phân tích Gương báu khuyên răn ngắn gọn
Trong thế giới văn học thời trung đại ở Việt Nam, Nguyễn Trãi được coi là một nhà văn chính luận vô cùng tài năng và độc đáo. Bên cạnh những áng văn chính luận sắc bén thì Nguyễn Trãi cũng rất thành công ở thể loại thơ trữ tình viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Nổi bật nhất phải kể đến 2 tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập. Bài thơ Gương báu khuyên răn nằm trong tập Quốc âm thi tập là một trong những bài thơ hay thể hiện rõ nét tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Trãi cũng như tái hiện lại bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của ngày hè.
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hoà, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hoè lớn lên nhanh, tán cây toả rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen toả hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.
Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhàn dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.
3. Phân tích Gương báu khuyên răn ngắn nhất
Nguyễn Trãi là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông không những là người cầm quan dành nhiều thắng lợi, mà còn là một nhà văn, nhà thơ có nhiều đóng góp trong nền văn học Việt Nam. Văn thơ của Nguyễn Trãi rất đa dạng, nhưng nội dung chủ yếu đều được viết về tình yêu nước, thương dân và hướng tới vẻ đẹp của thiên nhiên. Điển hình về một tác phẩm thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả chính là Gương báu khuyên răn. Nó thể hiện được tư tưởng của tác giả, cũng cho người đọc thấy được vẻ đẹp thiên nhiên qua đôi mắt của kẻ đa tình.
Bài thơ được Nguyễn Trãi sáng tác vào những năm 1438 tại Côn Sơn. Đây là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới”, trong phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”. Bài thơ chính là khung cảnh thiên nhiên ngày hè sôi động, vui tươi. Qua đó, người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên và khát khao cuộc sống của tác giả. Bài thơ được chia làm 2 phần rõ rệt. 6 câu đầu là khung cảnh bức tranh thiên nhiên rực rỡ, 2 câu cuối là tâm tình của nhân vật trước bức tranh đẹp đẽ đó.
- Phân tích bức tranh thiên nhiên tác giả thể hiện qua hình ảnh, âm thanh và màu sắc, thời gian.
Đứng trước khung cảnh tráng lệ của thiên nhiên, nhân vật trữ tình trong đó không có vướng bận, vậy nên càng cảm nhận được rõ ràng vẻ đẹp say lòng người. Những hành động hóng mát, ung dung cùng những thanh trầm thể hiện sự thanh thản của nhân vật. Sau đó, hình ảnh đặc trưng của ngày hè được bật lên như một bức tranh rực rỡ. Đó là nào hòe, nào lựu, hồng liên và sự xôn xao tấp nập của chợ cá làng ngư phủ. Đó là những thứ Nguyễn Trãi nhìn thấy, nhưng cũng là thứ chúng ta quen thuộc mỗi khi ngày hè tới. Hình ảnh thiên nhiên và cả cảnh sinh hoạt của con người được tác giả lồng ghép khéo léo, biến thành một bức tranh rộng lớn.
Màu sắc của mùa hè cũng được tác giả thể hiện vô cùng đặc sắc. Những gam màu rực rỡ khiến cho con người cảm thấy hài hòa khi kết hợp giữa màu nóng rực rỡ với những màu lạnh mát mắt. Màu lục của lá hòa bên cạnh màu đỏ của thạch lựu, màu hồng cánh sen hay ánh nắng dát vàng lên những tán hòa. Cách kết hợp ấy mới độc đáo làm sao! Khi bức tranh ấy đang tĩnh lặng khi thuần tả cảnh thì bống nhiên, tiếng ve và âm thanh lao xao của chợ cá khiến cho bức tranh càng có hồn hơn. Thông qua những hình ảnh, âm thanh đó, người đọc thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động và đầy sức sống. Những giác quan được Nguyễn Trãi sử dụng gần hết như việc chính ông thả toàn bộ linh hồn để cảm nhận thiên nhiên.
- Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong tác phẩm được thể hiện: tâm hồn yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng thương dân ái quốc.
Hình ảnh nhân vật trữ tình xuất hiện trong bức tranh rực rỡ ấy như một nét chấm phá càng thêm đặc sắc. Bỏ qua cảnh vật, lại một lần nữa người đọc ngạc nhiên về một con người nhỏ bé lại nổi bật trên nền thiên nhiên hùng vĩ như thế. Nguyễn Trãi thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên của mình qua tâm trạng thư thái và thả lỏng, sẵn sàng đón nhận những nét đẹp ấy bằng tất cả giác quan. Ông khao khát về một cuộc sống tương lai, cũng qua đó người đọc thấy được một tâm hồn lớn. Đó là hành động gắn liền với những lo nghĩ cho dân cho nước. Mặc dù đang trong hoàn cảnh thư thái đó, nhưng sâu bên trong tác giả lại không thể quên được mối lo nước nhà.
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà nhà thơ muốn thể hiện.
Với những từ ngữ tràn đầy sức sống và màu sắc, Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh đầy hùng vĩ và vui tươi. Không hoa mỹ, những từ ngữ được tác giả sử dụng đều rất bình dị nhưng không tầm thường mà lại tinh tế. Cách ngắt nhịp của thể thơ 6 chữ nhưng vô cùng mới lạ đã tạo nên một giai điệu độc đáo cho khung cảnh mùa hạ xinh đẹp.
Gương báu khuyên răn của Nguyễn Trãi đã thành công hòa quyện giữa cảnh và tình, vừa không làm mất đi nét đẹp mùa hạ, vừa không làm lu mờ đi cái tâm của nhân vật trữ tình. Nguyễn Trãi không hổ là một nhà chính trị vĩ đại, trong mọi hoàn cảnh đều đặt dân và nước lên đầu. Đến nay, còn có mấy người được như thế nữa đây?
4. Phân tích Gương báu khuyên răn học sinh giỏi
Đối với nhân dân Việt Nam thì Nguyễn Trãi chính là một bậc đại anh hùng của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới được UNESSCO công nhận. Ông không chỉ cống hiến hết mình cho đất nước mà ông còn giúp cho nền văn học của nước nhà được rộng mở hơn. Trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi thì có bài thơ Gương báu khuyên răn được vô số độc giả đón nhận. Khi đọc bài thơ chúng ta sẽ thấy được sự yêu đời, yêu quê hương đất nước của Nguyễn Trãi. Ngoài ra bài thơ còn thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè.
Mở đầu bài thơ chính là tâm thế của Nguyễn Trãi khi bước vào những ngày hè oi ả.
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Ông hóng mát trong tâm thế rảnh rỗi ở nơi quê hương yên bình. Trong thời gian cáo quan về ở ẩn thì ông có nhiều thời gian rảnh rỗi để hóng mát hơn, tâm trạng của ông cũng được giải tỏa bớt những căng thẳng ở chốn quan trường. Và cũng từ đó mà ông cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ.
Tiếp theo ông đã miêu tả cho chúng ta thấy được vẻ đẹp đặc trưng của những ngày hè ấy.
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Có thể thấy rằng mùa hè là mùa mà cây cối đua nhau sinh trưởng, phát triển. Tầng tầng, lớp lớp lá cây hòe đùn rợp tán cây. Thạch lựu hiên thì phun từng chùm hoa đỏ tô điểm thêm màu sắc cho ngày hè ấy. Ngoài ra tác giả Nguyễn Trãi còn điểm tô thêm vào cảnh ngày hè bằng hương thơm của hoa sen. Chắc hẳn đây là một bức tranh muôn màu muôn vẻ mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta. Bức tranh này không chỉ mang mang màu sắc nhẹ nhàng mà nó còn mang màu sắc rực rỡ như sức sống mãnh liệt của các loài cây nơi đây vậy. Bên cạnh những loài cây có màu sắc tươi tắn, rực rỡ như hoa lựu thì vẫn có những loại cây mang màu sắc nhẹ nhàng hơn như hoa sen hồng, hoa hòe nở rợp tán cây. Hình ảnh tán cây hoa hòe xum xuê là đặc trưng cho sự thanh bình, phát đạt và sum họp. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng hài hòa.
Không chỉ thưởng thức thiên nhiên bằng thị giác và khứu giác mà tác giả còn sử dụng thính giác để cảm nhận được hết vẻ đẹp của thiên nhiên ở nơi quê hương thanh bình.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Mỗi mùa hè đến chúng ta sẽ được nghe thấy âm thanh lao xao của chợ cá làng ngư phủ và âm thanh của những chú ve kêu râm ran mỗi buổi trưa hè. Hình ảnh của những chợ cá giúp chúng ta liên tưởng đến cuộc sống ấm no của những người dân nơi thôn quê. Còn âm thanh của những chú ve đã trở thanh biểu tượng đặc trưng cho mùa hè. Mỗi mùa hè đến chúng ta sẽ được thưởng thức những bản hòa âm vô cùng cuốn hút và những âm thanh ấy đã trở thành một đặc trưng của mùa hè.
Ngoài việc cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên ngày hè ông còn luôn lo nghĩ vì nước, vì dân. Ông mong muốn mình có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để cầu mong cho nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Chúng ta đều biết rằng Nguyễn Trãi là một người trung với nước, hiếu với dân. Mặc dù ông đã cáo quan về ở ẩn nhưng không lúc nào ông ngừng lo lắng về vận mệnh của đất nước cũng như cuộc sống của những người dân hiền lành, chất phác. Ông đã mượn điển tích chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để thể hiện tấm lòng của mình. Tương truyền rằng khi gảy chiếc đàn ấy thì cuộc sống của nhân dân sẽ được ấm no, hạnh phúc.
Cùng những lời thơ hết sức giản dị và mộc mạc của Nguyễn Trãi đã cho chúng ta thấy được ông là một người đa tài thế nào. Không chỉ là một người thi sĩ yêu sự thanh bình của thiên nhiên mà ông còn là một người anh hùng ai ai cũng kính trọng. Tuy nhiên cuộc đời của ông lại gặp nhiều trắc trở. Nhưng không vì thế mà ông có suy nghĩ bi quan, ông luôn giữ trong mình những suy nghĩ hết sức lạc quan để cuộc sống luôn được vui vẻ, không vướng bụi trần.
Qua tác phẩm Gương báu khuyên răn của Nguyễn Trãi đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp hài hòa mà rực rỡ của thiên nhiên. Cùng với đó là tình thần yêu nước, lòng thương dân vô bờ bến của tác giả. Ông đã dành hết những tài năng mà mình có để cống hiến cho đất nước. Dù cho ông có cáo quan về ở ẩn thì tình yêu quê hương đất nước của ông cũng không bao giờ giảm bớt. Ông chính là một tấm gương mẫu cho chúng ta cùng noi theo và học tập để chúng ta cùng bảo vệ quê hương thanh bình của mình.
5. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài Gương báu khuyên răn
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Lê Quý Đôn từng quan niệm: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi non kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được.”. Thiên nhiên luôn là thứ chất liệu được ví như chất vàng mười mà người nghệ sĩ luôn kiếm tìm để họa nên những bức tranh thi ca đầy sắc màu. Bài thơ “Cảnh ngày hè” chính là minh chứng đại diện cho những bức tranh ấy, nơi đại thi hào Nguyễn Trãi thả mình vào thiên nhiên, mở ra cánh cửa tâm hồn với tình yêu tự nhiên đất nước và tấm lòng yêu nước thương dân của mình.
Giữa những phồn tạp của buổi chợ phiên văn chương Nguyễn Trãi hiện lên như một lãng khách đặc biệt. Ông không chỉ là một anh hùng dân tộc, người được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất với những đóng góp sâu sắc cho nên văn học Việt Nam, tiêu biểu nhất có thể kể đến là áng thiên cổ hùng văn: “Bình Ngô Đại Cáo”. Bài thơ “Cảnh ngày hè” thuộc chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” (Gương báo răng mình) trong tập thơ “Quốc âm thi tập” nổi tiếng viết bằng chữ Nôm. Bài thơ được ước đoán là sáng tác khi ông xin về trông coi chùa Tư Phúc ở Côn Sơn, vừa thể hiện tâm hồn nghệ sĩ vừa thể hiện tình yêu cuộc sống và tấm lòng thương dân của thi nhân.
Đến với những dòng thơ đầu tiên của thi phẩm là bức tranh cuộc sống khi lui về ở ẩn do chính Nguyễn Trãi phác họa nên. Khung cảnh thoạt tiên hiện liên với hình ảnh một Ức Trai với tâm thế an nhàn trong giây phút nhàn rỗi: “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Bậc trung quân ái quốc của Đại Việt một đời quên mình vì dân vì nước ấy lại mà có những giây phút hiếm hoi thả mình “hóng mát” trong chuỗi “ngày trường”. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn - có thể xem là biến thể của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, thế nhưng người thi sĩ kiệt xuất ấy lại vẫn đem đến cảm giác quen thuộc khi đọc thơ thất ngôn bát cú. Câu thơ đầu tiên có chuỗi lời ngắn với sáu chữ thế nhưng mỗi tiết tấu lại dài, số nhịp dồn lại nhưng mỗi nhịp thì trải dài ra. Cái ngữ điệu khác biệt ấy nó thể hiện tình điệu dường như cũng trái chiều: vừa thong dong những lại vừa hối thúc. Một người say mê việc nước như Nguyễn Trãi thật khó mà cảm nhận về cái dài ngắn của ngày, có phải vì thế mà chữ “ngày trường” gợi ra những ngày nhàn cư mà chẳng thật thoải mái trong tâm hồn khi thoát ra khỏi chốn triều đường của Ức Trai chăng? Trong cái an nhàn thong dong những ngày ở ẩn lại toát lên cái tâm thế thường trực của một bận lương quân. Diệp Tiếp từng nói: “Thơ là tiếng lòng”. Và tiếng lòng của Nguyễn Trãi ở những câu thơ tiếp theo lại thể hiện tình yêu thiên nhiên vốn có trong thơ ông:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.”
Trật tự không gian đi từ cao xuống thấp, điểm nhìn di chuyển từ tầng không xuống ao sen giúp độc giả nhìn thấy bức hoạ ngày hè của cảnh vật thật đầy đủ.Ba dòng thơ đã chấm phá nên bức tranh ngày hè tràn đầy sức sống, hài hòa mà mãnh liệt. Sự bao phủ của tán xanh cây hòe trong cả không gian cho thấy sức sống tiềm tàng mạnh mẽ ở tầng cao thiên nhiên. Di chuyển điểm nhìn xuống dưới hiên nhà theo dòng thơ của tác giả là màu đỏ hoa lựu, không lặng lẽ tô son điểm sắc, không lập lòe sáng dậy lên vài đốm lửa, mà đồng loạt tuông trào chất đỏ tựa pháo hoa. Hương sen ở dưới ao cũng dậy lên lan ra khắp không gian. Cảnh vật trong bài thơ không tỉnh mà động, thể hiện sự dồi dào sức sống qua các động từ mạnh được tác giả sử dụng: “đùn đùn”, “phun”, “tịn”. Động thái mạnh mẽ kết hợp với những gam màu sôi nỗi làm dậy nên sức sống của tự nhiên trong thời kì hoàn thịnh của đất nước. Người thi sĩ vô tình vẽ nên sự vận hành thôi thúc nhộn nhịp vô hình trong tự nhiên, sự liên tiếp theo trật tự từ trên xuống thấp của cảnh vật tạo nên nhịp độ khẩn trương trong cảnh khoe sắc phô hương của cảnh vật vô tình lại là sự khẩn trương bất nhàn trong lòng người Nguyễn Trãi.
Dõi theo dòng bút của nhà thơ, ta thấy ăn nhập với thiên nhiên rực rỡ là đời sống rộn ràng vội vã. Bức tranh ngày hè vốn tràn ngập màu sắc và mùi hương nay lại được tô đậm thêm sức sống bở âm thanh tràn ngập trong đời sống sản xuất sinh hoạt của con người:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
Hình ảnh chợ cá đông đúc thể hiện sự sầm uất đi lên của cuộc sống con người trong quãng thời bình ổn. Âm thanh “lao xao” của chợ cá nói lên sự tươi vui nhộn nhịp của đời sống nhân dân khi đất nước trong giai đoạn thái bình. Tất cả hướng vào cuộc sống cần cù lao động chân chất của con dân Đại Việt. Hòa với sự rộn rã của lao xao của buổi chợ là tiếng ve kêu “dắng dỏi” nổi lên trong buổi chiều tà, tiếng ve như tiếng đàn đệm thêm vào âm thanh phồn nhịp đã có khiên cuộc sống lại càng thêm náo nức. Thế nhưng tiếng ve cũng báo hiệu cho sự tắt dần của nắng, bóng tối dân lên phủ vây bốn bề, và âm thanh sinh hoạt cũng dần thưa đi nhường chỗ cho buổi hoàng hôn. Bằng điệu hồn luôn náo nức, tâm hồn thiết tha với đời sống cùng tâm hồn lạc quan, yêu đời và sự nhạy của của mình, Ức Trai đã kí họa được bức tranh mà ở đó cảnh thiên lây động mạnh mẽ và cuộc sống sinh hoạt nhộn nhịp của con người đều hiện lên tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khải nói rằng: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó”. Nguyễn Trãi chưa muốn đặt dấu chấm hết cho bài thơ khi đã kí thác được tình yêu tự nhiên và sự tha thiết đối với cuộc sống nơi quê hương ông qua những dòng thơ trên mà còn thả lòng mình vào bài thơ qua hai câu thơ cuối:
“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắm đòi phương.”
Tấm lòng chân thành và tâm huyết nhất của người lương quân họ Nguyễn vẫn là muốn đất nước thịnh vượng, cuộc sống người dân được yên bề ấm no hạnh phúc. Một con người vốn xem dân làm gốc rễ cho sự phát triển của đất nước, trước cảnh rộn nhịp sức sống của tự nhiên và con người thì lòng ông lại vơi lên khát vọng mãnh liệt. Ông khát khao có cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để thỏa được nỗi niềm mong muốn nhân dân khắp nơi đều được giàu có no đủ. Dẫu xa trốn triều đường nhưng sâu trong thâm tâm của người hướng về sự phồn thịnh quốc gia lại chẳng phải sự an nhàn tịnh tâm của Ức Trai.
Bằng tấm lòng nhạy bén, nhạy cảm cùng sự tinh tế trong cách nhìn cuộc sống, nhà thơ đã cảm nhận nét đẹp tiềm tàng sức sống của bức tranh ngày hè bằng cả thị giác, thính giác lẫn khứu giác. Tất cả đều cho thấy ông là người yêu thiên nhiên vạn vật. Rồi tình yêu thiên nhiên ấy lại dẫn dắt cả lòng tác gia lẫn người đọc đến nơi mà lòng yêu nước vẫn luôn nở rộ trú ngụ. Tác giả trong cảnh nhàn mà tâm bất nhàn, mình ở nơi ở ẩn nhưng tâm vẫn hướng đến chốn quan trường, vẫn mong được đàn “Ngu cầm” cho dân chúng mọi nơi được no đủ. Hình tượng nhân vật đi từ tình yêu tha thiết với tự nhiên đến tình yêu nước mãnh liệt mạnh mẽ.
“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.” (Bêlinski). Để cánh diều mang những suy nghĩ về tâm tình thế thái bay cao lòng độc giả, Ức Trai đã thực sự tài ba trong việc thổi cánh diều ấy bằng ngọn gió nghệ thuật đặc sắc. Về phương diện ngôn ngữ, ngôn ngữ thơ phong phú đa dạng có sự kết hợp giữa lớp từ Hán Việt, lớp từ thuần Việt cũng như sử dụng các điển tích điển cố đã giúp giọng điệu của bài thơ trở nên sinh động và sâu lắng, qua đó giúp bài thơ trở nên vừa bình dị mà lại vừa trang trọng. Đặc biệt hơn là sự cách tân về thể loại đã làm cho bài thơ trở nên mới mẻ nhưng độc đáo vô cùng, nhà thơ không bị gò bó vào những gì đã có mà tạo nên những bước đột phá in hằng dấu ấn riêng biệt. Khung cảnh ngày hè nhờ đó mà cũng không gay gắt gói chang như những thi phẩm trước đó mà lại được hòa quyện với cái ấm của lòng yêu nước.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trãi được xem là một “tác gia”, và cũng không phải ngẫu nhiên mà ông được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”. Bài thơ đã thực sự để lại cho thế hệ con cháu đời sau về bài học yêu nước vô cùng của một người lương quân.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài Gương báu khuyên răn
Viết đoạn văn về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô có sử dụng phép liệt kê
Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
Phân tích Thư dụ Vương Thông lần nữa lớp 10
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều tập 2
Nhan đề và nội dung chính của bài Gương báu khuyên răn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn bài Hê ra clet đi tìm táo vàng lớp 10
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây Cánh Diều
- Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Cánh Diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ các tác phẩm văn học lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục bài Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn nói lên suy nghĩ tình cảm của Đỗ Phủ đối với quê hương
- Cảnh thu trong hai câu đề và câu thực của bài Thu hứng có gì đặc biệt?
- Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành đoạn văn miêu tả
- Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
- Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
- Soạn Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 lớp 10 tập 1 Cánh Diều
- Soạn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh Diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
- Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
- Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
- Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
- Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước Cánh Diều
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
- Phân tích Mùa hoa mận lớp 10
- Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 79 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
- Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 tập 2 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá Phép mầu kì diệu của văn học
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều