Hãy viết bài văn phân tích đánh giá bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên
Phân tích Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên
Mùa hoa mận là một bài thơ hay của tác giả Chu Thùy Liên khi viết về cảnh sắc yên bình, tươi đẹp của mùa xuân miền Tây Bắc cũng như nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương của "người đi xa" theo từng mùa hoa mận mà "nhớ lối trở về". Sau đây là dàn ý phân tích bài thơ Mùa hoa mận kèm theo một số bài văn mẫu phân tích Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên, phân tích đánh giá tác phẩm Mùa hoa mận hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý phân tích bài thơ Mùa hoa mận
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
2. Thân bài
2.1. Phân tích, đánh giá về chủ đề, nội dung:
a. Chủ đề và cảm hứng chủ đạo:
- Chủ đề: tình cảm dành cho con người, quê hương và đất nước.
- Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ thương da diết về thiên nhiên, cảnh sắc và con người vùng Tây Bắc.
b. Bức tranh thiên nhiên: nổi bật là hình ảnh hoa mận trắng muốt bung nở ở đầu cành.
c. Cuộc sống sinh hoạt của con người vùng Tây Bắc:
* Hình ảnh lũ trẻ chơi đùa trong mùa hoa mận:
- Bầu không khí náo nức, vui tươi:
+ Con trai háo hức chơi cù.
+ Con gái rộn ràng khăn áo.
- Hình ảnh "bóng bay": gửi gắm, thể hiện ước mơ của lũ trẻ vùng cao.
* Hình ảnh người lớn trong mùa hoa mận:
+ Mẹ chuẩn bị lá, gạo.
+ Cha căng nỏ.
+ Người già khẩn trương làm đu.
=> Bầu không khí có sự hối hả.
d. Hình ảnh ngôi nhà và tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Ngôi nhà hiện lên chân thực, mang nét đặc trưng của lối nhà ở nơi vùng cao:
+ Tường được làm bằng bất nện.
+ Bếp lửa ở giữa nhà với ánh sáng rực hồng.
- Nhân vật trữ tình: luôn hướng lòng mình về người thân, quê hương yêu dấu.
2.2. Phân tích, đánh giá nghệ thuật:
- Biện pháp điệp cấu trúc "Cành mận bung trắng muốt".
- Hình ảnh thơ gần gũi, mang đậm màu sắc Tây Bắc.
- Ngôn ngữ trong sáng, mộc mạc, dễ hiểu.
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
2. Phân tích Mùa hoa mận ngắn gọn
Với người dân vùng núi Tây Bắc sắc trắng của hoa mơ, hoa mận không chỉ là tín hiệu của mùa xuân mà còn là tín hiệu của quê hương. Với những người xa quê chỉ nhìn thấy sắc trắng hoa mơ, hoa mận qua hình ảnh trên tivi, báo đài thôi cũng thấy xao xuyến và bồi hồi khó tả. Bài thơ “Mùa hoa mận” được tác giả Chu Thuỳ Liên sáng tác đúng tháng chạp năm 2007 đã thể hiện nỗi nhớ sâu sắc về quê hương, buôn làng của những người đi xa thông qua sắc trắng quen thuộc đó.
Bài thơ có ba khổ thơ, mỗi khổ thơ đều bắt đầu bằng hình ảnh hoa mận nở trắng muốt “cành mận bung cánh muốt”, sắc trắng tinh khôi của hoa mận nở khắp vùng trời Tây Bắc dường như chính là tín hiệu của mùa xuân. Và cũng từ đây nó là cái cớ để nhà thơ tuôn trào những cảm xúc về quê hương mình. Dưới tán mận, dưới sắc trắng tinh khôi của hoa mận, toàn bộ sinh hoạt bình dị của dân làng hiện ra, thân thương mà thiêng liêng làm sao:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Vui nhất và háo hứa nhất khi xuân về chính là lũ trẻ nhỏ. Chúng rộn ràng, sung sướng vì được mặc áo mới, được chơi những trò chơi dân gian mà không sợ cha mẹ mắng. Con trai thì “háo hức chơi cù”, “con gái thì rộn ràng khăn áo”... niềm vui ấy như lan toả sang cả không khí xung quanh. Các từ láy “háo hức”, “rộn ràng” khiến ý thơ tươi vui, rộn rã, dường như ta thấy được nụ cười trong trẻo của lũ trẻ. Dường như cành mận cũng đã cùng vui với lũ trẻ, chứng kiến bao ước mơ và theo con đường trưởng thành của chúng.
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không khí thật nhộn nhịp, tất bật và khẩn trương. Dưới tán mận mẹ vội vàng rửa lá, ngâm gạo để chuẩn bị thổi xôi, làm bánh cúng tổ tiên, mong mỏi một vụ mùa no ấm. Cha đi căng cánh nỏ, người già hối hả làm đu, để chuẩn bị cho những trò chơi dân gian vào năm mới. Động từ “giục” xuất hiện liên tiếp ở ba dòng thơ “giục mẹ”, “giục cha”, “giục người già”... tất cả gợi một không khí thật khẩn trương, rộn rã, tưng bừng. Cả buôn làng từ già đến trẻ đều đang háo hức, phấn khởi chờ đón một mùa xuân mới về.
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
Trong những ngôi nhà truyền thống mùi hương nếp tỏa ra thơm lừng. Dân làng thổi xôi, làm cơm rượu nếp, ủ men lá, thịt lợn, làm bánh… căn bếp không khi nào hết ánh lửa bập bùng. Không khí thật ấm cúng, hạnh phúc làm sao. Tác giả thật tinh tế khi viết “giục lửa hồng nở hoa trong bếp”, khiến chúng ta cảm nhận được hương vị của mùa xuân đã lan tỏa khắp các ngõ ngách của buôn làng.
Màu trắng của hoa mận, cánh trắng tinh khôi, sắc trắng bao trùm cả những con đường, ven suối, bản làng làm cho quê hương đẹp hơn. Chính màu sắc ấy cũng dấy lên trong lòng những người xa quê cảm xúc bồi hồi, nhớ thương da diết. Ai đi xa chẳng mong trở về, nhất là khi năm mới đến, con người ta lại càng da diết với nỗi nhớ quê hương hơn. Hoa mận như là hoài niệm, như là tín hiệu dẫn lối con người ta trở về với quê hương, nơi ta sinh ra và gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ.
Bài thơ có ba khổ, viết theo thể thơ 5 chữ, không gieo vần, không nặng nề về hình thức. Mạch cảm xúc của nhà thơ chi phối đến mạch chung của bài thơ. Bằng những nét vẽ tinh tế nhà thơ đã giúp bạn đọc cảm nhận được vẻ đẹp cùng không khí rộn ràng của quê hương vào những ngày xuân sang. Qua đó dấy lên trong lòng mỗi người tình yêu tha thiết với nơi chôn nhau cắt rốn.
3. Phân tích bài thơ mùa hoa mận
Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.
Khổ thơ đầu tiên:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.
Khổ thứ hai:
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.
Khổ thứ ba:
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
"Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" tỏa ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
Qua bài thơ trên, ta như được hòa mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.
4. Phân tích bài thơ Mùa hoa mận sách Cánh Diều
Mùa hoa mận là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Chu Thùy Liên. Bài thơ là nỗi lòng của "người đi xa" về những nối nhớ da diết cùng với hình ảnh gần gũi, quen thuộc của quê hương mình. Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho ta thấy một khung cảnh mùa hoa mận dưới cái nhìn đầy sự tinh tế:
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ.
Cảnh "cành mận bung cánh muốt" đã báo hiệu rằng mùa xuân đã về cùng với nhiều điều mới mẻ làm bừng sáng khắp khung trời nơi đây. Dưới cành mận ấy, chúng ta lại thấy những hình ảnh vô cùng gần gũi, quen thuộc, đó là hình ảnh "lũ con trai háo hức chơi cù, lũ con gái rộng ràng khăn áo". Cùng với tâm thế rộn ràng, vui tươi ấy, cành mận cũng được gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ nơi đây, nó theo suốt quá trình trưởng thành và chứa đựng những ước mơ nhỏ bé của con trẻ. Tiếp nối về khung cảnh sinh hoạt của dân làng, ta lại thấy nơi đây đầy sự rộn ràng, tấp nập, nhộn nhịp:Cành mận bung cánh muốtGiục mẹ xôn xang lá, gạoGiục cha vui lòng căng cánh nỏGiục người già bản hối hả làm đuMọi người nơi đây đều đang chuẩn bị để đón một mùa xuân cùng với những điều tốt lành. Hình ảnh người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha thì "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Tất cả đã hiện lên không khí của mùa xuân, chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.Và rồi, một lần nữa, tác giả sử dụng điệp ngữ lại lần thứ ba với câu thơ "Cành mận bung cánh muốt". Nó như nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của mùa hoa mận cùng với cảnh vật, con người nơi đây, tạo nên một khung cảnh hết sức nên thơ:Cành mận bung cánh muốtNhà trình tường ủ hương nếpGiục lửa hồng nở hoa trong bếpCho người đi xa nhớ lối trở vềTrong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" lan toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên gần gũi, ấm cúng hơn. Để rồi khi "người đi xa", họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.Nhờ những hình ảnh được miêu tả tinh tế dưới ngòi bút của nhà văn Chu Thùy Liên, em như hình dung ra mình đang lạc vào khung cảnh đẹp đẽ ấy với tất cả sự bình yên đến lạ. Qua đó, ta cũng thấy được vẻ đẹp của miền núi Tây Bắc, tất cả được gói gọn trong ba khổ thơ, đã lột tả được bức tranh nên thơ ấy. Để rồi dù ta có đi xa đến đâu thì lòng ta thì mãi luôn nhớ về quê hương, nơi chăn rau cắt rốn của mình với những điều rất đỗi giản dị, nhưng lại chan chứa nhiều kỉ niệm đau đáu.
5. Phân tích bài thơ Mùa hoa mận chi tiết
Chu Thùy Liên là một hồn thơ đẹp, những tác phẩm của ông được đánh gia cao và còn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ ngành văn hóa. Mùa hoa mận là một trong những tác phẩm tiêu biểu về vẻ đẹp của thiên nhiên, được in trong tập Thuyền đuôi én. Bài thơ là nỗi lòng của một người xa quê, nỗi nhớ quê hương da diết. Bài thơ được Chu Thùy Liên dùng những tình cảm tha thiết nhất của một người con xa quê khi viết về quê hương của mình.
Cành mận bung cánh muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng ước mơ con trẻ
Ngay trong khổ thơ đầu tiên, cành mận đã là một điểm nhấn quan trọng. Màu trắng của hoa mận bung nở giữa bức tranh chính là lời báo hiệu mùa xuân đã về. Xuân tới, khung cảnh đặc trưng trên những bản làng dân tộc chính là cánh rừng trắng muốt của hoa mận. Hình ảnh này cũng được tác giả đưa vào để làm một dấu hiệu để biết mùa xuân đã tới. Dưới những tán mận rợp trời, hình ảnh nam thanh nữ tú sửa soạn đi chơi vô cùng rộn ràng. Đó đều là những khung cảnh vô cùng quen thuộc với tác giả, với những đứa trẻ vùng cao. Nó theo giấc mơ của những đứa trẻ qua thời gian để trưởng thành, chứng kiến những con người thành tài.
Cành mận bung cánh muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già bản hối hả làm đu
Vẫn mở đầu bằng hình ảnh cánh hoa mận bung nở trắng đầy trời, bên dưới tán cây lại thay bằng hình ảnh sinh hoạt của thôn làng nơi đây. Cảnh sinh hoạt ấy vô cùng tấp nập, rộn ràng, hòa theo không khí mùa xuân mọi người chuẩn bị để đón một cái Tết mới. Những phong tục trong ngày Tết của những người dân bản. Người mẹ bận bịu bên lá, gạo làm bánh. Cha căng cánh nỏ để chuẩn bị cho cuộc đi săn. Những người già hối hả làm xích đu để trẻ em, mọi người vui chơi. Đây đều là những hình ảnh gần gũi và quen thuộc vào mùa xuân, khung cảnh mà tác giả cảm thấy thân thuộc. Dịp lễ Tết luôn là thời gian nhộn nhịp và vui vẻ nhất trong năm, đó cũng chính là những hình ảnh tác giả ghi nhớ sau nhiều năm xa quê của mình.
Cành mận bung cánh muốt
Nhà trình tường ủ hương nếp
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về
Ở khổ thơ cuối cùng, một lần nữa cánh hoa mận bung nở trắng rừng lại được tác giả nhắc đến. Trong bài thơ, nó đã được điệp lại 3 lần, đều là hình ảnh mở đầu cho một bức tranh bên dưới. Đó cũng được coi là hình ảnh quan trọng nhất trong bức tranh xuân, là hình ảnh gợi nhớ về quê hương của tác giả. Trong ngôi nhà nhỏ, mùi hương nếp ấy chính là mùi hương của bánh ngày Tết. Những nồi bánh bên lửa hồng, bốc hơi nghi ngút cũng là một trong những hình ảnh gần gũi trong dịp Tết. Không chỉ riêng một hay hai nơi, mà là cả trên đất nước Việt Nam. Tất cả những hình ảnh ấy đều như lời thúc giục nhưng người con xa quê trở về. Có thể là màu hoa trắng muốt, có thể là hương thơm thanh mát dịu dàng, tất cả chúng như lòi nhắc nhở, lời chỉ dẫn những người con xa quê trở về.
Chu Thùy Liên đã rất sáng tạo và tinh tế khi lồng ghép hình ảnh hoa mận trắng muốt vào bài thơ. Sự kết hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên và cảnh sinh hoạt náo nhiệt của con người dịp xuân về đã khiến cho bài thơ trở nên vô cùng uyển chuyển, xinh đẹp. Đó là một bức tranh Tây Bắc vào mùa xuân làm cho những người xa quê hương lưu luyến, cũng khiến cho những người đọc da diết khôn nguôi.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết đoạn văn nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn liền với hình ảnh quê hương đất nước
Phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo siêu hay
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2024 có đáp án (12 đề)
Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh chị những cảm xúc gì?
Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm ngắn gọn
Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án 2024
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai?
- Soạn bài Hê ra clet đi tìm táo vàng lớp 10
- Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây Cánh Diều
- Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
- Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 32 Cánh Diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh Diều
- Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
- Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ các tác phẩm văn học lớp 10
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn nhất Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng
- Xác định đề tài, thể loại, bố cục bài Cảm xúc mùa thu
- Đoạn văn nói lên suy nghĩ tình cảm của Đỗ Phủ đối với quê hương
- Cảnh thu trong hai câu đề và câu thực của bài Thu hứng có gì đặc biệt?
- Top 4 bài phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu siêu hay
- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
- Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự tình
- Soạn bài Câu cá mùa thu Cánh Diều
- Hoàn cảnh ra đời bài Câu cá mùa thu
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Chỉ ra nét chung và riêng của chùm Thơ thu của Nguyễn Khuyến
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu thành đoạn văn miêu tả
- Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
- Soạn Văn 10 Cánh Diều trang 51 tập 1
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
- Soạn bài Tỏ lòng Cánh Diều lớp 10
- Soạn Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Mắc mưu Thị Hến
- Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10
- Soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 lớp 10 tập 1 Cánh Diều
- Soạn Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Cánh Diều
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá - Xử kiện lớp 10 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích ở địa phương em sinh sống
- Viết bài luận về bản thân Cánh Diều ngắn gọn
- Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lễ hội Ok Om Bok siêu ngắn
- Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
- Soạn bài Gương báu khuyên răn
- Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 10 Cánh Diều
- Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội tư tưởng đạo lí
- Soạn bài Tự đánh giá Thư dụ Vương Thông lần nữa
- Soạn bài Kiêu binh nổi loạn (Trích Hoàng Lê nhất thống chí)
- Soạn bài Người ở bến sông Châu
- Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện lớp 10 Cánh Diều
- Tự đánh giá Ngày cuối cùng của chiến tranh
- Soạn bài Đất nước Cánh Diều
- Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo
- Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm
- Phân tích Mùa hoa mận lớp 10
- Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 tập 2 trang 79 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ trang 85
- Tự đánh giá Khoảng trời, hố bom
- Soạn bài Bản sắc là hành trang
- Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
- Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2023
- Thực hành đọc hiểu Đừng gây tổn thương
- Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 105 tập 2 Cánh Diều
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học lớp 10 Cánh Diều
- Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
- Tự đánh giá Phép mầu kì diệu của văn học
- Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Văn 10 Cánh Diều
- Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 Cánh Diều
Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Dì Hảo
Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh Diều ngắn nhất
Thực hành đọc hiểu Hồi trống cổ thành Cánh Diều
Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngắn nhất
Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
Mùa hoa mận đọc hiểu có đáp án