Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án 2024

Tải về

Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án 2024 là bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 Ngữ văn 10 cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Cánh Diều, Chân trời sáng tạo. Các mẫu đề thi Ngữ văn 10 giữa học kì 2 dưới đây của Hoatieu đều có gợi ý đáp án chi tiết của phần đọc hiểu văn bản và phần viết sẽ là tài liệu ôn tập giữa học kì 2 môn Văn lớp 10 hiệu quả cho các em học sinh.

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 sách mới có đáp án

Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra Ngữ văn 10 theo chương trình mới có đáp án chi tiết sẽ giúp các em hệ thống lại các nội dung kiến thức trọng tâm để ôn tập Ngữ văn 10 giữa kì 2 hiệu quả nhất.

1. Đề thi giữa kì 2 Văn 10 sách mới có đáp án 2024

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 10

(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)

Phần I: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:

Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên.

A. Tiểu thuyết

B. Kịch

C. Truyện ngắn

D. Truyền kì.

Câu 2: Xác định nhân vật chính trong văn bản.

A. Dì Hảo

B. Hắn

C. Dì Hảo và Hắn

D. Người kể chuyện

Câu 3: Phương thức biểu đạt của văn bản trên

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 4: Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của dì Hảo?

A. Khóc, nấc

B. Nghiến chặt răng; khóc

C. Nghiến chặt răng; khóc; nấc

D. Nghiến chặt răng; khóc; nấc; thổ ra

Câu 5: Tác dụng của phép điệp trong văn bản?

A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo

B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo

C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo

D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo

Câu 6: Xác định ngôi kể của truyện.

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ ba

Câu 7: Đoạn văn: Cũng như dì đã không trách........ và khổ cực thay! sử dụng những kiểu câu nào?

A. Câu trần thuật, câu nghi vấn

B. Câu trần thuật, câu cảm thán.

C. Câu nghi vấn, câu cảm thán

D. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ

Câu 8: Nội dung của văn bản

Câu 9: Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?

Câu 10: Tình cảm của nhà văn dành cho nhân vật dì Hảo như thế nào? Qua đó em có suy nghĩ gì về gia đình?

II. Làm văn

CON CÁO VÀ CON BÁO

(Ngụ ngôn Ê-dốp)

Một lần nọ, cáo và báo cãi nhau xem ai đẹp hơn. Báo khoe từng cái đốm trên khắp bộ da của mình. Còn cáo vốn tự hào về trí khôn của nó hơn vẻ bề ngoài, sau cùng đã cắt ngang sự khoe khoang của báo bằng một câu nói như thế này:

– Có nói gì thì nói, tôi vẫn đẹp hơn anh nhiều, tôi không chỉ có vẻ đẹp bên ngoài mà vẻ đẹp của tôi còn thể hiện qua trí tuệ của tôi nữa kia”.

Từ câu chuyện ngụ ngôn trên anh (chị) hãy viết bài luận về giá trị bản thân.

……………………HẾT………………..

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II

Môn Ngữ văn, lớp 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0.5

2

A

0.5

3

A

0.5

4

D

0.5

5

C

0.5

6

D

0.5

7

D

0.5

8

Nỗi bất hạnh về gia đình, bệnh tật, ốm đau và cuộc sống khó khăn, đói khổ của dì Hảo.

- Hướng dẫn chấm :

+ Học sinh trả lời đầy đủ ý 0.5 điểm

+ Học sinh trả lời sơ sài 0.25 điểm

+ Học sinh không trả lời 0 điểm

0.5

9

Qua số phận bất hạnh của dì Hảo giúp ta hiểu được thân phận hất hạnh, cuộc sống đói khổ, của người nông dân trước cách mạng tháng tám năm 1945.

- Hướng dẫn chấm :

+ Học sinh trả lời đầy đủ ý 1.0 điểm

+ Học sinh trả lời được sơ sài 0.5 điểm

+ Học sinh không trả lời 0. điểm

1.0

10

- Tình cảm nhà văn dành cho dì Hảo, xót xa, thương yêu và thấu hiểu nỗi thống khổ bất hạnh mà dì Hảo phải chịu đựng.

- Từ nỗi khổ, bất hạnh của nhân vật có thể thấy gia đình chính là điểm tựa để giúp mỗi chúng ta vươn. Là nơi nâng đỡ, động viên và chia sẻ những khó khăn, bất hạnh trong cuộc đời mỗi con người.

- Hướng dẫn chấm :

+ Học sinh trình bày rõ ràng, chính xác, lời văn gãy gon, hợp chuẩn mực đạo đức, không sai lỗi chính tả 1.0 điểm

+ Học sinh trả lời tương đối rõ ràng, đầy đủ, vụng về trong cách diễn đạt 0.25 - 0.75 điểm

+ Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời 0 điểm

1.0

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhận thức giá trị bản thân

- Hướng dẫn chấm:

+ Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm.

+ Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0.0 điểm.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được quan điểm của mình về giá trị bản thân và triển khai quan điểm đó thành các luận điểm, có lí lẽ, dẫn chứng chứng minh rõ ràng.

Sau đây là một số hướng gợi ý:

2.75

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giá trị của bản thân trong cuộc sống. (Mỗi con người sinh ra đều có những đặc điểm, cá tính riêng. Để đạt được những thành công mà chúng ta mong đợi, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ giá trị của bản thân mình).

0.25

a. Giải thích:

- Câu chuyện ngụ ngôn: Sự tranh cãi vẻ đẹp giữa Cáo và Báo. Một con thì tự hào về ngoại hình của mình, sự khác biệt mà Cáo không có. Một con lại tự hào về trí tuệ của mình điều mà Báo không bằng nó.

- Giá trị của bản thân: là những điều cốt yếu tạo nên mỗi con người bao gồm ngoại hình, tính cách, cá tính, nhân phẩm, ý chí. Mỗi con người đều có những đặc điểm và giá trị khác nhau tạo nên dấu ấn riêng biệt của người đó.

1.0

b. Bàn luận

- Nhờ có những giá trị riêng biệt của bản thân mà con người có những khả năng khác nhau, tư duy khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cuộc sống, cho xã hội.

- Xã hội phát triển là nhờ vào những giá trị riêng biệt của nhiều cá nhân tạo thành.

1.0

c. Chứng minh

Lấy dẫn chứng tiêu biểu, xác thực để minh họa cho bài làm của mình.

(những người làm nghệ thuật nhờ vào khả năng đặc biệt của bản thân mà cống hiến được cho đời những tác phẩm tiêu biểu.

- Hướng dẫn chấm:

+ Bàn luận ,đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng thuyết phục: 2.75 điểm.

+ Bàn luận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu, dẫn chứng không phù hợp, chưa thuyết phục: 1.5 điểm 2.0 điểm.

+ Bàn luận chung chung, sơ sài,dẫn chứng sơ sài, không có dẫn chứng: 0,25 điểm – 1.5 điểm

0.5

Khái quát tầm quan trọng giá trị của bản thân và đưa ra bài học.

- Khái quát được ý: 0.25 điểm.

- Không khái quát 0 điểm.

0.25

d. Chính tả, ngữ pháp:

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

2. Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

KHOẢNG TRỜI, HỐ BOM

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá,
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh

(Trích “Khoảng trời, hố bom”,Lâm Thị Vỹ Dạ, Thơ văn Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục Việt Nam, 1985).

Chú thích:

* Lâm Thị Vỹ Dạ sinh năm 1949, quê ở Lệ Thủy, Quảng Bình. Khi mới lên 10 đã có bài thơ Dòng sông đen. Lâm Thị Mỹ Dạ là gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Bài thơ Khoảng trời, hố bom nhận Giải nhất cuộc thi thơ, báo Văn nghệ 1973.

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ 8 chữ

C. Thơ 7 chữ

B. Thơ tự do

D. Thơ ngũ ngôn

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

A. Tự sự

C. Biểu cảm

B. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

A. “Em” – Cô gái thanh niên xung phong

B. “Tôi” – Người lính trên đường hành quân

C. ‘’Đồng đội của Tôi” – Những người lính

D. “Bạn bè của tôi”- Những người có mặt trên đường hành quân.

Câu 4: Nêu giá trị nghệ thuật của chuỗi hình ảnh mang tính biểu trưng: ngọn lửa - vì sao ngời chói lung linh - vầng mây trắng - vầng dương - mặt trời?

A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh

B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình.

C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong.

D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước.

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ “ Em nằm dưới đất sâu. Như khoảng trời đã nằm yên trong đất”?

A. Nói giảm nói tránh, Ẩn dụ

C. Nói giảm nói tránh, So sánh

B. Nói giảm nói tránh, Nhân hóa

D. Nói giảm nói tránh, Hoán dụ

Câu 6: Nội dung nào sau đây KHÔNG thể hiện nội dung của khổ thơ ?

A. Sự bất tử hóa vẻ đẹp cao cả của người nữ thanh niên xung phong.

B. Cảm hứng ca ngợi, trân trọng sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong.

C. Ý nghĩa cao cả của sự hi sinh dũng cảm của người nữ thanh niên xung phong.

D. Nỗi đau đớn, bi thương trước sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong.

Câu 7: Vẻ đẹp của nữ thanh niên xung phong trong văn bản trên?

A. Tâm hồn lạc quan yêu đời.

B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ quốc.

C. Tình yêu lứa đôi thủy chung, son sắt.

D. Nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Người con gái trong đoạn thơ đã hi sinh như thế nào? Tìm những lời thơ nói lên điều đó.

Câu 9: Chỉ ra 2 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 10: Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam?(Viết khoảng 7-10 câu)

II. VIẾT (4 điểm):

Viết bài văn phân tích, đánh giá về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm “Khoảng trời, hố bom” của tác giả Lâm Thị Vỹ Dạ.

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

C

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

- Người con gái trong đoạn thơ đã hi sinh vì bị trúng bom đạn của kẻ thù

- Những lời thơ cho thấy sự hi sinh của người con gái : Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa /Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5

9

- Biện pháp nói giảm, nói tránh, so sánh: Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

- Tác dụng: Biểu thị nỗi tiếc thương của tác giả và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn cũng như sự bất tử của cô gái thanh niên xung phong.

- Học sinh nêu được 2 ý nghĩa: 1,0 điểm.

- Học sinh nêu được 1 ý nghĩa: 0,5 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung trên, giáo viên căn cứ vào mức độ thuyết phục để cho điểm.

1.0

10

Học sinh viết được:

Con người Việt Nam là những con người anh dũng , bất khuất , kiên trung. Ngay cả những cô gái thanh niên xung phong với vẻ ngoài mảnh mai, yếu ớt nhưng chí hướng của những người con gái ấy thì không hề nhỏ bé. Họ sẵn sàng đi trước mở đường, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự tự do , độc lập cho dân tộc. Người Việt Nam không bao giờ chịu bé nhỏ , chịu cúi đầu trước khó khăn , gian khổ. Càng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt , khó khăn , người dân ta càng kiên cường, thông minh và can đảm. Đó chính là một trong những phẩm chất đáng khen ngợi ở con người Việt Nam. Chính điều này đã làm nên chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân tộc và mang lại tự do , độc lập cho nước nhà.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm Khoảng trời, hố bom

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

0.5

2.0

0.5

Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm. Khái quát nội dung chính cần phân tích, đánh giá.

Thân bài:

LĐ1: Xác định chủ đề và phân tích chủ đề

LĐ2: Phân tích, đánh giá từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

LĐ3: Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

LĐ4: Chốt chủ đề, nghệ thuật + liên hệ với tác phẩm cùng chủ đề.

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề + Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân và bài học.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm. .

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,25

I + II

Tổng điểm

10

4. Đề thi giữa kì 2 Văn 10 KNTT 2024

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 20... - 20...

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(Không kể thời gian phát đề)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – BÀI 43

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tịn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Nguyễn Trãi)

Câu 1: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ở phương diện nào?

A. Âm thanh

B. Màu sắc

C. Hương vị

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Những âm thanh ngày hè gợi không khí như thế nào về bức tranh cuộc sống?

A. Thanh bình, yên vui

B. Rộn ràng, tấp nập

C. Sống động, ồn ào

D. Tưng bừng, náo nhiệt

Câu 3: Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ là gì?

A. Tả cảnh ngụ tình

B. Sử dụng từ láy

C. Các cặp đối chỉnh

D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Nghĩa của câu Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng là gì?

A. Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn của vua Ngu

B. Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu

C. Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc cho dân no ấm

D. Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu

Câu 5: Câu thơ nào cho biết đây là cảnh vào độ cuối mùa hè?

A. Lao xao chợ cá làng ngư phủ

B. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

C. Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

D. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Câu 6: Câu thơ nào miêu tả bức tranh đầy sức sống trong bài thơ?

A. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

B. Rồi, hóng mát thưở ngày trường

C. Dân giàu đủ khắp đòi phương

D. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Câu 7: Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua bài thơ?

A. Tấm lòng thiết tha với cuộc đời

B. Tấm lòng ưu ái với dân, với nước

C. Tấm lòng trăn trở trước thế sự

D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật

Câu 8: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ?

A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm

B. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống

C. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba

D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo

Câu 9: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ bài thơ trên.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà anh/chị đã học hoặc đã đọc.

5. Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 10 KNTT

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

D

0,5 điểm

Câu 2

B

0,5 điểm

Câu 3

D

0,5 điểm

Câu 4

C

0,5 điểm

Câu 5

C

0,5 điểm

Câu 6

D

0,5 điểm

Câu 7

C

0,5 điểm

Câu 8

C

0,5 điểm

Câu 9

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

- Nội dung: từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, thí sinh suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay. Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì ? Tại sao phải lấy dân làm gốc ? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc ? Bài học nhận thức và hành động ?

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

2. Thân bài

- Khái quát chủ đề của truyện

- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

- Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện.

- Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống.

3. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Mời các bạn xem thêm các đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 trong các đường link bên dưới:

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo 2024

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2024 có đáp án

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (12 đề)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 10.009
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm