Phân tích nhân vật mẹ Lê
Phân tích nhân vật bác Lê
Nhà mẹ Lê một truyện hay trích trong tập Gió đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Truyện kể về nhân vật mẹ Lê, một người đàn bà nghèo khổ cùng với đàn con nheo nhóc. Cuộc đời của mẹ Lê là những chuỗi ngày bất hạnh khó khăn đến cùng cực nhưng ở mẹ vẫn toát lên những đức tính cao quý để che chở bảo vệ cho đàn con. Sau đây là bài văn mẫu phân tích nhân vật mẹ Lê hay và ý nghĩa, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Phân tích nhân vật mẹ Lê trong truyện ngắn cùng tên
Dưới ngòi hút đa tài, đa nghệ viết ra những câu từ văn chương như tranh vẽ tả thực của Thạch Lam, đoạn trích đã và đang lột tả chân thực về số phận đáng thương của một người đàn bà làm mẹ của tận mười một người con nheo nhóc. Cái đói, sự túng quẫn đặc trưng của cái xã hội thời bấy giờ được hiện lên. Đã nghèo, đã đói khát nhưng mẹ Lê lại đẻ nhiều con khiến cho sự túng quẫn, khổ sở hơn gấp nhiều lần. Hình ảnh một người đàn bà với làn da nhăn nheo như quả trám khô, thân hình thấp bé khắc khổ nhưng lại là mẹ của mười một đứa con, đứa lớn nhất mới mười bảy, đứa bé nhất vẫn còn bế trên tay. Cái sự bần cùng hóa của xã hội hết thảy cứ như đang hiện diện hết ở nhà Mẹ Lê. Đói rét, nghèo khổ, túng quẫn khi tận mười mấy con người nheo nhóc trong cái nhà được miêu tả như cái “ổ chó” cùng với sự châm biếm miêu tả mẹ con nhà mẹ Lê như những “chó mẹ và chó con” được toát lên sự chua xót, khổ cực đến nỗi so sánh người với động vật như vậy. Tuy là thế, nhưng người mẹ này luôn âm thầm chịu đựng sự vất vả một mình, lam lũ, không than thở hay hờn trách một câu. Hình ảnh Mẹ Lê là hiện diện của cả triệu bà mẹ thời bấy giờ, có khổ đến mấy cũng không bỏ con, thà chịu đói, chịu rét, chịu hết tất cả sự khổ đau thì cũng nuôi con cho bằng được. Sự vĩ đại ấy, cứ âm thầm lặng lẽ, chịu đựng. Hình ảnh thống khổ biết bao nhưng lại được âm thầm chắt chiu những cái đẹp, cái đẹp của người làm mẹ từ bao đời nay, thà rằng để mình chịu khổ, thà rằng bữa đói bữa no chứ không để con phải chết đói, chết khát và thậm chí nhịn đói nuôi con để cho những đứa nhỏ không phải khổ hơn mình dù chỉ một chút. Sự cao cả ấy được hiện diện rõ nhất là lấy sự vất vả vì có việc làm niềm vui, vì lúc ấy có người thuê làm việc, có vài bát gạo, vài đồng bạc để nuôi con. Lúc đó, con bà có bát cơm để no bụng. Nhưng rồi mẹ lại chìm trong sự lo âu, đến mùa đông hết việc chỉ còn rạ khô ngoài đòng, không ai thuê mẹ nữa, con mẹ lại chịu đói từng bữa. Những đứa con nheo nhóc oằn mình chịu đói chịu rét đến ngày mùa năm sau. Cái khổ của nhà mẹ Lê là nhà quá đông con khiến mẹ phải oằn mình lo toan mọi thứ.
Trong cái xã hội thời bấy giờ luôn nặng gánh rằng “ đông con hơn nhiều của” thành ra gia cảnh của mẹ thời bấy giờ là cực kỳ phổ biến. Qua cái gia cảnh của Mẹ Lê ở trên, chắc hẳn ai cũng thương xót cho người đàn bà ấy và luôn nghĩ rằng, đẻ nhiều thì chịu khổ, giá như mẹ ít con hơn thì bớt gánh nặng phần nào. Và từ hình ảnh của mẹ Lê, ta vẫn thấy rằng, bà là một người biết hy sinh, chịu thương chịu khó, dù như thế nào cũng che chở cho con mình, thậm chí là oằn mình chịu rét che chở cho con, cố lấy thân xác của mình che chở cho đứa con nhỏ rét run lên vì lạnh.
Qua hình ảnh của Mẹ Lê, ta rút ra được một điều rằng chúng ta ý thúc được về câu chuyện giải pháp, cách cứu rỗi mỗi con người trong cuộc đời nghèo khổ ấy. Có ai có thể giang tay để cứu, để cưu mang cho mảnh đời bất hạnh của mẹ con nhà Lê. Hay, cứ vòng nối vòng, cuộc đời họ sẽ nghèo khổ, đáng thương và khổ sở như thế. Thạch Lam đã viết những dòng văn nhẹ nhàng và rất thơ về cuộc đời của những con người bất hạnh, đau khổ. Thế nhưng, có lẽ, ẩn sâu trong lời văn, nhà văn muốn nhắc nhở và khơi gợi tình thương trong mỗi con người.
2. Phân tích nhân vật bác Lê trong đoạn trích nhà mẹ Lê
“Nhà mẹ Lê” là một câu chuyện hiện thực nhưng giàu tính nhân đạo của Thạch Lam. Không xuất hiện những người tốt cứu giúp, cũng không có một kết cục tốt đẹp những khi đọc truyện, người đọc đều cảm thấy trên thế gian thực chất lòng người vẫn còn tồn tại.
Bác Lê là một người phụ nữ nghèo khổ, sống một mình và nuôi 11 người con. Khốn khổ là vậy nhưng bác vẫn không bỏ con bỏ cái, cả cuộc đời làm lụng và đến cuối cùng, nguyên nhân gây ra cái chết cho bác cũng là do đói quá, phải đi xin cơm. Những đứa con và cuộc sống hàng ngày của gia đình bác được tác giả miêu tả sống động và chân thật. Điểm nhấn của những cảnh đó chính là việc những ký ức hiện về đẹp đẽ, tìm niềm vui trong khó khăn khi thi thoảng sẽ được ăn no.
Gia cảnh khó khăn của mẹ Lê là một trong những tình huống thường gặp của những người bình dân trong xã hội hiện đại. Nhà văn Thạch Lam đã khéo léo miêu tả một cách chân thật và đầy xúc cảm gia cảnh của mẹ Lê, gửi gắm những thông điệp về sự khó khăn, những thử thách trong cuộc sống cùng với tinh thần kiên cường, bền bỉ và lòng hy vọng. Việc miêu tả nhân vật mẹ Lê cũng là một cách để tác giả truyền tải thông điệp về sự đoàn kết, sự giúp đỡ nhau trong xã hội.
Lòng nhân đạo của Thạch Lam được thể hiện trong truyện qua 2 chi tiết. Đầu tiên, chính là lòng người luôn hướng thiện. Dù rơi vào tình cảnh khốn khổ và nghèo đói, người mẹ vẫn không bỏ rơi những đứa con của mình. Trong những ngày tăm tối ấy, bà Lê vẫn luôn vui vẻ, kiếm được miếng nào hay miếng đó. Con người không bị tha hóa do đói nghèo hay đau khổ. Thứ hai, khi bà mất, những người hàng xóm có lẽ chẳng phải ruột rà máu mủ lại sẵn sàng giúp đỡ. Khi đó, việc góp tiền mua một cái vón gỗ đã thể hiện lòng người và bản tính con người chưa hề mất đi.
Thạch Lam kể chuyện không giống bất cứ tác giả nào thời bấy giờ. Truyện của ông vừa hiện thực, phũ phàng nhưng vẫn thể hiện được tình người trong từng câu chữ.
3. Đoạn văn phân tích nhà mẹ Lê
Đoạn trích “Nhà mẹ Lê” đề cập đến số phận đáng thương của người mẹ nghèo đông con. Người nông dân túng quẫn, nghèo đói vì gia đình đông đúc, khổ sở.
Cái khổ của nhà mẹ Lê là cái khổ của cảnh đời đông con, túng quẫn. Nếu ít con hơn, có lẽ mẹ Lê sẽ có thể được bớt lo, bớt khổ phần nào. Cảnh gia đình đông con của nhà mẹ Lê không phải là hiếm trong xã hội ấy. Đông con là một áp lực, là một gánh nặng đè lên vai bất kì người phụ nữ nào, gia đình nào trong xã hội ấy. Do đó, chúng ta cần phải biết lựa chọn, phải biết sắp xếp trong mọi hoàn cảnh. Chỉ khi ta thật sự ý thức về hoàn cảnh của mình thì mới có thể đưa ra những lựa chọn hạnh phúc phù hợp. Còn nếu như không thể sắp xếp cuộc sống ấy, sẽ rất khó để mỗi người tự lo cho cuộc sống của mình. Và sẽ không chỉ bản thân ta khổ mà có lẽ mỗi người xung quanh ta cũng khổ, cũng nhọc.
Bên cạnh đó, đọc đoạn trích, chúng ta ý thúc được về câu chuyện giải pháp, cách cứu rỗi mỗi con người trong cuộc đời nghèo khổ ấy. Có ai có thể giang tay để cứu, để cưu mang cho mảnh đời bất hạnh của mẹ con nhà Lê. Hay, cứ vòng nối vòng, cuộc đời họ sẽ nghèo khổ, đáng thương và khổ sở như thế. Thạch Lam đã viết những dòng văn nhẹ nhàng và rất thơ về cuộc đời của những con người bất hạnh, đau khổ. Thế nhưng, có lẽ, ẩn sâu trong lời văn, nhà văn muốn nhắc nhở và khơi gợi tình thương trong mỗi con người. Tấm lòng nhân đạo của tác giả Thạch Lam vẫn luôn thường trực trong thơ văn của ông.
4. Cảm nhận nhân vật mẹ Lê
Thạch Lam là một tên tuổi lừng danh trong nhóm “Tự lực văn đoàn”. Với quan niệm rằng văn chương phải lành mạnh và tiến bộ, ông đã trở thành một trong những tác giả truyện ngắn nổi tiếng nhất, với khả năng đặc biệt trong việc khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. Các tác phẩm của ông thường không tập trung vào các sự kiện lớn, mà thay vào đó tập trung vào những trải nghiệm, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trong cuộc sống hàng ngày. Thường xuyên khai thác câu chuyện của những người lao động nghèo khổ, ông đã tạo ra những tác phẩm đáng nhớ, trong đó có tác phẩm "Nhà bà Lê". Trong tác phẩm này, ông đã tạo ra một nhân vật vô cùng độc đáo và đầy sức sống, bà Lê, người làm nghề giặt đồ để nuôi dạy con cái.
Bằng tài năng ngôn ngữ, cách hành văn đặc biệt, Thạch Lam đã tạo ra những câu từ văn chương sắc sảo như bức tranh vẽ miêu tả chân thực cuộc sống. Đoạn trích về Mẹ Lê, tác giả như đang miêu tả một cách chân thật về số phận đáng thương của một người phụ nữ với 11 đứa con nhỏ. Tác phẩm này tâm đắc thể hiện cái nghèo, cái túng quẫn của một xã hội đang chịu đựng khốn khổ. Bà Lê, với làn da nhăn nheo như quả trám khô, thân hình thấp bé và đói khát, nhưng lại là mẹ của 11 đứa con, đứa lớn nhất mới chỉ mười bảy tuổi, đứa bé nhất vẫn còn phải được bế trên tay. Tình trạng nghèo khổ và túng quẫn được tả cực kỳ chân thực khi mô tả cuộc sống của gia đình Mẹ Lê trong căn nhà nhỏ bé được miêu tả như một "ổ chó", khiến cho bất lực và khổ đau cứ dâng trào lên từng trang sách. Thực tế đói rét, nghèo khổ và sự khốn khổ đến mức độ so sánh con người với động vật đã được thể hiện một cách đắng cay và cảm động.
Mặc dù đói nghèo, khó khăn bủa vây nhưng người mẹ vĩ đại này vẫn luôn âm thầm chịu đựng, gánh vác hết tất cả mọi nhọc nhằn một cách tự nguyện mà không một lời than thở hay trách móc bất kì ai. Hình ảnh hy sinh vì con cái của mẹ gần như là sự tượng trưng cho những bà mẹ thời đó, họ là những người luôn chấp nhận khổ đau, nghèo khó và đói rét để nuôi dưỡng cho con cái của mình khôn lớn và thành người. Sự vĩ đại của họ được thể hiện qua sự kiên trì và sự chịu đựng. Mặc dù họ phải chịu đựng sự thống khổ, nhưng họ vẫn chăm sóc cho con cái của mình và giữ lại những giá trị đẹp của một người mẹ từ xa xưa đến nay. Họ chấp nhận cả sự đói, rét để đảm bảo cho con cái được no đủ, được ấm no. Họ còn nhịn đói để nuôi con và để cho những đứa trẻ không phải chịu đau khổ như mình. Họ thật cao cả khi phải làm việc vất vả để kiếm sống và đủ gạo, đủ tiền để cho con ăn no. Ngay cả khi không có việc làm, khi chỉ còn rạ khô trên đồng, khi không ai thuê họ làm việc, họ lại chịu đói khó nuốt, không biết làm sao để nuôi con. Những đứa con nheo nhóc của Mẹ Lê phải chịu đói rét và đợi đến mùa đông mới có việc làm. Nhà Mẹ Lê quá đông con, khiến cho mẹ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và trăn trở.
Với quan niệm của xã hội xưa: "Con cái là lộc trời cho", vậy nên việc sinh đông con ở một là đình nghèo như Mẹ Lê là điều bình thường. Tuy nhiên, khi nghe câu chuyện về cuộc đời đầy truân, vất vả của bà, chúng ta không thể không cảm thấy đau lòng và thương xót cho những người mẹ đơn thân trong thời đại đó. Chỉ vì yêu thương con cái, họ chấp nhận hy sinh bản thân và chịu đựng khó khăn để nuôi dưỡng con. Hình ảnh của Mẹ Lê rõ ràng cho thấy bà là một người mẹ vĩ đại, luôn sẵn sàng đeo đuổi và chăm sóc con cái mình. Bà đã không ngại chịu đói, chịu rét để có thể đảm bảo cho đứa con nhỏ nhất của mình được ăn đủ, được ấm áp trong lúc mùa đông lạnh giá đang đến gần. Bằng tình mẫu tử cao cả, Mẹ Lê đã sử dụng thân xác của mình làm áo khoác để bọc trọn cho đứa con nhỏ, che chở cho đứa bé rét run lên vì lạnh. Bà là một hình ảnh rực sáng của tình mẫu tử và tình yêu thương trong cuộc sống đầy khó khăn.
Qua câu chuyện “Nhà bà Lê" ta cảm nhận được tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không ánh sáng, không tương lai, cuộc sống trước cách mạng tháng Tám. Từ hình ảnh của Mẹ Lê, ta rút ra được một điều rằng chúng ta ý thúc được về câu chuyện giải pháp, cách cứu rỗi mỗi con người trong cuộc đời nghèo khổ ấy. Có ai có thể giang tay để cứu, để cưu mang cho mảnh đời bất hạnh của mẹ con nhà Lê. Hay, cứ vòng nối vòng, cuộc đời họ sẽ nghèo khổ, đáng thương và khổ sở như thế. Thạch Lam đã viết những dòng văn nhẹ nhàng và rất thơ về cuộc đời của những con người bất hạnh, đau khổ. Thế nhưng, có lẽ, ẩn sâu trong lời văn, nhà văn muốn nhắc nhở và khơi gợi tình thương trong mỗi con người.
Từ câu chuyện “Nhà bà Lê", chúng ta có thể cảm nhận được những nỗi đau của cuộc sống của những người dân nghèo khổ, sống trong bất cập, mù mịt trước cách mạng tháng Tám. Và thông qua hình ảnh của Mẹ Lê tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng chính chúng ta cũng có thể tìm thấy giải pháp và cách giúp đỡ cho mỗi con người trong cảnh khốn khó ấy. Nhưng có bao nhiêu người sẵn sàng giúp đỡ để cứu rỗi mảnh đời bất hạnh như mẹ con bà Lê? Nếu không giúp đỡ, cuộc đời họ sẽ cứ lặp đi lặp lại trong đau khổ và nghèo khó. Thạch Lam đã viết về cuộc đời của những con người bất hạnh và đau khổ một cách nhẹ nhàng và thơ mộng, tuy nhiên, thông qua những dòng văn đó, ông cũng muốn kêu gọi mỗi con người tìm thấy tình thương và sự đồng cảm với những người đang gặp khó khăn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ Đất nước là gì?
Thực hành tiếng Việt 10 trang 54 Cánh Diều tập 2
Phân tích bài thơ Đất nước Nguyễn Đình Thi
Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo ngắn gọn, dễ hiểu
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2024 có đáp án (12 đề)
Phân tích Lính đảo hát tình ca trên đảo siêu hay
Phân tích Gương báu khuyên răn hay nhất
Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án 2024
Gợi ý cho bạn
-
16 đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh Diều 2023 có đáp án
-
Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ lớp 10
-
Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình
-
Giới thiệu, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc
-
Top 3 bài Phân tích nhân vật Hê ra clét
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 10 Cánh Diều
Phân tích Đi trong hương tràm
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 10 Cánh Diều
Thảo luận về ý kiến cho rằng thị Mầu là người lẳng lơ xấu tính
Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
Em thích nhất câu thơ, hình ảnh nào trong bài Mùa hoa mận
Thơ Đường luật là gì? Khái niệm thơ Đường luật