Đọc hiểu Lá đỏ
Đề đọc hiểu Lá đỏ
Lá đỏ đọc hiểu - Lá đỏ là một trong những bài thơ hay của tác giả Nguyễn Đình Thi. Chỉ với 9 câu thơ ngắn nhưng nhà thơ đã tái hiện lại khí thế hào hùng của cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu bài thơ Lá đỏ có đáp án chi tiết giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung cũng như các biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.
- Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá nội dung bài Đợi mưa trên đảo sinh tồn
- Đọc hiểu không có gì tự đến đâu con
- Một đời như kẻ tìm đường đọc hiểu
Lá đỏ đọc hiểu - đề 1
I. Phần đọc – hiểu:
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn, nhòa trong trời lửa,
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong
("Lá đỏ" của Nguyễn Đình Thi)
Câu 1. Nêu nội dung bài thơ là: Hình ảnh của lá đỏ trong thơ của Nguyễn Đình Thi.
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ: tự do.
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: "Em đứng bên đường như quê hương".
Câu 4. Hãy chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?
Câu 5. Qua hình ảnh "em gái tiền phương" trong bài thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Trả lời
Câu 1. Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc, vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ tự do.
Câu 3.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh ((em đứng bên đường) - quê hương)
Câu 4.
- Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ.
- Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió...
Câu 5.
Kháng chiến chống Mỹ ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và thật oai hùng. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.
Lá đỏ đọc hiểu - đề 2
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Bài thơ được ghi chú sáng tác năm 1974, hoàn cảnh lịch sử đất nước ta lúc ấy giúp em hiểu thêm điều gì về nội dung, cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
Câu 2: Câu thơ “Em đứng bên đường, như quê hương” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Câu 3: Hình dung và ghi lại cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hai câu thơ “Em đứng bên đường, như quê hương – Vai áo bạc quàng súng trường”.
Câu 4: Từ láy “vội vã” trong câu thơ “Đoàn quân vẫn đi vội vã” có ý nghĩa gì?
Câu 5: Hình ảnh bụi Trường Sơn nhòa trời lửa gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 6: Dựa vào hai câu thơ cuối bài (Chào em, em gái tiền phương – Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn) hãy giải thích tại sao có thể coi bài thơ “Lá đỏ” như là dự cảm về một Việt Nam chiến thắng?
Câu 7: Em đã từng học hoặc đọc thêm những tác phẩm thơ văn nào viết về đề tài chiến tranh chống Mĩ cứu nước? hãy kể tên những tác phẩm ấy?
Câu 8: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ?
Trả lời
Câu 1:
Hoàn cảnh lịch sử đất nước ta năm 1974 là giai đoạn cả nước đang chuẩn bị giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do đó nội dung, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là niềm tin vào sự toàn thắng của dân tộc.
Câu 2:
Câu thơ “Em đứng bên đường, như quê hương” sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.
Câu 3:
“Em đứng bên đường, như quê hương – Vai áo bạc quàng súng trường”là một hình ảnh đẹp và ấm áp. Giữa con đường hành quân gian khổ, hình ảnh cô gái thanh niên xung phong đứng bên đường với hình ảnh giản dị, vai áo quàng súng đã xóa tan nhưng sự vất vả vừa trải qua, mang lại cảm xúc thân thương, bình dị như quê hương.
Câu 4:
Từ láy “vội vã” trong câu thơ “Đoàn quân vẫn đi vội vã” có nghĩa thể hiện sự vội vàng, đi liên tục mà không ngừng nghỉ của đoàn quân.
Câu 5:
Hình ảnh bụi Trường Sơn nhòa trời lửa gợi cho em về sự khắc nghiệt và gian lao của chiến tranh.
Câu 6:
Có thể coi bài thơ “Lá đỏ” như là dự cảm về một Việt Nam chiến thắng vì hai câu đó đã thể hiện một lời chào hẹn gặp lại Sài Gòn - nơi mà đoàn quân ta đang tiến về để giải phóng.
Câu 7:
Các tác phẩm thơ văn viết về đề tài chiến tranh chống Mĩ cứu nước: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Dáng đứng Việt Nam….
Câu 8:
Bài thơ gợi cho em suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ là những vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, dù gian khó nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
Lá đỏ đọc hiểu - đề 3
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 2. Hình ảnh so sánh: “Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp nào của nhân vật “em”?
Câu 3. Sức gợi của hình ảnh “Rừng lạ ào ào lá đỏ” và “Bụi Trường Sơn nhoà trời ta”?
Câu 4. Anh/ Chị có nhận xét gì về hai câu thơ cuối bài?
Trả lời
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là cô gái (em gái tiền phương).
Câu 2. Hình ảnh so sánh “Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tảo tần vừa kiên cường, rắn rỏi,… của người con gái tiền phương.
Câu 3. Hình ảnh “Rừng lạ ào ào lá đỏ” và “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” gợi tả không gian của cuộc gặp gỡ giữa anh lính Trường Sơn và cô gái tiên phương: không gian núi rừng vừa hiện thực vừa lãng mạn; vừa trữ tình, thơ mộng (giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lá rừng rụng ào ạt, đỏ rực) vừa hào hùng, dữ dội (lửa bụi chiến tranh bay nhoà trời),…
Câu 4. Hai câu thơ cuối bài là lời chào, cũng là lời ước hẹn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(4 đề) Chiếc bình nứt đọc hiểu
Mạn thuật bài 13 đọc hiểu (5 đề)
Đọc hiểu Một con sông chảy qua thời gian
Đọc hiểu Bay xuyên những tầng mây có đáp án
Đề thi thử THPT Hải Phòng 2023 môn Văn
Lính đảo hát tình ca trên đảo đọc hiểu
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp đọc hiểu
(6 đề) Gió lạnh đầu mùa đọc hiểu có đáp án
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 Cánh Diều
Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp chêm xen và nhận xét về tác dụng tu từ của chúng
Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa trang 40
Soạn bài Mùa hoa mận lớp 10 Cánh Diều ngắn gọn
Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?
12 chiến công của Hercules tóm tắt
Phân tích vẻ đẹp trang nam nhi thời Trần qua 2 câu đầu Tỏ lòng lớp 10