(6 đề) Gió lạnh đầu mùa đọc hiểu có đáp án
Đề đọc hiểu Gió lạnh đầu mùa
Gió lạnh đầu mùa là một trong những tập truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Thạch Lam. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa sử dụng phương thức biểu đạt tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm đã tạo nên một câu chuyện ấm áp về tình người trong cuộc sống khó khăn khi xưa. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số đề đọc hiểu tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam có đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đọc hiểu Gió lạnh đầu mùa Sơn xúng xính
[…] Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với chúng, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tặc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?
Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui […]
(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1, trang 56, NXB Giáo dục,2001)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Ý nào nói đúng về phương thức biểu đạt của VB:
A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận
B. Tự sự, nghị luận, miêu tả
C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
D. Tự sự, thuyết minh, nghị luận
Câu 2: Nhân vật được nhà văn tập trung khắc họa trong đoạn trích là:
A. Lan
B. Sơn
C. Hiên
D. Xuân
Câu 3: Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích:
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Không xác định được
Câu 4: Không gian nghệ thuật được khắc hoạ trong đoạn trích là:
A. Đình làng
B. Cánh đồng
C. Ga tàu
D. Chợ
Câu 5: Hình ảnh những đứa trẻ Cúc, Xuân, Tý, Túc, Hiên gợi những thân phận như thế nào trong xã hội lúc bấy giờ?
A. Những đứa trẻ con nhà nghèo
B. Những đứa trẻ con nhà giàu
C. Những đứa trẻ ngoan
D. Những đứa trẻ hư
Câu 6: Tại sao khi thấy Lan và Sơn đến, những đứa trẻ ở chợ đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập?
A. Vì sợ làm hỏng cái áo mới của Sơn
B. Vì Lan và Sơn không chịu chơi với chúng
C. Vì thân phận nghèo hèn của chúng
D. Vì chúng rét quá nên không chơi cùng Lan và Sơn được
Câu 7: Việc Lan và Sơn sẵn sàng chơi với những đứa trẻ ở chợ thể hiện tính cách gì của 2 nhân vật này?
A. Hiền lành, tốt bụng
B. Nhu nhược, yếu đuối
C. Dũng cảm, nghĩa khí
D. Hòa đồng, cởi mở
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8: “Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà.” Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn trên; từ đó, nhận xét về hiệu quả của việc kết hợp phương thức biểu cảm trong quá trình tự sự?
Trả lời
- Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn: chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương
- Trong quá trình tự sự, khi kết hợp các yếu tố biểu cảm một cách tinh tế sẽ giúp người đọc hiểu thêm về tâm hồn nhân vật, làm cho câu chuyện kể sinh động và lôi cuốn hơn.
Câu 9: Ý định cho Hiên áo góp phần thể hiện tính cách gì của Lan và Sơn? Hành động đó có ý nghĩa gì đối với Hiên?
Hành động đem cho Hiên áo thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Lan và Sơn.
Hành động đó của Lan và Sơn vô cùng có ý nghĩa đối với Hiên vì Hiên nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác giúp em cảm thấy ấm áp hơn trong cuộc sống, đây sẽ là những sự khích lệ đầy ý nghĩa giúp em vượt qua cái giá lạnh của mùa đông.
Câu 10: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) bàn về vai trò của việc học tập để xây đắp tương lai.
- Hình thức: 01 đoạn văn với dung lượng khoảng 10 dòng
- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật những ý chính sau:
+ Học tập để nâng cao hiểu biết, kĩ năng nâng tầm chất lượng cuộc sống: có chuyên môn, có nghề nghiệp,…
+ Học tập để bồi đắp tinh thần trở thành người có nhân cách cao đẹp, vì một xã hội văn minh.
2. Đọc hiểu Gió lạnh đầu mùa trắc nghiệm kết hợp tự luận
Đọc đoạn trích sau:
....Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui....
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1, trang 56, NXB Giáo dục – 2001)
Lựa chọn đáp án đúng :
Câu 1: Các phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Nghị luận, tự sự
B.Tự sự, miêu tả
C.Thuyết minh, tự sự
D. Biểu cảm, tự sự
Câu 2. Từ “xúng xính” thuộc từ loại nào ?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Trạng từ
D. Tính từ
Câu 3. Lòng thương người của Sơn được thể hiện rõ nhất qua chi tiết nào?
A. Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
B. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui
C. Sơn thấy chị gọi Hiên, nó không lại, liền bước gần đến.
D. Sơn động lòng thương, bàn với chị về lấy áo cho Hiên
Câu 4. Chi tiết Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ nghèo và chi tiết thấy Hiên đứng nép một chỗ, Lan vẫy tay gọi ra chơi cùng cho thấy Sơn và Lan là những đứa trẻ như thế nào?
A. Những đứa trẻ nhà giàu kiêu kì
B. Những đứa trẻ cùng cảnh nghèo nên dễ cảm thông
C. Những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, hòa đồng, thân thiện
D. Những đứa trẻ hiểu chuyện, già dặn trước tuổi.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 5: Câu chuyện trên được kể ở ngôi kể thứ mấy?
Câu chuyện trên được kể ở ngôi thứ ba.
Câu 6: Điều gì khiến Sơn có ý nghĩ tặng áo bông cũ cho em Hiên?
Sơn thấy động lòng thương; Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong tâm trí.
Câu 7: Sơn cảm thấy như thế nào khi chị chạy về lấy áo?
Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui....
Câu 8: Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên.
Nội dung chính của đoạn trích: Hai chị em Sơn ra xóm chợ chơi với mấy đứa trẻ con nhà nghèo. Cuộc nói chuyện khiến Sơn động lòng thương mấy đứa trẻ vì nghèo không có áo ấm để mặc. Vì vậy chị em Sơn đã quyết định cho bạn áo cũ của mình.
Câu 9: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh mấy đứa trẻ con nhà nghèo hiện lên trong đoạn trích.
Hình ảnh mấy đứa trẻ con nhà nghèo hiện lên trong đoạn trích:
Đó là những đứa trẻ con nhà nghèo thường xuyên phải chịu cảnh đói rét, rách rưới, thiếu thốn nhưng tâm hồn vô tư, trong sáng và có lòng tự trọng.
Câu 10: Đoạn trích đã thể hiện nét đẹp truyền thống nào của dân tộc?
Đoạn trích đã thể hiện rõ nét truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam.
3. Đọc hiểu Gió lạnh đầu mùa - số 1
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:
Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi; Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (1,0 điểm) Từ “hanh” trong đoạn trích nghĩa là gì?
Câu 3. (2,0 điểm) Nêu nội dung đoạn trích.
Câu 4. (2,0 điểm) Tìm và gọi tên các cụm từ đóng vai trò vị ngữ trong những câu sau và cho biết tác dụng của việc mở rộng vị ngữ bằng cụm từ trong câu: Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.
Gợi ý
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự
Câu 2. Từ “hanh” trong đoạn trích nghĩa là thời tiết khô và hơi lạnh
Câu 3. Nội dung chính: Cảm nhận của nhân vật Sơn về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng ngày đầu mùa đông.
Câu 4. Các cụm đóng vai trò chủ ngữ: - đã trở dậy: cụm động từ - đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống: cụm động từ - nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi: cụm động từ
*Tác dụng:
- Các hoạt động của nhân vật được thể hiện cụ thể, rõ ràng.
- Giúp người đọc hình dung và cảm nhận sâu sắc hơn các hoạt động của nhân vật được thể hiện trong câu văn.
4. Đọc hiểu Gió lạnh đầu mùa - số 2
I/ Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn:
(1) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cảnh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi. (2) Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kĩ Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhận thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi. (3) Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, là rung động và hình như sắt lại vì rét.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, NXB Văn học, 2014,tr.7)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên (0,75đ)
Câu 2. Tìm những từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong đoạn (1). (0,75đ)
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh đối lập trong đoạn (1) và đoạn (2). (1đ)
Câu 4. Nhân vật Sơn đã cảm nhận thời khắc chuyển mùa bằng những giác quan nào? Từ đó em có nhận xét gì về nhân vật Sơn?
Gợi ý
Câu 1. Phương thức tự sự, miêu tả
Câu 2.
- không gian: cánh đồng, trên giường, ngoài sân, trời không
- thời gian: buổi sáng hôm nay, hôm qua, cuối tháng mười, một đêm, mọi khi
Câu 3. Những từ ngữ đối lập: nắng ấm và hanh, nóng bức, chảy mồ hôi với lạnh, rét mướt. Điều đó cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết khi có gió mùa về.
Câu 4. Sơn cảm nhận bằng xúc giác và thị giác, điều đó cho thấy cậu bé là người nhạy cảm với những đổi thay của thời tiết, có những cảm nhận, quan sát tinh tế.
5. Trắc nghiệm Gió lạnh đầu mùa - đề 1
Câu 1: Chọn đáp án thể hiện đầy đủ nhất cốt truyện của tác phẩm Gió lạnh đầu mùa?
A. Sơn tỉnh dậy, lấy áo mặc, ra chợ chơi gặp lũ trẻ con nhà nghèo, thương bạn, cho bạn áo. Đến khi về đến nhà, Sơn sợ mẹ mắng.
B. Sơn nhận thấy sự thay đổi của thời tiết và những sinh hoạt gia đình. Bằng lòng thương cảm đầy trắc ẩn, Sơn cho bạn cái áo cũ. Về nhà, Sơn sợ mẹ mắng.
C. Sơn nhận ra sự thay đổi của thời tiết và những sinh hoạt gia đình. Gặp lũ bạn con nhà nghèo không có áo mặc, Sơn động lòng trắc ẩn mang áo cho bạn. Về đến nhà, Sơn lo sợ mẹ mắng nhưng hai bà mẹ đã rất chia sẻ và thông cảm cho nhau. Mẹ âu yếm trước hành động của hai chị em Sơn.
D. Sơn cho bạn áo, về nhà sợ mẹ mắng.
Câu 2: Tình huống của câu chuyện là gì?
A. Sơn nhận thấy sự thay đổi của thời tiết.
B. Sơn và mọi người trong nhà nhớ đến em Duyên.
C. Chị em Sơn ra xóm chợ chơi với mấy đứa trẻ con nhà nghèo
D. Cho áo và trả áo
Câu 3: Tìm những tính từ có trong câu văn Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng Mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi
A. Giời, nắng
B. Đồng ruộng, những chiếc lá
C. Ấm và hanh, nứt nẻ, giòn khô
D. Ấm và hanh, nứt nẻ, giòn khô, rơi.
Câu 4: Câu văn … đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám toàn một màu trắng đục. Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như lại vì rét cho thấy thời tiết mùa đông như thế nào?
A. Lạnh và ẩm ướt
B. Nóng và khô
C. Rét, hanh khô
D. Nồm và khô
Câu 5: Từ sắt lại có nghĩa là gì?
A. Màu nâu đồng như sắt
B. Trở nên có vẻ cứng rắn và tựa như đanh lại
C. Khô lại
D. Cứng hơn
Câu 6: Truyện kể theo ngôi kể nào và đặt điểm nhìn vào nhân vật nào?
A. Ngôi thứ nhất, nhân vật Sơn
B. Ngôi thứ nhất, nhân vật vú già
C. Ngôi thứ ba, nhân vật Hiên
D. Ngôi thứ ba, nhân vật Sơn
Câu 7: Tại sao Sơn lại mang cho Hiên áo?
A. Vì thương Hiên
B. Vì Sơn muốn làm được việc tốt
C. Vì Sơn muốn được mẹ khen
D. Sơn thấy động lòng thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà
Câu 8: Biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?
A. Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế
B. Thủ pháp đối lập
C. Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9 (1.0đ): Không gian nghệ thuật trong truyện được xây dựng như thế nào?
Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xây dựng được không gian rất riêng.
Câu chuyện có một mã nền riêng (Mã nền là một thế giới được tạo nên từ một cặp đối lập cơ bản) đó là “lạnh- ấm”. Chính cặp đối lập này đã thiết lập toàn bộ mô hình cấu trúc không gian của truyện. Ở đó có sự “lạnh- ấm” của thời tiết, có sự đối lập rõ rệt giữa thời tiết của ngày hôm qua với ngày hôm nay.
Đó cũng là sự đối lập hoàn cảnh giàu – nghèo giữa chị em Sơn với những đứa trẻ nghèo xóm chợ.
Sự đối lập lớn nhất trong truyện chính là giữa cái “lạnh” của thời tiết với cái “ấm” của lòng người – sự đối lập giữa trong và ngoài.
Cũng trên cái nền “lạnh -ấm” ấy còn một cặp đối lập nữa đó là “già –trẻ”. Thế hệ trẻ là Sơn, Lan, Hiên, những đứa trẻ nghèo xóm chợ đã gạt bỏ sự khác biệt về hoàn cảnh để đến gần nhau hơn, xích lại gần nhau trong tình người ấm áp. Còn người lớn thì lại khác, mẹ Hiên vẫn luôn ý thức được thân phận và hoàn cảnh của mình nên đã tự trọng đem trả lại áo cho mẹ Sơn. Người lớn không dễ gì xóa nhòa được khoảng cách “giàu- nghèo”, không dễ gì quên được thân phận của mình.
Câu 10 (1.0đ): Em học được gì từ hành động cho áo của Sơn?
- Biết rung cảm trước những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình
- Biết giúp đỡ, sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn
- Không kiêu kì, khinh bạc khi mình có điều kiện vật chất hơn người khác…
6. Trắc nghiệm Gió lạnh đầu mùa - đề 2
Đọc văn bản sau:
“...Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:
- Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.
Đứa khác nói:
- Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.
Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:
- Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?
Sơn ưỡn ngực đáp:
- Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.
Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:
- Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:
- Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?
Con bé bịu xịu nói:
- Hết áo rồi, chỉ còn cái này.
- Sao không bảo u mày may cho?
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”…
(Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
Câu 2. Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?
A. Lan, con Xuân, con Tý, con Túc
B. Hiên, Lan, đám bạn
C. Sơn, Lan
D. Sơn, Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc
Câu 3. Trong văn bản trên có bao nhiêu từ láy ?
A. 12 từ
B. 10 từ
C. 9 từ
D. 11 từ
Câu 4. Thái độ của chị em Sơn với những đứa trẻ trong xóm chợ là:
A. Thân mật, hòa đồng, vui vẻ
B. Khinh khỉnh, kiêu căng
C. Coi thường, ghét bỏ
D. Xa lánh, coi thường
Câu 5. Trong văn bản, nhân vật Hiên được miêu tả như thế nào?
A. Là một cô bé có hoàn cảnh khá giả mới may một chiếc áo bông đẹp.
B. Là một cô bé nhà nghèo, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.
C. Là một cô bé nhà nghèo nhưng được bà chủ cho một đôi giày rất đẹp
D. Là một cô bé tính tình nóng nảy, kiêu căng
Câu 6. Phó từ trong câu:
“Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà.” là:
A. Thương
B. Em
C. Như
D. Cũng
Câu 7. Sau hành động về nhà lấy áo cho Hiên của chị Lan, Sơn cảm thấy như thế nào?
A. Cảm thấy lòng ấm áp, vui vui
B. Cảm thấy bực mình vì mất thời gian đi chơi
C. Cảm thấy mới mẻ, lạ lẫm
D. Cảm thấy bất ngờ, thú vị
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như thế nào?
Qua đoạn trích, em cảm nhận được Sơn và Lan là những đứa trẻ tốt bụng, giàu lòng nhân ái và thương người.
Câu 9. Em đã gặp tình huống tương tự Sơn và chị Lan chưa. Nếu là em, trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì?
Nếu em gặp tình huống tương tự như nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, có lẽ em cũng sẽ hành động giống như Sơn. Bởi lẽ lá lành đùm lá rách từ lâu vẫn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và được truyền dạy qua các thế hệ. Và trong cuộc sống luôn cần tình yêu thương. Chính vì vậy khi gặp những hoàn cảnh khó khăn hơn mình em sẽ vui vẻ giúp đỡ mọi người.
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tương thân tương ái của con người Việt Nam.
Học sinh tự trình bày.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo (8 đề) có đáp án
-
Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa 2 nhân vật Cò và An
-
Phân tích bài Thuật hứng 24 (6 mẫu) siêu hay
-
Hãy viết bản hướng dẫn cách sử dụng một trong những thiết bị thông dụng nơi công cộng
-
Theo bạn, có thể gìn giữ phát huy di sản dân tộc bằng cách nào?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 10 CTST
Soạn bài Đất rừng Phương Nam lớp 10 Chân trời sáng tạo
Đọc mở rộng theo thể loại - Nắng mới - Lưu Trọng Lư
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói tục chửi bậy (4 mẫu)
Viết bài luận về bản thân lớp 10 Chân trời sáng tạo
Tìm hiểu mức độ quan tâm của học sinh lớp bạn đối với âm nhạc truyền thống
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Chân trời sáng tạo