Thuật hứng 24 đọc hiểu (5 đề)

Là một tác gia lớn có nhiều đóng góp trên nhiều lĩnh vực, các tác phẩm thi ca của Nguyễn Trãi để lại cho nhân loại có giá trị vô cùng to lớn, đặc biệt là tập Quốc âm thi tập được viết bằng chữ Nôm bao gồm nhiều chùm thơ với các chủ đề khác nhau như Ngôn chí, Trần tình, Thuật hứng, Bảo kính cảnh giới... Trong bài viết ngày hôm nay Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu Thuật hứng bài số 24 giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như tài năng của Nguyễn Trãi.

Thuật hứng có nghĩa là bày tỏ sự hứng thú riêng của mình. Chùm thơ “Thuật hứng” được viết ra trong thời kỳ Nguyễn Trãi về sống ở Côn Sơn. Bài thơ Thuật hứng 24 được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú. Sau đây là một số bộ đề đọc hiểu Thuật hứng 24 có đáp án chi tiết giúp các em nắm rõ hơn về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

1. Công danh đã được hợp về nhàn đọc hiểu

Công danh đã được hợp về nhàn đọc hiểu

Công danh đã được hợp (1) về nhàn

Lành dữ âu chi thế nghị khen

Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then.

Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen.

(Thuật hứng-bài 24- Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006 )

Chú thích:

(1) Hợp : đáng, nên

(2) Yên hà : khói sông (3) Bui : chỉ có (4) Chăng : chẳng

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn bản trên

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen

Câu 4: Anh/ chị hiểu như thế nào về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối.

Gợi ý

Câu 1: Phương thức biểu đạt bài Thuật hứng 24: Biểu cảm

Câu 2:

Ao cạn, bèo, muốn, phong nguyệt, yên hà.

Câu 3:

Liệt kê "ao cạn, vớt bèo, cấy muốn, phát cỏ, ương sen"

Tác dụng:

Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

Nhấn mạnh về cuộc sống bình dị, nông nhàn của tác giả

Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống bình dị

Câu 4:

Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng của một người yêu nước thương dân. Ngay cả khi sống trong cảnh nhàn hạ, gần gũi với thiên nhiên thì ông vẫn không quên mối lo cho dân, cho nước. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước, thương dân nồng nàn, thiết tha.

2. Đọc hiểu Thuật hứng 24

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui* có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng** khuyết, nhuộm chăng đen.

(Thuật hứng 24– Nguyễn Trãi, TríchLuận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87)

* Bui: duy, chỉ có

**chăng: chẳng, không

Câu 1. Nêu tên thể thơ của văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận. (0,5 điểm)

Câu 3. Hai câu kết cho thấy vẻ đẹp gì của Nguyễn Trãi? (1.0 điểm)

Câu 4. Hai câu đề của bài thơ trên gợi cho em nghĩ đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ Văn 10? Chỉ ra một điểm giống nhau giữa hai bài thơ? (1.0 điểm)

Gợi ý

Câu 1: Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cặp câu luận: đối, phóng đại…

Câu 3: Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện qua cặp câu kết: tấm lòng trung hiếu/ lòng yêu nước, thương dân/ kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân…

Câu 4: Hai câu thơ đầu gợi nhớ bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Điểm giống nhau giữa 2 bài thơ: đều thể hiện tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên,…

3. Đọc hiểu bài thơ Thuật hứng số 24

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế ngợi khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Trì thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui có một lòng trung liễn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

(Thuật hứng bài 24 – Nguyễn Trãi)

Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú Đường luật.

D. Lục bát

Câu 2: Ý nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa của câu thơ thứ nhất?

A. Hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.

B. Nguyễn Trãi vẫn rất khao khát đối với việc lập công danh nhưng thời thế không cho phép, bắt buộc ông phải về nhàn.

C. Đối với Nguyễn Trãi, nếu không còn công danh thì lựa chọn tốt nhất là lui về nhàn.

D. Đối với Nguyễn Trãi, công danh chỉ là tạm bợ, thú nhàn là điều ông luôn hướng tới.

Câu 3: Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực, hai câu luận

C. Hai câu luận, hai câu kết

D. Hai câu kết

Câu 4: Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm tài sản riêng của mình, đúng như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san” Phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây?

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

Câu 5: Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?

A. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.

B. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.

C. Nối về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại, đối lập với cuộc sống giàu sang ngày còn làm quan của Nguyễn Trãi.

D. Nói về những công việc lao động lặp lại nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng.

Câu 6: “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” suy nghĩ trên được thể hiện trong câu thơ nào?

A. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.

B. Công danh đã được hợp về nhàn,

C. Mài chăng khuyết, nhuộm răng đen

D. Bui có một lòng trung liễn hiếu,

Câu 7: Ý nào sau đây đúng khi nói về nội dung của câu thơ cuối?

A. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi đối với cha mẹ.

B. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua.

C. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.

D. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi.

Câu 8: Nêu nội dung chính của bài thơ trên.

Câu 9: Nêu những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ.

Câu 10: Bài thơ trên thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Gợi ý

Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

Bài thơ viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật

→ Đáp án C

Câu 2. Ý nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa của câu thơ thứ nhất?

Câu thơ: “Công danh đã được hợp về nhàn” ý muốn nói hoàn cảnh của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.

→ Đáp án A

Câu 3. Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?

Phép đối được sử dụng trong hai câu thực và hai câu luận

→ Đáp án B

Câu 4. Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm tài sản riêng của mình, đúng như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san” Phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây?

Lời nhận xét phù hợp với nội dung câu thơ: “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc/ Thuyền chở yên hà nặng vạy then.”

→ Đáp án C

Câu 5. Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?

Nội dung hai câu luận: Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.

→ Đáp án A

Câu 6. “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” suy nghĩ trên được thể hiện trong câu thơ nào?

Suy nghĩ “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” được thể hiện trong câu thơ: Lành dữ âu chi thế ngợi khen.

→ Đáp án A

Câu 7. Ý nào sau đây đúng khi nói về nội dung của câu thơ cuối?

Nội dung của câu thơ cuối: Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi.

→ Đáp án D

Câu 8: Nêu nội dung chính của bài thơ trên.

Bài thơ thể hiện sự lựa chọn của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn, trở về với cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, với công việc đồng ruộng và rời xa chốn quan trường đầy toan tính.

Tuy vậy, ẩn sâu trong tâm hồn ông vẫn là tấm lòng luôn hướng về dân về nước. Bài thơ ca ngợi tâm hồn thanh cao, trái tim yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi.

Câu 9: Nêu những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ.

Những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ:

- Viết về lối sống nhàn, gần gũi với thú vui của người xưa trong ca dao

- Tâm thế an nhàn, ung dung, tự tại của Nguyễn Trãi có nét tương đồng với tâm thế của người bình dân trong ca dao, dân ca.

- Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ dân gian tự nhiên, gần gũi.

→ Những yếu tố tượng trưng, ước lệ của thơ trung đại đã được thay thế bằng những chất liệu gần gũi, ngôn ngữ dân tộc được sử dụng tinh tế, gợi cảm.

Câu 10: Bài thơ trên thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Qua bài thơ, người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp thanh cao của một con người trọng khí tiết trong Nguyễn Trãi.

Bài thơ khiến người đọc thêm yêu mến nhân cách và tấm lòng ông dành trọn cho nhân dân, đất nước.

4. Thuật hứng 24 đọc hiểu trắc nghiệm

Đọc bài thơ sau:

Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

(Thuật hứng bài 24 - Nguyễn Trãi)

(Chú thích: trì thanh: Đầm, ao xanh trong; bui: Duy chỉ; liễn: Và, với (có bản chép là lẫn);chăng: Chẳng)

Chọn một đáp án đúng:

Câu 1. Thể thơ của bài Thuật hứng giống với thể thơ của bài nào sau đây:

A. Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ

B. Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

C. Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão

D. Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi.

Câu 2. Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực, hai câu luận

C. Hai câu kết

D. Hai câu luận và hai câu kết.

Câu 3. Câu thơ thứ nhất hiểu là:

A. Công thành, danh toại, hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.

B. Với Nguyễn Trãi, công danh không còn nữa thì lựa chọn tốt nhất là lui về nhàn.

C. Nguyễn Trãi vẫn khao khát lập công danh nhưng thời thế thay đổi buộc phải về nhàn.

D. Công danh không thể vui bằng thú nhàn, Nguyễn Trãi chọn thú nhàn.

Câu 4. Suy nghĩ "Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa" được thể hiện trong câu thơ nào?

A. Công danh đã được hợp về nhàn,

B. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.

C. Bui có một lòng trung liễn hiếu,

D. Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Câu 5. Nội dung biểu đạt của hai câu thực và hai câu luận:

A. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng giàu có, đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.

B. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.

C. Nói về những công việc lao động nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng ngoài kia.

D. Nói về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại đối lập với cảnh giàu sang, phú quý ngày còn làm quan.

Câu 6. Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm thành tải sản riêng của mình, đúng như mơ ước "Túi thơ chứa hết mọi giang san" -Nhận xét này phù hợp với nội dung những câu thơ nào?

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết.

Câu 7. Nội dung biểu đạt của hai câu thơ cuối là:

A. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua;

B. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi với cha mẹ;

C. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân không một tác động khách quan nào có thể thay đổi.

D. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua cha không điều kiện bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.

Trả lời câu hỏi:

Câu 8. Em hãy khái quát ngắn gọn nội dung bài thơ trên.

Câu 9. Em hãy chỉ ra những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ trên.

Câu 10. Em hãy viết đoạn văn khoảng 8 - 10 dòng nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ trên.

Đáp án

Câu 1. A (đều là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật)

Câu 2. B (đối câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6)

Câu 3. A (Công thành, danh toại, hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn).

Câu 4. B (Lành dữ âu chi thế ngợi khen. )

Câu 5. B (Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn)

Câu 6. C (Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc - Thuyền chở yên hà nặng vạy then)

Câu 7. C (Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân không một tác động khách quan nào có thể thay đổi)

Câu 8. Nội dung bài thơ trên:

Bài thơ thể hiện sự lựa chọn của Nguyễn Trãi về cuộc sống nhàn, vui thú với thiên nhiên, với công việc đồng ruộng, tận hưởng cuộc sống tự nhiên dân dã, rời xa chốn quan trường nhiễu nhương, sát phạt.. Tuy nhiên, thẳm sâu trong tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là tấm lòng ưu nước, ái dân không gì có thể thay đổi được. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, bình dị của Nguyễn Trãi.

Câu 9. Những yếu tố của văn học dân gian trong bài thơ trên:

- Viết về thú sống nhàn, gần gũi với thú vui của người xưa trong ca dao.

- Tâm thế an nhàn, ung dung, tự tại của Nguyễn Trãi có nét tương đồng với tâm thế của người bình dân trong ca dao, dân ca.

- Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ dân gian tự nhiên, bình dị: Ao cạn, bèo, rau muống, trì thanh.. Có thể nói, trong bài thơ, những khuôn thước cứng nhắc, những yếu tố tượng trưng, ước lệ của thơ trung đại đã được thay thế bằng những chất liệu gần gũi, ngôn ngữ dân tộc được sử dụng tinh tế, gợi cảm.

Câu 10. Đoạn văn 8 - 10 dòng nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ trên: HS tự viết.

Gợi ý

Qua bài thơ, người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp thanh cao của một con người trọng khí tiết trong Nguyễn Trãi. Bài thơ khiến người đọc thêm yêu mến nhân cách và tấm lòng ông dành trọn cho nhân dân, đất nước.

5. Đề đọc hiểu Thuật hứng 24

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Nếu là người biên soạn, anh (chị) sẽ chú giải từ phong nguyệt như thế nào ?

Câu 3. Hình ảnh con người Nguyễn Trãi trong hai câu thơ sau:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vạy then

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan niệm sống Nguyễn Trãi nói đến trong câu thơ “Công danh đã được hợp về nhàn” không? Vì sao?

Trả lời 

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Biểu cảm.

Câu 2.

Phong: gió

Nguyệt: trăng

Nếu là người biên soạn, từ phong nguyệt có nghĩa là gió trăng.

Cả ba tháng mùa thu với Ức Trai là một cái kho chứa đầy gió trăng đến tận nóc.

Câu 3.

Hai câu thơ:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc

Thuyền chở yên hà nặng vạy then

Đã cho người đọc cảm nhận chiều sâu một tâm hồn, cái cao sang của một nếp sống đẹp của Nguyễn Trãi. Có thể nói đây là hai câu thơ hay nhất, nó cho thấy một hồn thơ thanh cao, một cuộc sống tinh thần giàu đẹp, ung dung, hồn nhiên, tự tại của Ức Trai chan hòa với thiên nhiên, tạo vật.

Câu 4.

Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm sống của nguyễn Trãi trong câu thơ “Công danh đã được hợp về nhàn”.

Vì cả cuộc đời cống hiến, hoàn thành được các mục tiêu của đời mình rồi thì sau này nên nghỉ ngơi và tận hưởng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
80 241.706
0 Bình luận
Sắp xếp theo