Top 4 mẫu đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù siêu hay

Viết đoạn văn phân tích một yếu tố đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù - Trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn, các em học sinh đã được làm quen với tác phẩm Chữ người tử tù ngày từ lớp 10. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đoạn văn mẫu phân tích một yếu tố đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù giúp các em hoàn thành tốt phần soạn bài Chữ người tử tù sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1.

1. Những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện Chữ người tử tù

* Đặc sắc nghệ thuật của cảnh cho chữ:

Cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã thể hiện cái tình yêu tha thiết với truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, đó cũng là biểu hiện thầm kín của lòng yêu nước.

Cảnh cho chữ là một cảnh sáng tạo xuất thần của Nguyễn Tuân. Dựng cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân phát huy triệt để sức mạnh của ngòi bút lãng mạn.

Chỉ dưới ánh sáng lãng mạn, lí tưởng hóa, chỉ bằng cây bút “ra hoa”, nhà văn mới có thể tạo nên cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Ngôn ngữ trong cảnh cho chữ trang trọng, cổ kính giàu chất tạo hình, màu sắc điện ảnh. Mỗi nét chữ như một nhát khắc của người nghệ sĩ tạo hình làm cho các hình tượng như chạm nôi, như hình khối hằn lên trên bề mặt chữ nghĩa.

Lại thấy, đoạn văn như một thước phim ngắn, chậm rãi. Cứ sau mỗi câu văn, hình ảnh của sự vật hiện lên một cách rõ ràng.

Cùng với nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, nhà văn đã sử dụng hiệu quả thù pháp tương phản đối lập. Các cặp đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái tầm thường đê tiện,… đã tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của truyện ngắn.

* Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn:

Là nhân vật đẹp nhất, sang nhất trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân, hình tượng Huấn Cao vừa kết tinh từ tư tưởng nhân văn, vừa thể hiện phong cách độc đáo của tác giả “Vang bóng một thời”.

Xây dựng nhân vật Huấn Cao , Nguyễn Tuân đã thể hiện khuynh hướng khám phá, ca ngợi con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ

Không đi sâu vào nội tâm, Nguyễn Tuân có tài dựng chân dung, tính cách nhân vật thông qua tình huống truyện éo le, oái ăm đầy kịch tính với những chi tiết chọn lọc

Phát huy triệt để sức mạnh của bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản đối lập, tất cả được đẩy đến mức siêu phàm phi thường

Ngôn ngữ trong tác phẩm mang vẻ đẹp cổ kính trang trọng, giàu chất tạo hình và màu sắc điện ảnh. Đoạn giỗ gông và cảnh cho chữ có thể xem là những thước phim ngắn cận cảnh đặc sắc. Quả không sai khi nói rằng, bằng tài năng ngôn ngữ độc đáo, Nguyễn Tuân không chỉ tạo dựng nên chân dung sống động về

Huấn Cao – một người nghệ sĩ mang khí phách anh hùng mà còn tạo dựng được không khí cổ xưa, của đất nước góp phần lưu giữ vẻ đẹp vang bóng một thời cho muôn đời. Từ đó bộc lộ niềm trân trọng đối với giá trị văn hóa cổ truyền.

2. Viết đoạn văn 150 chữ phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong Chữ người tử tù

Một trong những yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong văn bản Chữ người tử tù chính là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật vừa đối lập lại vừa tương đồng giữa nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Huấn Cao là một tên tử tù đại diện cho tầng lớp bị trị còn viên quản ngục thì lại đại diện cho tầng lớp thống trị. Tuy nhiên giữa 2 nhân vật này lại có một mối liên hệ sâu sắc giữa người sáng tạo nên cái đẹp và con người yêu cái đẹp. Huấn Cao nổi tiếng là người viết chữ đẹp trong vùng con viên quản ngục thì rất cảm phục tài năng ấy nên luôn có một thái độ kính trọng đối với Huấn Cao. Qua cách xây dựng đó, tác giả đã làm nổi bật một người có nhân cách đẹp dù người đó bị quy tội phản nghịch triều đình. Vẻ đẹp của Huấn Cao hiện lên lồng lộng giữa chốn ngục tù tăm tối. Hình tượng đó như ngầm khẳng định sự lấn át của cái đẹp, ánh sáng và cái thiện trước cái xấu, bóng tối và tội ác.

3. Đoạn văn phân tích 1 yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong Chữ người tử tù - mẫu 1

Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trước hết bởi hoàn cảnh diễn ra nó vô cùng đặc biệt: vào buổi đêm – trước khi Huấn Cao ra pháp trường đối mặt với cái chết. Huấn Cao đã viết chữ tặng viên quản ngục ngay trong ngục tù hôi hám, bẩn thỉu. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. Huấn cao – một người tử tù đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô những nét chữ tài hoa với một tư thế đĩnh đạc, hiên ngang. Viên quản ngục – người đại diện cho sự thống trị lại trong tư thế khúm núm, kính cẩn xin chữ. Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại bắt gặp sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận, say mê cái đẹp. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp: cái đẹp luôn toả sáng trong mọi hoàn cảnh, cái đẹp có sức cảm hoá và chiến thắng cái xấu, cái ác.

4. Đoạn văn phân tích 1 yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong Chữ người tử tù - mẫu 2

Một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù đó là không gian. Câu chuyện được miêu tả trong cảnh ngục tù, nơi chất chứa những cái xấu, cái ác. Phòng ẩm thấp, bẩn thỉu, đầy những phân gián, phân chuột… Vậy mà, giữa khung cảnh đấy, ánh sáng của ngọn đuốc trong đêm thắp lên làm bừng tỉnh viên quản ngục. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong bộ dạng không thể thảm hơn nhưng khí phách toát ra khiến con người ta phải ngưỡng mộ, trầm trồ. Con người có thể chung sống với cái xấu nhưng không thể để cái xấu hòa vào mình. Cảnh cho chữ cũng vậy, như một lời minh chứng rằng, cái đẹp không thể tồn tại với cái xấu. Phải giữ được sự thiện lương dù trong hoàn cảnh nào.

5. Đoạn văn phân tích 1 yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong Chữ người tử tù - mẫu 3

Trong “Chữ người tử tù” tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kỳ ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục. Đó là một tình huống có tính chất éo le, kịch tính và ngang trái, bởi Huấn Cao là tử tù cò quản ngục là quản tù; Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn triều đình còn quản ngục lại là công cụ bảo vệ triều đình, đại diện cho triều đình. Huấn Cao là một anh hùng có chí khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ thư pháp được ví như người tài lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa còn quản ngục mặc dù sống trong chốn cặn bã, lừa lọc, tàn nhẫn nhưng lại yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về thân cách còn quản ngục tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù bởi nhân cách. Trên bình diện xã hội, họ ở hai chiến tuyến đối lập nhau, chính vì thế tình huống truyện càng gay gắt và kịch tính hơn. Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quý trọng người tài, yêu cái đẹp. Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, chỉ có thể là một cây bút tài năng mới thành công như vậy. Chữ người tử tù luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 38.632
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm