Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý, thiếu thiện chí trên mạng xã hội là dạng bài viết thường gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 10 trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Văn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý trên mạng xã hội sẽ là tài liệu tham  khảo bổ ích để các em nắm được cách làm dạng đề này.

1. Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý

a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề

b. Thân bài:

- Biểu hiện của thói quen bình luận ác ý, thiếu thiện chí trên mạng xã hội là:

+ Khi đọc những dòng trạng thái mà người khác đăng trên mạng xã hội, bạn dễ dàng buông những lời bình luận thiếu thiện chí, ác ý, tiêu cực, xúc phạm… như: “Thất bại à? Cho chết đi”; “Đổ vỡ à? Sáng mắt chưa?” … Và còn rất nhiều lời bình luận thô lỗ, tục tĩu, phân biệt đối xử, định kiến hoặc quấy rối …

+ Bạn dễ dàng buông những lời ác ý đó vì đôi khi chính bạn nghĩ đó chỉ là lời nói đùa trên một thế giới ảo nên sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng nào.

- Lý do nên từ bỏ thói quen đó: Thói quen đó tưởng chừng như vô hại nhưng thực tế lại để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

+ Khiến sự việc trở nên nghiêm trọng hơn; khiến nạn nhân của những lời bình luận ác ý rơi vào khủng hoảng, bế tắc, sỡ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống ...

+ Người thường xuyên buông những lời bình luận ác ý, thiếu thiện chí cũng đã vô tình biến mình thành kẻ xấu, phán xét, định kiến với người khác; tự làm xấu hính ảnh của bản thân, khiến bản thân trở thành người ích kỷ, hẹp hòi, thiếu bao dung, không biết yêu thương và chia sẻ. Lâu dần sẽ tự biến mình thành người xấu với những suy nghĩ tiêu cực …

+ Bình luận ác ý, thiếu thieenjc hí còn gây ra những mâu thuẫn, xung đột, trách móc, oán ghét lẫn nhau làm ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của bạn với mọi người….

- Cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen:

+ Biết cách cảm thông với hoàn cảnh, số phận của người khác.

+ Biết đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn nhận vấn đề theo nhiều phương diện, chiều hướng khác nhau để hiểu đúng.

+ Biết kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ nông nổi nhất thời để tránh phán xét, áp đặt, định kiến với người khác.

+ Tham gia mạng xã hội một cách thông minh, tránh những hội nhóm tiêu cực; suy nghĩ thật kỹ trước khi bình luận, nhận xét người khác.

- Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi bạn từ bỏ được thói quen ình luận ác ý, thiếu thiện chí trên không gian mạng.

+ Khi bạn không còn phán xét, không bình luận tiêu cực bạn sẽ thấy cuộc sống đầy những điều tốt đẹp đáng trân trọng.

+ Bạn sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ từ những người xung quanh vì ngừng phán xét, ác ý với người khác cũng chính là tạo cơ hội cho bản thân trở nên bao dung và tốt đẹp hơn.

c. Kết bài: Ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen bình luận ác ý, thiếu thiện chí trên mạng xã hội.

2. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen bình luận ác ý, thiếu thiện chí trên mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà mạng xã hội mang lại, cũng đi kèm với nhiều rủi ro và hậu quả tiêu cực, đặc biệt là trong việc thể hiện thói quen bình luận ác ý và thiếu thiện chí. Do đó, tôi muốn thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này vì nó không chỉ ảnh hưởng đến chính họ mà còn gây ra những hậu quả xấu cho cộng đồng và xã hội.
Việc bình luận ác ý trên mạng xã hội tạo ra một không gian trực tuyến đầy tiêu cực và căng thẳng. Những lời bình luận độc hại có thể gây ra sự căng thẳng, xung đột và hỗn loạn trong cộng đồng mạng. Những người bị ám ảnh bởi những lời chỉ trích và phê phán có thể trở nên mất tự tin, cảm thấy bị bất lợi và thậm chí suy sụp tinh thần. Do đó, từ bỏ thói quen này là cách để giúp tạo ra một môi trường trực tuyến tích cực và tạo môi trường thân thiện, hơn.

Thứ hai, việc bình luận ác ý thể hiện thiếu thiện chí và sự tử tế trong giao tiếp. Khi chúng ta trở nên quen với việc chỉ trích, phê phán người khác một cách không kiểm soát trên mạng xã hội, chúng ta đang phát triển một tinh thần phê phán và thiếu tôn trọng đối với người khác. Điều này không chỉ gây ra sự rạn nứt trong các mối quan hệ cá nhân mà còn làm suy giảm chất lượng của cuộc sống xã hội.

Cuối cùng, việc bình luận ác ý trên mạng xã hội cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là hậu quả pháp lý. Những lời bình luận ác ý, đe dọa hoặc lăng mạ người khác có thể vi phạm pháp luật về quyền riêng tư, danh dự và uy tín của cá nhân. Việc này có thể dẫn đến những vụ kiện, xung đột pháp lý và ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp và danh dự của người gây ra.

Vì vậy, để tạo ra một môi trường mạng xã hội tích cực và lành mạnh, chúng ta cần thúc đẩy việc từ bỏ thói quen bình luận ác ý và thiếu thiện chí. Thay vào đó, hãy khuyến khích nhau tôn trọng, lắng nghe và hỗ trợ nhau trên mạng xã hội. Chỉ khi chúng ta làm được điều này, chúng ta mới có thể xây dựng một cộng đồng mạng xã hội vững mạnh và phát triển bền vững.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 104
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm