Nghị luận về khoảng cách thế hệ
Nghị luận về vấn đề xóa nhòa khoảng cách giữa các thế hệ
Trong cuộc sống vẫn luôn có sự chênh lệch, khác biệt về quan điểm, tư tưởng, thói quen giữa các thế hệ trong gia đình. Theo anh/chị có cách nào, giải pháp nào để "xóa nhòa" sự chênh lệch khác biệt đó? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một bài văn nghị luận xã hội. Đây là một trong những dạng đề các em có thể gặp trong dạng văn nghị luận xã hội. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý nghị luận về vấn đề xóa nhòa khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình để các em nắm được cách làm dạng bài này.
- Dàn ý suy nghĩ về vai trò của sự lắng nghe trong cuộc sống
- Top 13 Bài văn nghị luận về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi
Dàn ý nghị luận về khoảng cách thế hệ
* Gợi ý:
- HS cần xác định đúng kiểu bài: bàn về giải pháp (muốn đưa ra giải pháp đúng, người viết cần hiểu rất rõ vấn đề, thực trạng và đặc biệt là nguyên nhân).
- VĐNL: Cách xóa nhòa sự chênh lệch, khác biệt về quan điểm, tư tưởng, thói quen giữa các thế hệ. Đây là vấn đề không mới nhưng vẫn luôn tồn tại trong gia đình nhiều đời nay, vẫn chưa có cách giải pháp nào hữu hiệu.
- Ở bài viết này, HS phải rất quan tâm thương yêu gia đình; có khả năng quan sát, trải nghiệm, cần có sự tinh tế, lập luận tốt thì mới đưa ra những giải pháp có tính thiết thực, hiệu quả cao.
* Dàn ý:
- MB:
+ Dẫn dắt
+ Nêu vấn đề nghị luận: Khoảng cách giữa, chênh lệch về quan điểm, tư tưởng, thói quen giữa các thế hệ trong gia đình => giải pháp hữu hiệu.
- TB:
1. Giải thích khái niệm và nêu thực trạng:
- Gia đình là một tế bào của xã hội; các thành viên trong gia đình được xây dựng, gắn kết thông qua mối quan hệ hôn nhân và huyết thống => mối quan hệ ruột tình, nghĩa tình, trách nhiệm. Đây là mối quan hệ gần gũi, thân thiết, thiêng liêng và bền chặt nhất trong các mỗi quan hệ.
- Các thành viên trong gia đình thường khoảng 2-3 thế hệ sinh sống. Mỗi thế hệ cách biết với nhau về tuổi tác, thời đại, hệ tư tưởng và nhân sinh quan. Chính vì thế, khoảng cách sự chênh lệch về quan điểm, tư tưởng, thói quen giữa các thành viên, giữa các thế hệ ngày càng lớn.
- Tuy nhiên, có một thực trạng
2. Nguyên nhân:
- Thời đại, lứa tuổi: Xã hội ngày càng phát triển, mỗi ngày sự thay đổi đó là diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ; những giá trị, thành tựu của ngày hôm qua đã nhanh chóng trở nên cũ kĩ, lạc hậu so với ngày hôm nay.
- Thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, vì thế, giới trẻ có xu hướng sống nhanh, sống vội lượt tiktok với những đoạn video cực ngắn => hình thành lối sống, cách sống mì ăn liền. Họ luôn bắt trend cập nhật những trend mới, thậm chí là cả các dòng văn hóa ngoại lai.
- Trong khi đó, thế hệ đi trước, nhất là các ông, bà, các cụ là con người của lớp cũ, những con người đã rút ra những sợi dây kinh nghiệm dài dằng dặc; đã trải qua bao lần vấp ngã để đứng dậy vươn lên trưởng thành. Họ đem những kinh nghiệm đó truyền lại, chia sẻ cho thế hệ sau. Các bạn trẻ, khi nghe những điều đó lại cảm thấy rườm rà phiền phức, thấy các cụ cổ hổ, lỗi thời, quan điểm đó, kinh nghiệm đó, cách nghĩ đó không còn phù hợp. Họ nghe nhưng bỏ ngoài tai, thậm chí có một số kẻ phản ứng tức thời, không nghe, phản ứng lại gay gắt.
=> Đây chính là nguyên nhân, khiến cho các thành viên trong gia đình ngày càng cách xa, khó hòa hợp, thường xảy ra bất đồng về quan điểm.
- Hơn nữa, những thế hệ đi trước cậy mình có quyền nên áp đặt, bắt con, cháu phải theo những gì mình đưa ra....
3. Hậu quả:
- Sự bất đồng, chênh lệch về quan điểm vô tình đã bào mòn sợi dây liên kết, gắn kết các thành viên trong gia đình giữa các thế hệ trở nên mỏng mảnh hơn bao giờ hết.
- Sự bất đồng nếu không được giải quyết có khi còn căng thẳng, quyết liệt dẫn đến sự xung đột.
- Một số thành viên trở nên cô đơn, buồn chán chính ngôi nhà của mình...
4. Cách giải quyết để "xóa nhòa" sự chênh lệch:
- Thứ nhất, các thành viên cần phải nắm chắc tâm lí xã hội, những quy luật cơ bản của cuộc sống; biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu bản thân, hiểu các thành viên trong gia đình hơn. Bởi chỉ có khi hiểu được tâm lí xã hội (người già thường ra sao? trẻ em thường có tâm lí như thế nào? Thời đại này đang sống và nghĩ như thế nào?); nắm được những quy luật bất di bất dịch của cuộc sống, con người ta mới biết mình ứng xử như thế, giữ gìn quan điểm đó là đúng hay sai.
- Thứ hai, cần bỏ tư tưởng bảo thủ, duy ý chí...
- Thứ ba, người lớn cần bỏ tư duy áp đặt lên cuộc đời trẻ, hãy cho chúng được sống chính cuộc đời của chúng, để chúng lập trình đúng cuộc đời bằng đam mê, khát vọng với tất cả năng lực, sở trường được phát huy.
- Thứ tư, trẻ em cần được uốn năn, giáo dục từ bé về hệ tư tưởng cơ bản cốt lõi như kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo, đạo hiếu, cách học ăn học nói học gói học mở...=> để từ đó, giữa người lớn và trẻ em, giữa thế hệ đi trước và thế hệ đi sau đã có hệ tư tưởng chung cốt lõi.
- Thứ năm, trẻ cần biết lắng nghe, biết phân biệt được thật-giả, phải -trái.
- Thứ sáu, các thành viên trong gia đình cần tiết chế cảm xúc khi trao đổi, trò chuyện hoặc bày tỏ quan điểm, ý kiến.
- Thứ bảy, các thành viên thuộc thế hệ đi trước cũng cần luôn cập nhật cái mới để sống phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống hiện đại.
=> Chỉ có xóa nhòa khoảng cách về mặt tư tưởng, con người ta mới cảm thấy hạnh phúc, ấm áp ngay trên chính ngôi nhà của mình.
- KB: Không có khoảng cách nào là vô hình mà lại hiện hữu xung quanh các thành viên trong gia đình, giữa thế hệ đi trước với thế hệ đi sau lại khủng khiếp như thế khi những mâu thuẫn bắt nguồn từ tư tưởng, quan điểm. Vì thế, rút ngắn, xóa nhòa khoảng cách vô hình, khoảng ồn ào nóng rực và khoảng lặng lạnh lẽo giữa các thành viên trong gia đình là một việc làm thiết thực và nhân văn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích bài thơ Xuân về
Phân tích hình ảnh nhân vật chị đĩ Chuột
Hậu Nghệ bắn chín mặt trời đọc hiểu
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập (4 mẫu)
Bà lão lòa đọc hiểu (có đáp án)
Phân tích bài thơ Mùa xuân chín lớp 10
Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Tiếng Anh Global Success
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10 trang 61 (5 mẫu)
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công