Hậu Nghệ bắn chín mặt trời đọc hiểu
Đọc hiểu Hậu Nghệ bắn chín mặt trời
Hậu Nghệ bắn chín mặt trời là một truyện thần thoại của Trung Quốc kể về sự tích chỉ còn một mặt trời trên trái đất. Câu chuyện mang ý nghĩa to lớn đó là thể hiện ý chí, sức mạnh, lòng dũng cảm, tự tin của con người dám đương đầu với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bộ đề đọc hiểu văn bản Hậu Nghệ bắn chín mặt trời có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Hậu Nghệ bắn chín mặt trời trắc nghiệm
I. ĐỌC HIỂU
HẬU NGHỆ BẮN CHÍN MẶT TRỜI
(Thần thoại Trung Quốc)
Ngày xưa, dưới tay vua trời phương Đông là Đế Tuấn có rất nhiều thiên thần, thiên tướng, trong số đó có Hậu Nghệ. Nghệ có bản lĩnh giỏi nhất là bắng cung. Một hôm, Đế Tuấn sai người tìm Nghệ tới thưởng cho cung thần, tên thần và bảo: “Giờ ta phái ngươi xuống dưới kia, một là diệt trừ các loài rắn đọc, thú dữ gây nguy hại cho sinh mạng và tài sản con người, hai là tiện thể răn đe mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự hộ ta”
“Mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự” chính là con của Đế Tuấn, là mười vầng thái dương. Vốn cha mẹ chúng quy định hằng ngày chỉ được một đứa xuất hiện trên bầu trời, đứa này về rồi đứa khác mới được ra. Nhưng vì quá nghịch ngợm nên chúng đã làm sai quy định, cả mười anh em cùng xuất hiện trên bầu trời, nô đùa nhảy nhót. Như thế chúng thì vui sướng nhưng trên mặt đất con ngợm nên chúng đã làm sai quy định, cả mười anh em cùng xuất hiện trên bầu người với hoa màu làm sao lại chẳng tiêu tán? Thời đó, vua Nghiêu đang trị vì nên dẫn đến kiện với vua Nghiêu. Nghiêu phản ánh lại cho Đế Tuấn biết nên Đế Tuấn mới cho tìm Nghệ đến truyền đạt ý chỉ của mình.
Nghệ đưa vợ là Hằng Nga xuống hạ giới, đến gặp vua Nghiêu. Vua Nghiêu đang lo buồn vì nóng nực, nghe tin Nghệ là thiên thần xuống giúp mình trừ hại thì đổi thành vui, lập tức cùng Nghệ và Hằng Nga đi xem tình hình tai hoạ ra sao thì thấy cảnh con người bị mười Mặt Trời thiêu đốt ngắc ngoải, thở hồng hộc như sắp chết đến nơi, thần hình chỉ trợ da bọc xương khi người dân vừa nghe nói có thần Hậu Nghệ xuống trần gian vì dân trừ hại, thì bỗng ai ai cũng khôi phục lại được tinh lực, cất tiếng hoan hô. Người dân ai nấy cũng nghiến răng căm hận mười Mặt Trời, nhưng họ toàn là con của Thiên Đế, Nghệ làm gì được họ? Nghệ nhớ lại lời Thiên Đế dặn dò: “doạ cho chúng sợ”. Vì thế, Nghệ hạ cung, lấy tên lắp trên dây cung, giơ lên bầu trời ngắm nghía. Nghệ cho rằng mình làm vậy sẽ khiến cho lũ trẻ con hay đùa kia phải cẩn thận lại ngay. Ngờ đâu các vị thiếu gia quen thói bừa bãi kia biết ngay là Nghệ giỏi lắm cũng chỉ dám doạ mình mà thôi, nên chúng đâu có sợ chút gì, vẫn cứ giữ nguyên trò lăn lộn, cười ha hả không ngừng. Điều đó làm Nghệ nổi nóng, Nghệ nghĩ thế này thì thật quá đáng. Dù là con Thiên Đế đi nữa cũng không được phép to gan làm bậy, nhân dân chịu khổ còn chúng lại sướng vui, thử hỏi còn đạo lí nào nữa?
Nhưng làm thế nào đây lại là chuyện lớn, Nghệ hạ cung xuống, đi vòng vòng mấy lượt trên quảng trường ngẫm nghĩ và cuối cùng đã hạ quyết tâm phải trừ tên thần lên, cánh giương đầy vành trăng nhằm thẳng vào một vầng thái dương bằng được. Nghệ đứng thẳng giữa quảng trường trung tâm, lại giơ cung thần, ở giữa bầu không, “vèo” một tiếng, một mũi tên bay đi. Chẳng bao lâu, thấy giữa trời một quả cầu lửa cháy bùng, lửa vọt ra loạn xạ, rơi xuống không biết bao nhiêu là lông chim sắc vàng, tiếp đó, một cục gì đỏ rực “rầm rầm” rơi bịch trên mặt đất. Mọi người chạy cả lại xem, hoá ra đó là một con quạ ba chân cực lớn. Mọi người sợ hãi nhìn cả lên bầu trời thì phát hiện ra chỉ còn có chín Mặt Trời. Con quạ vừa bị bắn rơi té ra chính là một Mặt Trời.
Trên trời cao đã bớt đi một Mặt Trời. Mọi người thấy độ nóng nực giảm xuống không ít, đỡ biết bao, vì vậy cùng xúm lại quanh Nghệ lớn tiếng hoan hô. Nghệ
hiểu là mình đã gây nên hoạ lớn, giờ có muốn thu về cũng chẳng được, hơn nữa, tính cách thẳng thắn khiến ông đã làm gì là không dừng lại nữa. Ông lại đứng thẳng mình, kéo cung, lắp tên nhắm trúng các vầng thái dương trên trời cao, từng mũi tên lần lượt bắn ra. Mỗi lần bắn một mũi tên xong thì trên trời cao lại hụt đi một Mặt Trời và dưới đất lại thêm một con quạ vàng ba chân. Tiếng hoan hô của mọi người trận sau lại át cả trận trước và Nghệ đã được không khí cuồng nhiệt đó cổ vũ, hào hứng đến cực điểm để quên đi tất cả.
Vua Nghiêu lúc đó đang đứng trên đàn đất ngó xem. Ông chợt nghĩ ra Mặt Trời đối với người ta cũng có cống hiến cực kì to lớn, không nên bắn rụng tất cả, nên vội vàng sai người đến túi tên của Nghệ rút bớt đi một mũi tên. Nghệ cũng không phát hiện ra. Khi mũi tên cuối cùng đã bắn vụt đi, Nghệ nghĩ chắc là chẳng còn lại vầng thái dương nào nữa, nên ngừng bắn. Nhờ thế, trên trời cao vẫn còn lại một Mặt Trời. Ôi, chú bé Mặt Trời đáng thương, thấy các anh, các em mình lần lượt từng người bị bắn rụng thì vô cùng sợ hãi.
Mặt Trời trên cao đã bớt đi chín vầng, chỉ chốc lát mặt đất đã lạnh hẳn đi và ho đến tận giờ, may mà còn lại một vầng thái dương treo tít tận trời cao.
(Kho tàng truyện thần quái Trung Quốc, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1998).
Câu 1: Dòng nào nói đúng đề tài của văn bản trên?
A. Sự hình thành trời đất, vũ trụ.
B. Công cuộc chiến đấu giữa các vị thần và thế giới tự nhiên.
C. Cuộc chinh phục và chế ngự tự nhiên.
D. Sự hình thành vạn vật, con người.
Câu 2: Trình tự các sự việc trong văn bản trên được sắp xếp như thế nào?
A. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt Trời - Trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất.
B. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt Trời Vua Nghiêu giấu đi một Mặt Trời.
C. Dân kiện vua Nghiêu vì nhiều mặt trời, trần gian nóng nực - Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn - Từ đó, trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất.
D. Vua trời Đế Tuấn sai Hậu Nghệ bắn Mặt trời - vua Nghiêu cùng muôn dân trần gian cổ vũ - Hậu Nghệ bắn được chín Mặt Trời - Vua Nghiêu giấu đi một mũi tên - Trên trời chỉ còn một mặt trời duy nhất.
Câu 3: Đoạn “Mười đứa trẻ nghịch ngợm hay gây sự” chính là con của Đế Tuấn... hoa màu làm sao lại chẳng tiêu tán?” là lời của ai? Thể hiện ý nghĩa gì?
A. Lời người kể chuyện. Thể hiện sự mong muốn chế ngự tự nhiên.
B. Lời vua Đế Tuấn. Thể hiện sự bất bình và muốn trừng trị các con Mặt trời.
C. Lời người cổ sơ. Thể hiện sự bất bình trước hành động hủy hoại tự nhiên.
D. Lời Hậu Nghệ. Thể hiện thái độ lo lắng và muốn diệt trừ các con Mặt Trời.
Câu 4: Vì sao Đế Tuấn lại cử Hậu Nghệ xuống giúp vua Nghiêu và con người dưới trần gian? Điều đó thể hiện mong muốn gì của người xưa?
A. Là một vị thần trên trời. Thể hiện mong muốn chế ngự sức mạnh của tự nhiên.
B. Là một vị thần có tài năng. Thể hiện sự phối hợp giữa bầu trời và mặt đất.
C. Là một vị thần có tài.Thể hiện mong muốn nhận sự trợ giúp của thần linh.
D. Là vị thần có tài. Thể hiện mong muốn cuộc sống trời đất và trần gian hài hòa.
Câu 5: Hành động nào của Hậu Nghệ dưới đây thể hiện rõ chức năng của nhân vật thần thoại?
A. Ông lại đứng thẳng mình, kéo cung, lắp tên nhằm trúng các vầng thái dương trên trời cao, từng mũi tên lần lượt bắn ra.
B. Nghệ đưa vợ là Hằng Nga xuống hạ giới, đến gặp vua Nghiêu.
C. Nghệ đứng thẳng giữa quảng trường, lại giơ cung thần một mũi tên bay đi.
D. Nghệ hạ cung, lấy tên lắp trên dây cung, giơ lên bầu trời ngắm nghía,
Câu 6: Tác dụng của những chi tiết kì ảo trong câu chuyện trên:
A. Cảm hứng về cái cao cả, suy tôn sức mạnh thần linh, vũ trụ kì bí.
B. Cảm hứng về cái phi thường, cao thượng, chế ngự tự nhiên, xã hội.
C. Cảm hứng anh hùng, khao khát cái cao cả ngợi ca người anh hùng.
D. Cảm hứng anh hùng, ngợi ca người anh hùng.
Câu 7: Yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sự độc đáo trong các phản ánh tự nhiên, con người trong văn bản trên?
A. Xuất hiện lời nhân vật, suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
B. Xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
C. Các yếu tố kì ảo đều có mối liên hệ với các yếu tố thực.
D. Chi tiết thực đan cài chi tiết kì ảo cùng với cách lý giải tự nhiên, hợp lí.
Câu 8: Lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản thần thoại trên có gì độc đáo? Nêu rõ tác dụng của nó
A. Lời nhân vật nhiều hơn lời người kể chuyện. Tập trung khắc họa nhân vật.
B. Được thể hiện đa dạng, đan xen. Thể hiện rõ nét tính cách nhân vật trung tâm
C. Hòa trộn, đan xen tự nhiên. Thể hiện mong muốn, nguyện vọng của thần linh, con người có sự tương thông, tương hợp
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 9: Mối quan hệ giữa vua Đế Tuấn – Hậu Nghệ - Vua Nghêu thể hiện mong muốn, khát vọng nào của người xưa? Nhận xét cảm hứng chủ đạo khi xây dựng nhân vật Hậu Nghệ.
Mối quan hệ của 3 nhân vật:
+ Vua Đế Tuấn – vua Nghêu: Mối quan hệ trời – đất, thiên đình – trần gian
+ Hậu Nghệ - vua Nghêu: Mối quan hệ thần linh – con người
- Thể hiện quan điểm tương thông vũ trụ, trời đất “vạn vật nhất thể”, mong muốn sự phù trợ của các vị thần linh với công cuộc chinh phục tự nhiên của con người cổ sơ
- Cảm hứng chủ đạo: Ca ngợi, tôn sùng tài năng phi thường.
Câu 10: Những nhận thức và khát vọng nào của con người trong văn bản trên còn ảnh hưởng tới cuộc sống hiện đại ngày nay? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản (trả lời từ 6-8 dòng).
Gợi ý
Nhận thức, khát vọng: niềm tin vào sức mạnh của chính bản thân của con người, khát vọng chinh phục, khám phá, chế ngự, cải tạo,… tự nhiên của con người
Học sinh tự liên hệ với trải nghiệm của bản thân để tìm mối liên quan, lý giải rõ qua chi tiết, dẫn chứng trong văn bản.
Đọc hiểu văn bản Hậu Nghệ bắn chín mặt trời
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
HẬU NGHỆ BẮN MẶT TRỜI
Truyền thuyết kể rằng Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ganh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành chơi. Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời. Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc.
Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày Tết Trung thu (rằm tháng 8), hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như để nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.
(Thần thoại Trung Quốc)
Lựa chọn đáp án đúng:
1. Vì sao Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung?
A. Bị ganh ghét, vu oan
B. Có tội phạm thiên đình
C. Lấy trộm linh dược
D. Vô tình giết hại sinh linh
2. Ai là người cho Hậu Nghệ viên thuốc trường sinh bất lão?
A. Hằng Nga
B. Vua Nghiêu
C. Mặt Trời
D. Các vị thần tiên
3. Chuyện đã xảy ra sau khi Hằng Nga uống viên linh dược?
A. Hằng Nga trở thành tiên nữ
B. Hằng Nga bị đày xuống Âm ti
C. Hằng Nga bay về trời
D. Hằng Nga được vua Nghiêu mời đến kinh thành chơi
4. Khi 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày, tai họa nào đã ập đến?
A. Sinh linh trên mặt đất bị thiêu cháy
B. Con người trên mặt đất bị tiêu diệt
C. Các vị thần tiên bị mất hết phép thuật
D. Trái Đất không còn ngày và đêm
5. Chiến công bắn rơi 9 mặt trời của Hậu Nghệ thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?
A. Tài giỏi
B. Thông minh
C. Bao dung
D. Chung thủy
6. Vì sao Hằng Nga kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra những viên thuốc giống linh dược?
A. Hằng Nga muốn trường sinh bất tử
B. Hằng Nga mong nhớ, muốn quay về với Hậu Nghệ
C. Hằng Nga muốn đem sự bất tử đến cho mọi người
D. Hằng Nga muốn đền ơn vua Nghiêu
7. Chi tiết mặt trăng luôn thật sáng và tròn vào ngày Tết trung thu thể hiện ý nghĩa gì?
A. Ngợi ca sự xinh đẹp của Hằng Nga
B. Ngợi ca công lao của Hậu Nghệ
C. Tình yêu của Hậu Nghệ và Hằng Nga
D. Niềm vui, sự hân hoan khi gặp mặt của con người
8. Nhận xét về ý nghĩa chi tiết Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời.
- Ngợi ca vẻ đẹp, chiến công của nhân vật trung tâm
- Lòng biết ơn trước công lao của người anh hùng và khát vọng chinh phục tự nhiên của tác giả dân gian
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 10
Giải thích nhan đề Đại cáo bình Ngô
Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ
Đọc mở rộng theo thể loại - Nắng mới - Lưu Trọng Lư
Em hiểu gì về Tín dụng đen? Tại sao chúng ta không nên sử dụng dịch vụ Tín dụng đen?
Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 68 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu?