Đọc hiểu Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhàn là bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đề đọc hiểu văn bản Nhàn có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

Trắc nghiệm bài Nhàn

Trắc nghiệm bài Nhàn - đề 1

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

NHÀN

(NGUYỄN BỈNH KHIÊM)

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.

(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II- Văn học thế kỉ X – thế kỉ XVII)

Câu 1: Thể thơ của bài thơ “Nhàn” là:

A. Thất ngôn tứ tuyệt.

B. Ngũ ngôn bát cú.

C. Thất ngôn bát cú.

D. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

Câu 2 : “Nơi vắng vẻ” trong bài thơ được hiểu là một nơi như thế nào?

A. Nơi không phải bon chen

B. Nơi thảnh thơi của tâm hồn.

C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Nội dung nào không đúng khi nói về bài thơ “Nhàn”?

A. Ca ngợi cuộc sống thanh nhàn.

B. Thể hiện vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của tác giả.

C. Thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản

D. Khẳng định cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng hiệu quả trong hai câu thơ sau?

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao

A. Nhân hoá, so sánh.

B. Ẩn dụ, so sánh.

C. Đối lập, nói ngược.

D. Hoán dụ, liệt kê.

Câu 5: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn quê là một cuộc sống như thế nào?

A. Thanh đạm

B. Khổ hạnh

C. Thiếu thốn

D. Đầy đủ

Câu 6: Yếu tố “thanh” trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

A. Thanh đạm

B. Thanh bần

C. Thanh thiên

D. Thanh cao

Câu 7: Quan niệm “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang ý nghĩa nào?

A. Sống nhàn, tránh vất vả cực nhọc về thể chất.

B. Sống hòa hợp với thiên nhiên.

C. Sống đạm bạc mà thanh nhàn.

D. Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (0.5điểm):

Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

Câu 9 (1.0 điểm):

Hãy viết (5-7 dòng) về quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?

Câu 10 (1.0 điểm):

Sau khi đọc bài thơ, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân?

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

D

A

C

A

C

A

Câu 8:

Tác giả đã thành công về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản như: thể thơ thất ngôn bát cú, gieo vần, đối lập, ngôn ngữ giản dị…

Câu 9:

Quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ:

- Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sống hòa hợp với thiên nhiên, xa lánh những vinh hoa quyền quý thoát khỏi vòng danh lợi với tâm hồn thanh thản, thư thái.

- Khi thể hiện quan điểm của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn mình thế đứng bên ngoài của sự cám dỗ danh lợi, vinh hoa – phú quý, bộc lộ thái độ xem thường. Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cốt cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.

Câu 10:

Bài học cho bản thân sau khi đọc bài thơ:

- Trân quý những niềm vui bình dị từ cuộc sống, không nên vì vật chất, danh vọng hão huyền mà đánh đổi danh dự, nhân cách của mình.

- An nhiên, vui vẻ với những gì mình có, không cưỡng cầu…

- Sống hoà mình vào thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

- Sống cuộc sống tự cung tự cấp, ung dung tự tại, mùa nào thức ấy

Trắc nghiệm bài Nhàn - đề 2

Anh/chị đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(“Nhàn” - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 1: Bài thơ nằm trong tập thơ nào?

  1. “QuốcÂm thi tập”
  2. “Bạch Vân am thi tập”
  3. “Bạch Vân quốc ngữ thi”
  4. “Ức Trai thi tập”

Câu 2: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn bát cú
  3. Ngũ ngôn bát cú
  4. Song thất lục bát

Câu 3: Trong hai câu thực, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

  1. Đối, chơi chữ, đảo ngữ
  2. Đối, chơi chữ, ẩn dụ
  3. Đối, chơi chữ, hoán dụ
  4. Ẩn dụ, đảo ngữ, chơi chữ

Câu 4: Điền thông tin vào dấu ba chấm để hoàn thành câu “Nguyễn Bỉnh Khiêm đã … để tạo phép tu từ chơi chữ độc đáo, ấn tượng.”

  1. Dùng từ đồng âm
  2. Dùng từ gần âm
  3. Dùng từ đồng nghĩa
  4. Dùng cách nói ngược

Câu 5: Câu thơ đầu cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào?

  1. Phong phú, đủ đầy
  2. Đơn điệu, tẻ buồn
  3. Nghèo nàn, thiếu thốn
  4. Nhọc nhằn, vất vả

Câu 6: Cách hiểu nào không đúng về “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

  1. Hoàn cảnh sống ung dung, thư thái
  2. Hoàn cảnh sống rỗi rãi, không có việc gì làm
  3. Thái độ sống coi thường danh lợi
  4. Cách xử thế lánh đục tìm trong

Câu 7: Câu “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” vẽ ra nhân vật trữ tình:

  1. Cô độc, lẻ loi
  2. Tự ti, chán nản
  3. Tự kiêu, ngông ngạo
  4. Tự tin, kiên định

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (0.5 điểm): Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tái hiện những gì qua từ “lao xao” trong câu thơ “Người khôn, người đến chốn lao xao”?

Câu 9 (1.0 điểm): Nhân vật “ta” trong bài thơ là người “khôn” hay “dại”? Vì sao?

Câu 10 (1.0 điểm): Hãy nêu một vài biểu hiện tích cực của người “nhàn” trong đời sống hiện nay.

Đáp án

Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

B

C

D

A

B

D

Tự luận

Câu 8: Từ láy “lao xao” vừa miêu tả âm thanh (lời nịnh nọt, đố kị,...) vừa gợi ra hình ảnh (nhốn nháo, lộn xộn, xô bồ...) với những kẻ mưu mô, tranh giành, xâu xé, sát phạt, hãm hại...

Câu 9:

- Nêu quan điểm: Nhân vật “ta” là người “khôn

- Lí giải: Với nhân cách cao cả, trí tuệ uyên thâm, thay vì chọn “chốn lao xao” - chợ lợi đường danh, chốn cửa quyền xô bồ, ồn ã với những toan tính, mưu mô, tranh giành, xâu xé, sát phạt, hãm hại (nguy), “ta” chọn “nơi vắng vẻ” - chốn thôn quê yên ả, thanh bình, nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi thảnh thơi của tâm hồn (an). Ông sống vì mình, cho mình, được là chính mình...

Câu 10: Biểu hiện tích cực của người “nhàn” là

+ Có thời rảnh rỗi để thư giãn, cân bằng lại nhịp sống sinh học và cũng góp phần tiếp thêm năng lượng cho một vòng quay mới của công việc

+ Tìm được việc làm phù hợp năng lực, sở trường, sống không bon chen, ganh đua, tranh giành, áp lực

+ Giữ được sự thoải mái, vui vẻ, hướng đến những giá trị tinh thần để giữ cho tâm hồn thanh sạch...

Trắc nghiệm bài Nhàn - đề 3

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Một mai (1), một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai (2) vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây (3), ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao (4).

(Sách Giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB GD, 2020)

Chú thích:

(1) Mai: Dụng cụ để đào đất, xắn đất.

(2) Dầu ai: mặc cho ai. Dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này)

(3) Cội cây: gốc cây.

(4) Hai câu 7 và 8 tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đso điển này có ý: phú quý chỉ là một giấc chiêm bao.

Câu 1. Xác định cách ngắt nhịp trong hai câu thơ đầu tiên của bài thơ trên?

A. 3/4

C. 2/2/3

B. 4/3

D. 2/3/2

Câu 2. Xác định thể thơ của bài thơ trên?

A. Ngũ ngôn bát cú

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn tứ tuyệt

D. Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 3. Hai cặp câu thực và luận trong bài thơ trên đều sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Phép so sánh

C. Phép nhân hóa

B. Phép đối

D. Phép hoán dụ

Câu 4. Mai, cuốc, cần câu là những vật dụng lao động của ai?

A. Người nông dân

C. Quan lại

B. Các sĩ tử

D. Tiều phu

Câu 5. Tâm thế của nhân vật trữ tình khi lao động là gì?

A. Khổ sở, mệt mỏi

B. Tự trách, nuối tiếc

C. Chán chường, nản chí

D. Thư thái, tự tại

Câu 6. Nơi vắng vẻ trong bài thơ được hiểu là nơi như thế nào?

A. Nơi không có người ở, heo hút

B. Nơi không có sự bon chen, đố kị của chốn quan trường

C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn.

D. Cả hai ý B và C

Câu 7. Cuộc sống nơi thôn quê của nhân vật trữ tình thể hiện thế nào qua hai câu thơ: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao?

A. Nghèo nàn, khắc khổ

B. Thiếu thốn, sơ sài

C. Thanh đạm, hòa hợp với thiên nhiên

D. Giàu sang, phú quý

Trả lời câu hỏi:

Câu 8. Nhân vật trữ tình đã bày tỏ cách nhìn như thế nào đối với phú quý ở hai câu thơ cuối? (0,5 điểm)

Câu 9. Trình bày cách hiểu thông thường về trạng thái nhàn, trạng thái nhàn của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì? (1,0 điểm)

Câu 10. Anh/chị hãy trả lời cho câu hỏi: “Ta có nên lựa chọn an nhàn khi còn trẻ hay không?” vì sao? (trình bày dưới hình thức một đoạn văn khoảng 100-150 chữ) (1,0 điểm)

Đáp án

Phần Đọc hiểu

1

C

2

B

3

B

4

A

5

D

6

D

7

C

8

Cách nhìn của nhân vật trữ tình:

- Coi phú quý chỉ là một giấc mơ, phù phiếm, có thể tan biến nhanh chóng bất cứ lúc nào

Đó là cái nhìn coi thường danh lợi, phú quý của một người luôn ý thức giữ gìn cốt cách thanh cao.

9

Các cách hiểu về trạng thái nhàn:

- không phải lao động vất vả (nhàn thân)

- tâm trí không vướng bận (nhàn tâm)

Nhàn mà Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng tới là thảnh thơi trong tâm trí.

- (Hs diễn đạt linh hoạt, nêu được cách hiểu phù hợp vẫn được điểm tối đa)

10

HV trình bày quan điểm của bản thân theo cách nghĩ khác nhau miễn là phù hợp và đảm bảo hình thức đoạn văn. Sau đây là một hướng suy nghĩ và trình bày:

- Ta không nên chọn an nhàn khi còn trẻ.

Vì:

- Tuổi trẻ cần nỗ lực để xây dựng nền móng cho tương lai, dấn thân vào thử thách để trưởng thành

- Tuổi trẻ cần suy ngẫm, chiêm nghiệm để rút ra cho mình những bài học.

- Tuổi trẻ cần đấu tranh cho cái tốt, cái thiện và cái đẹp và loại bỏ những cái xấu xa để góp phần bảo vệ, phát triển cho những giá trị đích thực….

- Nhưng cũng có những lúc ta cần tạo cho mình những khoảng khắc an nhàn để thư giãn và tiếp tục phấn đấu trong công việc và cuộc sống.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.320
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm