24 Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 10 2024 có đáp án
Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 10
Đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Văn - Chương trình Ngữ văn THPT 2018 với nhiều điểm mới so với chương trình cũ. Chính vì vậy việc luyện các đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 sách mới sẽ giúp các em nắm được cấu trúc của đề thi cũng như các nội dung kiến thức trọng tâm có thể xuất hiện trong đề kiểm tra giữa kì 1. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp đề thi giữa kì 1 Văn 10 chương trình mới có đáp án chi tiết sẽ giúp các em nâng cao thêm kiến thức Ngữ văn của mình để đạt kết quả tốt trong kì thi sắp tới.
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10 (4 mẫu)
- Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 10 có đáp án
Xem trọn bộ 24 đề văn 10 giữa học kì 1 chương trình mới trong file tải về.
1. Đề thi giữa kì 1 Văn 10 chương trình mới
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - LỚP 10
Thời gian làm bài: 90 phút.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
BÀI HỌC ĐẦU CHO CON
(Đỗ Trung Quân)
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
(Đỗ Trung Quân, tập thơ Cỏ hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào?
Câu 3. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 4. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”
Câu 5. Hình ảnh cầu tre nhỏ trong câu thơ “Quê hương là cầu tre nhỏ” được hiểu như thế nào?
Câu 6. Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đoạn thơ sau là gì?
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Câu 7. Bạn có nghĩ rằng quê hương luôn là dấu ấn sâu sắc trong mỗi người con xa xứ không? Vì sao?
Câu 8. Trong bài thơ quê hương, Tế Hanh viết:
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Em hãy so sánh tình cảm của Tế Hanh đối với quê hương trong đoạn thơ trên với Đỗ Trung Quân trong “Bài học đầu cho con” ?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận khoảng 500 - 800 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | Thể thơ 6 chữ. | 0. | |
2 | Viết về quê hương tác giả đã lựa chọn những hình ảnh: Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ,… | 0.5 | |
3 | Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con. | 0.5 | |
4 | - Biện pháp tu từ: So sánh - Tác dụng: + Làm cho hình ảnh được so sánh trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn. + Hình ảnh quê hương trở nên gần gũi, bình dị, quen thuộc hơn | 1.0 | |
5 | Hình ảnh cầu tre nhỏ trong câu thơ “Quê hương là cầu tre nhỏ” được hiểu: Quê hương gắn liền với những hình ảnh gần gũi, bình dị và những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. | 1.0 | |
6 | Thông điệp: Quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt đối với mỗi người, phải biết nhớ quê hương và có trách nhiệm với quê hương. | 1.0 | |
7 | Đồng ý hoặc không đồng ý, nhưng có lí giải hợp lí, thuyết phục. | 1.0 | |
8 | So sánh tình cảm của hai tác giả đối với quê hương: - Giống nhau: Cả 2 tác giả đều dành tình cảm yêu thương gắn bó với quê hương. - Khác nhau: + Với Tế Hanh đó là tình cảm dành cho một vùng quê cụ thể ở vùng sông nước (Quê hương của nhà thơ). + Với Đỗ Trung Quân quê hương là những hình ảnh bình dị, gần gũi mà bất cứ ai cũng có tình cảm như tác giả. | 0.5 | |
II |
| VIẾT | 4.0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề | 0.25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. | 0.25 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau: | 2.5 | |
| * Giới thiệu tác giả, bài thơ (tên bài thơ và hoàn cảnh ra đời). * Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp: - Nội dung: + Quê hương thân thuộc, gần gũi; + Quê hương bình dị, mộc mạc, sâu lắng; + Hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng qua những kỉ niệm. + Quê hương gắn bó sâu nặng với mỗi người. + Bài thơ thể hiện tình cảm da diết đến mãnh liệt của tác giả về quê hương của mình, đồng thời bài thơ còn răn dạy, khuyên nhủ chúng ta hãy nhớ đến và biết ơn quê hương vì nơi đây chính là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi giúp chúng ta lớn khôn từng ngày. - Nghệ thuật: làm rõ những đặc trưng của thơ trữ tình: + Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ: giản dị, gần gũi; thể thơ 6 chữ + Phối hợp linh hoạt thanh điệu tạo tính nhạc cho bài thơ. + Kết hợp nhiều biện pháp tu từ: So sánh, lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc,… * Đánh giá khái quát: + Khẳng định giá trị của bài thơ và thành công của tác giả. + Liên hệ mở rộng. |
| |
| d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 |
2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh Diều có ma trận, đáp án
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (Số câu) | Thông hiểu (Số câu) | Vận dụng (Số câu) | Vận dụng cao (Số câu) | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc | Thơ | 4 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 60 |
2 | Viết | Viết văn bản nghị luận về một bài thơ | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1 | 40 |
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi | 20% | 10% | 15% | 25% | 0 | 20% | 0 | 10% | 100 | ||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức | 30% | 40% | 20% | 10% | |||||||
Tổng % điểm | 70% | 30% |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
NẮNG ĐÃ HANH RỒI
Vũ Quần Phương
Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm
Em ở xa nhà em có hay
Em có hình dung những mái tranh
Nắng lên khói ủ mộng yên lành
Vườn sau tre mía xôn xao lá
Anh chẳng là cây cũng trĩu cành
Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong
Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua
Một năm năm mới lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa
(In trong Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr. 33)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận.
B.Tự sự.
C. Biểu cảm
D. Miêu tả.
Câu 2. Ở văn bản này, nắng được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
A. Nắng lên khói ủ mộng yên lành/ nắng chiều ngả bóng
B. Nắng vàng hanh/ nắng lên khói ủ mộng yên lành
C. Nắng chiều ngả bóng/ nắng vàng hanh như phấn bay/nắng cứ như tơ
D. Đáp án A, B,C
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ :
Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
A. So sánh, nhân hóa
B. Hoán dụ, ẩn dụ
C. So sánh , ẩn dụ, nhân hóa
D. Nhân hóa, so sánh
Câu 4. Bài thơ là lời của ai nói với ai?
A. Của nhân vật trữ tình nói với người yêu
B. Của nhân vật “ anh” nói với “em”
C. Của hai người yêu nhau nói với nhau
D. Của tác giả nói với “em”
Câu 5. Việc chọn chủ thể trữ tình và đối tượng giãi bày cảm xúc như trong bài thơ có tác dụng gì
A. Thể hiện tình cảm tự nhiên
B. Tự nhiên bộc lộ cảm xúc
C. Thể hiện tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên
D. Bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên và độc đáo
Câu 6. Từ “ ngả” trong câu thơ “ anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong” được hiểu là
A. Trạng thái của nỗi nhớ mong
B. Nghiêng về một phía .
C. Nỗi nhớ mong không biết hướng về đâu
D. Chờ đợi mong ngóng mùa xuân về
Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của bài thơ?
A. Đề cập đến khung cảnh thiên nhiên mùa đông
B. Là dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khung cảnh thiên nhiên mùa đông qua đó bộc lộ nỗi nhớ mong, khao khát được sum họp với người con gái phương xa.
C. Là nỗi lòng của nhân vật “anh” gửi tới người “em” phương xa khi mùa đông về
D. Là bức tranh thiên nhiên mùa đông và nỗi lòng mong ngóng mùa xuân về. Qua đó bộc lộ nỗi nhớ đối với người em phương xa
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ ở hai câu thơ “ Nắng đã vàng hanh như phấn bay/Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày”
Câu 9. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ sau “Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua/Một năm năm mới lại năm qua” .
Câu 10. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (500 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về một vẻ đẹp của bài thơ “ Nắng đã hanh rồi”.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | - Biện pháp tu từ so sánh/ ẩn dụ - So sánh “ nắng vàng hanh như phấn bay”/ ẩn dụ “sông gầy” - Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của nắng hanh, gợi liên tưởng tới hình ảnh nắng mỏng, nhẹ như phấn bay. Ẩn dụ diễn tả hàm súc hình ảnh dòng sông mùa đông. Qua đó làm nổ bật cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình và tình yêu sự gắn bó với thiên nhiên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | - Từ “xuân” được hiểu là mùa xuân cũng được hiểu là tuổi xuân của con người. Mùa xuân, năm mới sắp về và tuổi xuân sắp qua. - Câu thơ thể hiện sự mong đợi của nhân vật trữ tình với người em gái phương xa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm. | 1.0 | |
10 | - Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ: yêu thiên nhiên, chờ đợi mong ngóng người em gái phương xa - Suy nghĩ của bản thân: sự gắn bó với thiên nhiên sẽ giúp con người gần gũi với giao cảm với thiên nhiên từ đó mà yêu và trân trọng những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống đời thường Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 2 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Một vẻ đẹp của bài thơ như: Vể dệp trong cảm xúc, vẻ đẹp của ngôn từ.... Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,25 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: | 2.0 | |
| - Chỉ ra một vẻ đẹp của bài thơ - Lí giải phân tích được vẻ đẹp ấy - Đánh giá vẻ đẹp đó góp phần thể hiện chủ đề tư tưởn nào của bài thơ. Đánh giá tài năng của tác giả tron việc quan sát và cảm nhận Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . | ||
| - Đánh giá chung: + Nghệ thuật thể hiên + Nét độc đáo của bài thơ, liên hệ so sánh với bài thơ khác cùng đề tài Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. | 0,5 | |
I + II |
|
| 10 |
3. Đề thi giữa kì 1 văn 10 sách mới
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (Số câu) | Thông hiểu (Số câu) | Vận dụng (Số câu) | Vận dụng cao (Số câu) | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc | Thơ | 4 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 60 |
2 | Viết | Viết văn bản nghị luận về một bài thơ | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1 | 40 |
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi | 20% | 10% | 15% | 25% | 0 | 20% | 0 | 10% | 100 | ||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức | 30% | 40% | 20% | 10% | |||||||
Tổng % điểm | 70% | 30% |
3.1 Đề kiểm tra văn 10 giữa học kì 1 - đề 1
ĐỀ THAM KHẢO
I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Năm mới chúc nhau
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thời mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
- Trần Tế Xương -
(Dẫn theo https://www.thivien.net)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. tự sự C. biểu cảm
B. miêu tả D. thuyết minh
Câu 2: Văn bản được viết theo dạng nào của thơ Đường luật?
A. Thơ bát cú C. Thơ bài luật
B. Thơ tuyệt cú D. Thơ trường đoản cú
Câu 3: Đâu không phải là lời chúc của nhân vật “nó”?
A. Cái sự giàu C. Trăm tuổi bạc đầu
B. Cái sự sang D. Cho ra cái giống người
Câu 4: Việc sử dụng cặp đại từ “nó - ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giả?
A. Coi thường, khinh rẻ, giểu cợt C. Vui vẻ, phấn khởi.
B. Coi trọng, nể phục, tán đồng D. Thất vọng, buồn đau
Câu 5: Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong bài thơ là:
A. Làm nổi bật sự khác biệt giữa “ta” với “nó” C. Tạo sự thống nhất về nội dung và hình thức
B. Tạo sự cân đối, hài hòa cho lời thơ D. Làm cho câu thơ sinh động, ấp dẫn
Câu 6: Nhân vật ông quyết đi buôn lọng là vì:
A. có lãi cao
B. nhiều người mua tước, mua quan
C. đó là nghề của “ông”
D. thời tiết
Câu 7: Vẻ đẹp cơ bản của nhân vật “ta” được bộc lộ qua lời chúc là gì?
A. Hành vi
B. Thái độ
C. Nhận thức
D. Nhân cách
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?
Câu 9: Anh/chị nêu hai biểu hiện cụ thể trong nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.
Câu 10: Anh/chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT: (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
…
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè…
(Trích Quê hương-Đỗ Trung Quân, theo Thivien).
Quê hương là nơi đẹp nhất đối với mỗi người. Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của quê hương trong đoạn thơ trên.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | Lời chúc năm mới trong văn bản lật tẩy bản chất của bọn quan lại: Tham lam, lố bịch, đểu giả Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Gợi ý hai biểu hiện cụ thể về nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt: - Xin chữ, lì xì đầu năm - Chúc tết đầu năm… Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 nét đẹp văn hóa ngày tết: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 nét đẹp văn hóa ngày tết: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm. | 1.0 | |
10 | Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản: - Luôn giữ gìn nhân cách của mình trong mọi hoàn cảnh - Có thái độ, quan điểm rõ ràng trước những tiêu cực trong xã hội - Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của quê hương qua đoạn thơ trên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,25 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: | 2.0 | |
| - Cảm nhận chung về quê hương. - Cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương qua 3 khổ thơ: + Quê hương thân thuộc, gần gũi; + Quê hương bình dị, mộc mạc; + Quê hương gắn bó sâu nặng với mỗi người. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . | ||
| - Đánh giá chung: + Khẳng định vẻ đẹp của quê hương và tấm lòng của nhà thơ. + Cách viết dung dị, đi vào lòng người.. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. | 0,5 | |
I + II |
|
| 10 |
3.2. Đề kiểm tra văn 10 giữa học kì 1 - đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây:
THẦN MƯA
Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần người ở hạ giới phải lên kiện Trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.
Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa để giúp sức thần Mưa. (…) Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua nhau mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa rồng, nhưng đến lượt thứ ba thì đuối sức ngã bổ xuống, lưng cong khoăm lại và cứt lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi thì bỗng gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, lọt vào cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa rồng phun nước làm ra mưa. Bởi vậy, về sau người ta có câu ví rằng:
Gái ngoan lấy được chồng khôn,
Cầm như cá vượt Vũ Môn hóa rồng.
(Theo Hoàng Minh, Việt Dũng, Thu Nga, Thần thoại Việt Nam chọn lọc, Nxb Thanh Niên, 2019)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào (0,5 điểm):
A. Cổ tích
B. Ngụ ngôn
C. Thần thoại
D. Sử thi
Câu 2. Phát biểu nào sau đây nói về đặc điểm không gian trong truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm):
A. Không gian bao gồm nhiều cõi: cõi trời, cõi người, cõi Thủy phủ
B. Không gian rộng lớn, gắn với các cuộc phiêu lưu của người anh hùng
C. Không gian hoang sơ, chưa có sự sống
D. Không gian gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng
Câu 3. Phát biểu nào sau đây được dùng để miêu tả hình dạng của thần Mưa (0,5 điểm):
A. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến
B. Thần thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời
C. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi
D. Thần Mưa là vị thần hình rồng
Câu 4. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng trình tự diễn biến của các sự kiện chính trong truyện (0,5 điểm):
A. Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng – Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi – Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể - Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa
B. Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể – Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi - Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa – Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng.
C. Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi – Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể – Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa – Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng.
D. Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi – Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể – Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng – Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa
Câu 5. Theo bạn, nội dung của truyện “Thần Mưa” được tác giả dân gian xây dựng dựa trên cơ sở nào (0,5 điểm):
A. Dựa vào đặc điểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
B. Dựa vào cơ sở khoa học
C. Dựa vào tình cảm, thái độ của người xưa đối với thế giới tự nhiên
D. Dựa vào sự thật về nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung bao quát của truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm):
A. Truyện kể về công việc của thần Mưa
B. Truyện kể về công việc của thần Mưa và cuộc thi chọn rồng để làm mưa
C. Truyện kể về cuộc thi chọn rồng để làm mưa và cá chép đã thắng trong cuộc thi ấy
D. Truyện đi vào lí giải hiện tượng hạn hán, lũ lụt
Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên giá trị chủ đề của truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm)
A. Thể hiện ước mơ, khát vọng của người xưa trong việc đi vào lí giải về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên
B. Thể hiện những nhận thức hồn nhiên, sơ khai về thế giới của người xưa
C. Lí giải về nguồn gốc của mưa, về nạn hạn hán, lũ lụt và sự tích cá chép hóa rồng
D. Cả ba đáp án trên
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Bạn hiểu gì về ý nghĩa của câu ví ở cuối truyện (0,5 điểm)
Gái ngoan lấy được chồng khôn,
Cầm như cá vượt Vũ Môn hóa rồng.
Câu 9. Theo bạn, tác giả dân gian đã gửi gắm khát vọng gì qua việc xây dựng hình ảnh thần Mưa ? (1,0 điểm)
Câu 10. Phân tích một tình tiết mà bạn cho là thú vị nhất trong truyện “Thần Mưa” (viết khoảng 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Thần Mưa.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0.5 | |
2 | A | 0.5 | |
3 | D | 0.5 | |
4 | C | 0.5 | |
5 | A | 0.5 | |
6 | B | 0.5 | |
7 | D | 0.5 | |
8 | Ý nghĩa câu ví ở cuối truyện: Những cô gái nếu lấy được chồng khôn thì sẽ được đổi đời, đổi thân phận, có cuộc sống sung sướng, như cá chép khi vượt được Vũ Môn thì đã biến thành rồng. | 0.5 | |
9 | Qua việc xây dựng hình ảnh thần Mưa, tác giả dân gian thể hiện khát vọng lí giải các hiện tượng trong thiên nhiên; đồng thời cũng bộc lộ niềm mơ ước về việc mưa thuận gió hòa, mơ ước về sự thay đổi thân phận. | 1.0 | |
10 | Học sinh tự do lựa chọn tình tiết mà bản thân cho là thú vị nhất, kèm theo những phân tích thuyết phục. Tham khảo: - Tình tiết: cá chép vượt Vũ Môn hóa rồng - Phân tích: + Đây là một sự sáng tạo vô cùng độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của người xưa + Tình tiết này không chỉ thể hiện khát vọng muốn đi vào lí giải các hiện tượng trong tự nhiên, mà nó còn là niềm khát khao đổi đời, khát khao thay đổi thân phận của những người nông dân trong xã hội cũ. + Cá vượt Vũ Môn đã trở thành một biểu tượng cho sự đỗ đạt của những người học trò. | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Thần Mưa”. | 0,5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: 1. Giới thiệu tác phẩm; nêu khái quát định hướng của bài viết 2. Phân tích, đánh giá về chủ đề: + Thể hiện ước mơ, khát vọng của người xưa trong việc đi vào lí giải về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên + Thể hiện những nhận thức hồn nhiên, sơ khai về thế giới của người xưa + Lí giải về nguồn gốc của mưa, về nạn hạn hán, lũ lụt và sự tích cá chép hóa rồng 3. Phân tích, đánh giá về nghệ thuật: + Không gian nghệ thuật: là không gian đặc trưng của thần thoại, bao gồm nhiều cõi: trời, người, thủy phủ + Thời gian nghệ thuật: mang đặc trưng của thần thoại, là thời gian cổ xưa, không xác định. + Nhân vật: mang đặc trưng thần thoại, là thần, có khả năng siêu nhiên (làm mưa) + Các yếu tố kì ảo: vị thần làm ra mưa, rồng làm mưa, cá chép hóa rồng… 4. Khẳng định lại chủ đề và giá trị nghệ thuật của tác phẩm; nêu ý nghĩa của truyện kể đối với bản thân. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
3.3 Đề kiểm tra văn 10 giữa học kì 1 - đề 3
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
MÙA HOA MẬN
Cành mận bung trắng muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ
Cành mận bung trắng muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già hối hả làm đu
Cành mận bung trắng muốt
Nhà trình tường* ủ nếp hương
Giục lửa hồng nở hoa trong bếp
Cho người đi xa nhớ lối trở về…
Tháng Chạp, 2006
(Thuyền đuôi én, NXB Văn hoá dân tộc, Hà nội 2009)
(* Nhà trình tường: Nhà có tường làm bằng đất nện)
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. Xác định thể thơ trong bài thơ trên.
A. Thơ tự do
B. Thơ thất ngôn
C. Thơ lục bát
D. Thơ lục ngôn xen lẫn thất ngôn
Câu 2. Từ giục trong khổ thơ sau mang nét nghĩa nào?
Cành mận bung trắng muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già hối hả làm đu
A. Chỉ hành động mọi người bảo nhau làm nhanh
B. Chỉ sự hối thúc, gấp gáp, muốn được nhanh hơn
C. Chỉ hành động gọi nhau cùng chuẩn bị đón Tết.
D. Chỉ sự bắt buộc phải làm.
Câu 3. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì?
A. Nhớ về hội xuân.
B. Nỗi tiếc nuối không được trở về quê hương để cùng đón tết.
C. Yêu khung cảnh mùa xuân vui tươi, ấm cúng thân thương của quê hương.
D. Mong muốn ngắm mận nở trong ngày hội xuân.
Câu 4. Câu thơ Cành mận bung trắng muốt được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ không mang ý nghĩa:
A. Giới thiệu về một loài cây thường được trồng ở Tây Bắc.
B. Nhấn mạnh ấn tường về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân vùng Tây Bắc.
C. Tạo ra nhịp điệu tươi vui cho lời thơ.
D. Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ.
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ: Nhà trình tường ủ nếp hương
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 6. Những từ láy xuất hiện trong bài thơ trên là:
A. Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả
B. Xốn xang, rộn rã, hối hả, háo hức
C. Háo hức, rộn ràng, xốn xang, rạo rực
D. Rộn ràng, háo hức, xốn xang, rôm rả
Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
Cành mận bung trắng muốt
Giục mẹ xôn xang lá, gạo
Giục cha vui lòng căng cánh nỏ
Giục người già hối hả làm đu
A. So sánh, liệt kê
B. Ẩn dụ, so sánh, nhân hoá
C. Hoán dụ, so sánh, liệt kê
D. Điệp, liệt kê, ẩn dụ
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ
Cành mận bung trắng muốt
Lũ con trai háo hức chơi cù
Lũ con gái rộn ràng khăn áo
Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ.
Câu 9. Câu thơ cuối bài: Cho người đi xa nhớ lối trở về… gợi trong em tình cảm gì đối với quê hương? (Trình bày ngắn gọn 3-5 dòng).
Câu 10. Tưởng tượng một người đi xa trong bài thơ đã nhớ lối trở về quê hương vào mùa hoa mận. Những cảm xúc, tình cảm nào đã diễn ra trong tâm hồn người đó? Hãy viết đoạn văn (khoảng từ 6-8 dòng) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (500 chữ) phân tích về một vẻ đẹp của bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thuỳ Liên.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | A | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | - Hs một biện pháp tu từ: liệt kê/ ẩn dụ/ nhân hoá - Liệt kê: con trai háo hức chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo - Nhân hoá: Bóng bay nâng giấc mơ con trẻ - Ẩn dụ : Cành mận bung trắng muốt - Tác dụng: Liệt kê: khiến người đọc hình dung mùa xuân thêm đầy đủ về khung cảnh mùa xuân vui tươi, sinh động. Ẩn dụ: diễn tả hàm súc gợi cảm tín hiệu báo thức của mùa xuân. Nhân hoá: miêu tả sinh động món đồ chơi (bóng bay) gắn bó với tâm hồn trẻ thơ. Qua đó làm nổi bật cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình và tình yêu, sự gắn bó cảnh vật và con người quê hương. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Dòng thơ cuối: Cho người đi xa nhớ lối về… _ HS trình bày theo cảm nhận của mình, phù hợp với cách hiểu của bài thơ và chuẩn mực đạo đức, xã hội. Hs có thể trình bày theo hướng sau: Hình ảnh người đi xa nhớ lối về, gợi cảm xúc yêu thương, gắn bó với mảnh đất quê hương. Thời khắc mùa xuân, ngày tết đã đánh thức ở mỗi người xa quê tình cảm cội nguồn với mong muốn trở về. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được tương đương đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc còn thiếu ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm. | 1.0 | |
10 | - Học sinh trình bày cảm xúc một cách cảm xúc phù hợp với cách hiểu của bài thơ và các chuẩn mực đạo đức. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày cảm xúc một cách cảm xúc phù hợp với cách hiểu của bài thơ và các chuẩn mực đạo đức: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,5 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Mùa hoa mận Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0, 5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: | 2.0 | |
| - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, và nội dung bao quát của tác phẩm Mùa hoa mận - Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Nội dung: bài thơ gợi tả khung cảnh mùa hoa mận nở. Cành mận nở là thời điểm báo hiệu mùa xuân, mùa của Tết, của lễ hội. Khoảnh khắc thời gian đó mang đến niềm vui cho người con gái, con trai, trẻ thơ, người già, cha, mẹ…, mang đến cho ngôi nhà sự ấm cúng. Bài thơ là tiếng lòng yêu quê hương, trân trọng nét đẹp văn hoá của dân tộc của nhân vật trữ tình. + Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng kết hợp với các biên pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ, nhân hoá…được sử dụng sáng tạo đã khắc hoạ bức tranh xuân nên thơ, ấm cúng. Đó cũng là nét phong cách trong sáng tác của Chu Thuỳ Liên. + Đánh giá giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân bản của bài thơ mang lại cho người đọc Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. | ||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. | 0,5 | |
I + II |
|
| 10 |
.............................
Lưu ý: Do số lượng đề thi giữa kì 1 môn văn lớp 10 rất nhiều, mời các bạn đọc sử dụng file tải về để xem trọn bộ 24 đề thi Văn 10 giữa học kì 1.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Viết bài văn phân tích, đánh giá truyện Thần Mưa lớp 10 (mới cập nhật)
Em hãy quan sát và tìm hiểu về một mô hình kinh tế thành công ở khu vực em sinh sống - KTPL 10
Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Lý ngựa ô ở hai vùng đất
Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Viết bản tin về một hoạt động hay sự kiện văn hóa, giáo dục mới diễn ra trong nhà trường hoặc ở địa phương
16 đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh Diều 2023 có đáp án
Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể lớp 10 siêu hay (6 mẫu)
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đoạn văn Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu
-
Văn học Việt Nam chia làm mấy giai đoạn?
-
Cái hay của tác phẩm nằm ở đâu?
-
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) thuyết phục một số bạn từ bỏ thói quen hút thuốc lá
-
Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 ngắn nhất
-
Làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành
-
(3 đề) Mùa xuân chín đọc hiểu
-
Viết văn bản nghị luận về thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường
-
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại
-
Soạn bài Củng cố mở rộng trang 33 Ngữ văn 10 tập 2 KNTT
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công