Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (13 đề)

Tải về

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề thi giữa kì 2 Văn 10 2024 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tổng hợp các mẫu đề kiểm tra Ngữ văn 10 giữa kì 2 - Kết nối tri thức mới nhất vừa được các thầy cô giáo biên soạn phục vụ cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 KNTT có đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Để xem trọn bộ 12 đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 10 KNTT, mời các bạn sử dụng file tải về.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 10 KNTT

1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 10 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi

4

0

3

1

0

1

0

1

10

Tỉ lệ %

20%

15%

5%

10%

10%

60%

2

Viết

- Viết văn bản phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi

1

1

Tỉ lệ %

10%

15%

10%

5%

40%

Tổng

30%

35%

20%

15%

100%

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem bản đặc tả ma trận đề thi.

2. Đề kiểm tra Ngữ văn 10 giữa kì 2 - Kết nối tri thức 2024

I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Thuật hứng - bài 24

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui có một lòng trung liễn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

(Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976, tr. 418- 419)

Chú thích:

* Thuật hứng: chùm thơ 25 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

* Hợp: nên, đáng.

* Âu chi: lo gì, quan tâm gì.

* Thế nghị khen: miệng đời bàn luận khen chê.

* Đìa: đầm, ao.

* Phong nguyệt: gió trăng.

* Yên hà: khói và ráng chiều.

* Vạy: cong, quẹo.

*Bui: duy (có), chỉ (có).

* Chăng: không, chẳng.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt.

B. Thất ngôn bát cú.

C. Lục bát.

D. Thất ngôn xen lục ngôn.

Câu 2. Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Biểu cảm.

B. Nghị luận.

C. Miêu tả.

D. Tự sự.

Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

A. Phép điệp, phép đối.

B. Phép đối, liệt kê.

C. Phép so sánh, ẩn dụ.

D. Phép nhân hóa, liệt kê.

Câu 4. Xác định vị trí các câu lục ngôn trong bài thơ:

A. Câu 1 và 8.

B. Câu 2,3 và 7.

C. Câu 3,4 và 8.

D. Câu 3,4,6 và 8.

Câu 5. Ý nào nói đúng nhất về nơi ở của nhân vật trữ tình?

A. Nơi yên tĩnh, không một bóng người.

B. Gắn bó với khung cảnh thiên nhiên.

C. Nơi đô hội phồn hoa, nhiều thú vui.

D. Nơi yên tĩnh, gắn bó với thiên nhiên, xa lánh chốn xô bồ.

Câu 6. Ý nghĩa của việc dùng câu lục ngôn trong bài thơ là:

A. Tạo sự khác biệt giữa thơ Đường luật bằng chữ Nôm và thơ Đường luật chữ Hán.

B. Thể hiện sự sáng tạo của tác giả khi vận dụng thể thơ Đường luật.

C. Nhằm Việt hóa thể thơ Đường luật.

D. Cả A,B,C.

Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác dụng của cách ngắt nhịp 2/2/2 trong câu 3 và 4?

A. Tạo nhịp điệu hài hòa, đăng đối cho cặp câu thơ.

B. Giúp thể hiện tâm thế thảnh thơi của nhân vật trữ tình với cuộc sống bình dị.

C. Bộc lộ niềm yêu thích của nhân vật trữ tình với công việc lao động hàng ngày của mình.

D. Thể hiện tâm sự u hoài thầm kín của thi nhân.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Chỉ ra hai yếu tố “phá cách” trong bài thơ.

Câu 9. Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ bài thơ trên là gì? Vì sao?

Câu 10. Hãy nhận xét về cuộc sống của tác giả được gợi lên qua hai câu thơ sau:

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết một bài văn phân tích, đánh giá nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Thuật hứng - bài 24 (Nguyễn Trãi).

3. Đáp án đề kiểm tra Ngữ văn 10 giữa kì 2 - Kết nối tri thức 2024

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

D

0.5

2

A

0.5

3

B

0.5

4

C

0.5

5

D

0.5

6

D

0.5

7

D

0.5

8

Gợi ý trả lời:

Bài thơ có một số yếu tố “phá cách” về thi liệu, từ ngữ, sử dụng thể thơ... Học sinh có thể chọn 2 yếu tố mà bản thân tâm đắc. Ví dụ:

- Tác giả sử dụng những thi liệu dân dã, bình dị của cuộc sống đời thường chốn thôn quê: ao cạn, vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen...

- Sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.

...

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh nêu được 1 yếu tố: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

0.5

9

Gợi ý trả lời:

- HS có thể chọn một thông điệp đặc sắc và lí giải hợp lí.

- Sau đây là một số gợi ý:

+ Cần lựa chọn cho mình một lối sống giản dị, hòa mình với thiên nhiên, luôn biết giữ gìn nhân cách, tránh xa những tham lam ích kỉ.

+ Hãy sống chan hòa cùng thiên nhiên, thiên nhiên sẽ đem lại cho ta một tinh thần thư thái để quên đi mọi âu lo.

+ Cần sống có trách nhiệm, có lí tưởng và kiên định với lí tưởng đó.

...

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời 01 thông điệp và lí giải hợp lí thuyết phục: 1.0 điểm.

- Học sinh nêu thông điệp và lí giải chưa thuyết phục: 0.75 điểm.

- Học sinh chỉ nêu thông điệp: 0.5 điểm.

- Học sinh nêu thông điệp không rõ ràng, không lí giải: 0.25 điểm.

- Học sinh không trả lời: không cho điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1.0

10

Gợi ý trả lời:

- Học sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo có căn cứ từ nội dung ngôn từ của hai câu thơ trên.

- Có thể theo gợi ý sau: Đó là cuộc sống dân dã, thanh bần, giản dị, gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và cũng là cuộc sống của con người có tâm thế bình an, tự tại, không ham danh lợi...

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Đánh giá về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thuật hứng - bài 24 (Nguyễn Trãi).

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích, đánh giá.

* Phân tích, đánh giá về nội dung của bài thơ:

- Thi phẩm tái hiện bức tranh cuộc sống ẩn dật thanh nhàn của Nguyễn Trãi ở chốn thôn quê với những công việc, những thú vui bình dị dân dã: vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen... Đó là cuộc sống giản dị, yên bình, hòa hợp với thiên nhiên thanh tĩnh, xa lánh cuộc sống xô bồ đầy rẫy những thị phi, khen chê.

- Ẩn chứa trong đó là vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ:

+ Một hồn thơ thanh cao, ung dung, tự tại, một tâm thế thư thái khi biết công danh đã thành thì nên trở về an hưởng thú thanh nhàn, bỏ ngoài tai mọi thứ thị phi, khen chê ở đời...

+ Một tâm hồn tinh tế với tình yêu thiên nhiên tha thiết, yêu cuộc sống thanh bạch, giản dị, chan hòa cùng thiên nhiên, lấy thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.

+ Một tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi. Dù đã lui về ở ẩn, vui thú điền viên nhưng nhà thơ vẫn canh cánh bên lòng nỗi lo cho dân, cho nước.

* Phân tích, đánh giá về nghệ thuật

- Sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn (Việt hóa thể thơ Đường luật).

- Sử dụng nhiều hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi; có những hình ảnh ước lệ bên cạnh những hình ảnh gần gũi, dân dã, quen thuộc.

- Ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bình dị, mộc mạc với những từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.

- Sử dụng các phép tu từ: phép liệt kê, nghệ thuật đối...

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

2.0

d. Đánh giá chung:

Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về nội dung của bài thơ; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm

0,5

e. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

4. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức giữa kì 2 2024

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Tùng

Nguyễn Trãi

I

Thu đến cây nao chẳng lạ lùng,
Một mình lạt(1) thuở ba đông(2).
Lâm tuyền ai rặng già làm khách,
Tài đống lương(3) cao ắt cả dùng.

II

Đống lương tài có mấy bằng mày,
Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay.
Cội rễ bền dời chẳng động,
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.

III

Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày,
Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay.
Hổ phách (4) phục linh(5) nhìn mới biết,
Dành còn để trợ dân này.

(Thơ văn Nguyễn Trãi - NXB Giáo dục 1980, trang 20)

1. Lạt: lạt lẽo, thản nhiên

2. Ba đông: ba tháng mùa đông

3. Đống lương: đống là nóc nhà, lương là rường, xà nhà. Tài đống lương là tài gánh vác việc lớn của quốc gia

4. Hổ phách: đồ trang sức, loại thuốc quý.

5. Phục linh: loại thuốc quý.

Tương truyền: cây tùng sống một trăm năm thì sinh phục linh, một ngàn năm thì sinh hổ phách.

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Lục ngôn

B. Song thất lục bát

C. Thất ngôn xen lục ngôn

D. Tự do

2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

3. Vẻ thản nhiên, khí phách vững vàng của cây tùng được thể hiện rõ nhất vào thời điểm nào?

A. Chớm thu

B. Ba tháng mùa đông

C. Tháng cuối xuân

D. Ba tháng mùa hạ

4. Trong bài thơ trên, Nguyễn Trãi đã sử dụng mấy câu thơ lục ngôn?

A. 3 câu

B. 2 câu

C. 4 câu

D. 1 câu

5. Trong bài thơ này, có thể hiểu cây tùng là hình ảnh ẩn dụ cho:

A. Người lãng tử

B. Công tử

C. Người quân tử

D. Sĩ tử

6. Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh thơ: Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay?

A. Thân cây tùng dùng làm rường cột, chống đỡ khoẻ cho những ngôi nhà lớn

B. Rừng như ngôi nhà lớn của cây tùng

C. Cây tùng như ngôi nhà lớn chống đỡ giỏi trước tuyết sương

D. Rừng tùng như một gia đình lớn có sức chống chọi khoẻ

7. Chủ đề của bài thơ “Tùng” là gì?

A. Chọn viết về cây tùng, thuộc nhóm đề tài “tuế hàn tam hữu” (ba người bạn của tiết lạnh)

B. Mượn cây tùng để bộc lộ phẩm chất, gửi gắm tâm sự muốn giúp dân, giúp nước

C. Qua hình ảnh cây tùng, tác giả ngợi ca vẻ đẹp của rừng già

D. Khẳng định những sản phẩm từ cây tùng như hổ phách, phục linh rất tốt cho sức khoẻ

Trả lời các câu hỏi:

8. Trong bài thơ, Nguyễn Trãi đã phác hoạ hình ảnh cây tùng với những nét khác biệt như thế nào so với nhiều loài cây khác?

9. Qua bài thơ “Tùng”, bạn hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi?

10. Việc tác giả đưa câu thơ lục ngôn vào trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

5. Đáp án đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức giữa kì 2 2024

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

C

0.5

2

B

0.5

3

B

0.5

4

A

0.5

5

C

0.5

6

A

0.5

7

B

0.5

8

- Trong bài thơ này, Nguyễn Trãi đã phác hoạ hình ảnh cây tùng với những nét khác biệt so với nhiều loài cây khác ở một số đặc điểm sau:

+ Một mình thản nhiên vững vàng giữa mùa đông lạnh giá (0,25 điểm)

+ Cội rễ vững chắc, mạnh mẽ đứng trụ nâng đỡ cả ngôi nhà lớn (0,25 điểm)

+ Thầm lặng bền bỉ dâng hiến hổ phách, phục linh quý giá cho đời(0,5 điểm)

1.0

9

- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ:

+ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế; tình yêu thiên nhiên thiết tha, sâu nặng (0,5 điểm)

+ Khát vọng cống hiến cho dân, cho nước (0,25 điểm)

+ Khí phách hiên ngang, bản lĩnh vững vàng trước mọi khó khăn thử thách (0,25 điểm)

1.0

10

Ý nghĩa của việc tác giả sử dụng câu thơ lục ngôn trong bài thơ:

- Thể hiện sự sáng tạo trong việc Việt hóa thơ Đường

- Tạo nhịp điệu mới, làm tăng khả năng biểu đạt cho lời thơ...

(Mỗi ý trả lời đúng đạt 0,25 điểm)

0.5

II

VIẾT

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Trình bày suy nghĩ về hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần .

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài theo nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

3.0

0.5

0.5

0.5

1.0

0.5

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: hiện tượng nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

*Bày tỏ quan điểm về hiện tượng:

- Giải thích và nêu thực trạng:

+ Đồ nhựa dùng một lần là những đồ có chất liệu bằng nhựa thường được sử dụng một lần rồi bỏ đi như ống hút, cốc nhựa đựng nước uống, hộp đựng đồ ăn nhanh, túi ni lông...

+ Sử dụng đồ nhựa dùng một lần đã trở thành thói quen phổ biến của nhiều bạn trẻ, rất đáng phê phán.

- Nguyên nhân:

+ Sự phổ biến của đồ nhựa dùng một lần trong xã hội hiện đại...

+ Do nhiều bạn trẻ chưa ý thức được mối nguy hại của đồ nhựa dùng một lần...

- Hậu quả:

+ Đồ nhựa dùng một lần gây ô nhiễm môi trường ...

+ Đồ nhựa dùng một lần đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người: gây ngất, khó thở, làm giảm khả năng miễn dịch, thậm chí gây ung thư...

- Đồ nhựa dùng một lần gây cản trở quá trình sinh trưởng của các loài động, thực vật, gây mất cân bằng hệ sinh thái...

*Bài học nhận thức và hành động:

+ Mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, cần nhận thức được mối nguy hại của đồ nhựa dùng một lần để có ý thức hạn chế sử dụng.

+ Chung tay bảo vệ môi trường bằng các hành động cụ thể, thiết thực: thu gom, phân loại đồ nhựa để tái chế; thay thế đồ nhựa dùng một lần bằng các đồ dùng khác như giấy báo, cốc thuỷ tinh, khay nhôm...phê phán việc lạm dụng đồ nhựa dùng một lần...

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

Tổng điểm

10.0

6. Đề thi giữa kì 2 Văn 10 KNTT - đề 1

Học sinh đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Ngôn chí – bài 10

(Nguyễn Trãi)

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.

Có thân chớ phải lợi danh vây.

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

Ngày vắng xem hoa bợ (1) cây.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

Ao quang mấu ấu (2) cá nên bầy.

Ít nhiều tiêu sái (3) lòng ngoài thế,

Năng một ông này đẹp thú này

(Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Chú thích:

(1) Bợ cây: chăm nom, săn sóc cây

(2) Mấu ấu: mầm cây củ ấu.

(4) Tiêu sái: thảnh thơi, thoát tục.

(5) Năng: có thể, hay.

Câu 1: Bài thơ Ngôn chí 10 thuộc sáng tác nào sau đây của Nguyễn Trãi?

A. Văn chính luận

B. Thơ chữ Hán

C. Thơ Nôm

D. Thơ tự thuật

Câu 2: Văn bản Ngôn chí 10 thuộc thể thơ nào? Vì sao?

A. Thể thơ tự do, vì các dòng không theo quy luật

B. Thể thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ

C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng

D. Thể thơ thất ngôn bát cú xen lục ngôn vì có 7 dòng, mỗi dòng có 8 hoặc 6 chữ

Câu 3: Dòng nào nói lên đặc điểm thiên nhiên trong Ngôn chí 10- Nguyễn Trãi?

A. Cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp với màu sắc, âm thanh tươi tắn, rộn ràng

B. Hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng

C. Những nét phác họa hết sức tài tình về vẻ đẹp hùng vĩ

D. Thiên nhiên thấm đẫm nỗi buồn của thi nhân

Câu 4: Bài thơ Ngôn chí 10 đã thể hiện:

A. Tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân

B. Sự gắn bó với làng quê của một nông dân hồn hậu, chất phác

C. Cách thưởng thức thiên nhiên của một nghệ sĩ

D. Thiên nhiên đầy ắp chất nhạc, chất họa

Câu 5: Nội dung hai câu luận nói về điều gì?

A. Cảnh vật, lòng người

B. Thú vui tao nhã

C. Sức sống nơi làng quê

D. Ít vướng bận,vui sống

Câu 6: Câu thơ: Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy được hiểu là?

A. Quang cảnh vắng như cảnh chùa Bà Đanh

B. Quang cảnh thanh tĩnh như cảnh chùa, lòng người trong sạch như lòng thầy chùa chân tu

C. Lòng người lạnh băng, dửng dưng như thầy chùa chân tu

D. Lòng người như cảnh tĩnh lặng, hoang vắng

Câu 7: Dòng nào nói lên nội dung câu thơ: Có thân chớ phải lợi danh vậy?

A. Thân chớ bị vây bọc, lệ thuộc vào danh lợi

B. Có thân phải có danh lợi

C. Sống trong vòng vây danh lợi mới thú vị

D. Danh lợi là giá trị của bản thân

Câu 8: Câu thơ: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén được hiểu là?

A. Uống rượu nghiêng chén uống cả trăng

B. Nghiêng chén uống rượu như hớp cả bóng trăng trong chén

C. Uống rượu và ngắm trăng trong chén

D. Thưởng trăng và uống rượu – thú vui tao nhã

Câu 9: Phân tích nghệ thuật đối đặc sắc và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được thể hiện qua hai câu thực của bài thơ (1đ)

Câu 10: Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí 10 (viết từ 6-8 dòng) (1đ)

II. VIẾT (4đ)

Viết bài luận thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người (3đ)

7. Đáp án Đề thi giữa kì 2 Văn 10 KNTT - đề 1

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

B

A

C

B

A

B

Câu 2

.… thuyết phục người thân (bố mẹ, anh chị, bạn bè) điều chỉnh quan niệm sống: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người.

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề: tiền là thước đo năng lực, tiền phản ánh giá trị sống của con người

- Thái độ người viết về quan niệm trên

Thân bài

Gồm các ý chính (từ 2 luận điểm trở lên)

- Nhận thức, phân tích về vai trò của đồng tiền

+Hiểu đúng: là phương tiện của cuộc sống, mỗi người cần làm ra tiền tự nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình…

+Tác hại của việc hiểu chưa đúng: coi tiền là mục đích sống → dễ dẫn đến sai lầm, hy sinh sức khỏe, hạnh phúc,…

- Nêu ngắn gọn quan điểm của bản thân và đề xuất sự điều chỉnh quan niệm và hành động sống…

Kết bài

- Khẳng định vai trò của quan niệm sống đúng, phù hợp với thời đại

- Nhận thức, lựa chọn lối sống, hành động của bản thân…

Yêu cầu khác

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận).

- Diễn đạt rõ ý, lập luận logic; suy luận, bình luận phù hợp với văn hóa dân tộc,..

- Dẫn chứng đa dạng

8. Đề thi giữa kì 2 Văn 10 KNTT - đề 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra ở một trường trung học

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

– Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

– Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

– Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

Câu 4. Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Thuyết minh đoạn trích sau đây:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những nỗi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được?

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

...............................Hết...................................

9. Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 10 KNTT - đề 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.

Câu 2

- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.

- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…

Câu 3

- Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.

Câu 4

- Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả

- Giới thiệu tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Sau khi nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt và làm tan rã mười lăm vạn viện binh của quân Minh, cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt đã hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt hai mươi năm ròng rã phải chịu đựng thảm khốc dưới ách cai trị tàn bạo của quân xâm lược.

- Thừa lệnh của chủ soái Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo bình Ngô đổ tổng kế cuộc kháng chiến vĩ đại, báo cáo rộng rãi cho toàn thể nhân dân được biết.

- Với nghệ thuật chính luận hùng hồn và cảm hứng trữ tình sâu sắc, tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh, đồng thời ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

* Nội dung đoạn trích:

+ Tố cáo tội ác dã man của giặc Minh:

- Trước hết, tác giả vạch trần âm mưu xâm lược, sau đó lên án chủ trương cai trị thâm độc và cuối cùng là đanh thép tố cáo tội ác của giặc Minh.

- Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu cướp nước đã có từ lâu, vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ", để "mượn gió bẻ măng" cướp đất nước ta của chúng.

- Nguyễn Trãi không tố cáo chủ trương đồng hoá thâm độc mà tố cáo chính sách cai trị hà khắc, tham tàn của giặc Minh: Vơ vét sản vật quý báu, bóc lột sức người, sức của bằng thuế má, phu phen, dâng nạp cống vật và huỷ hoại môi trường sống, tàn sát dân chúng vô tội không biết ghê tay.

- Tội ác chất chồng của giặc Minh và khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi đúc kết bằng hai câu văn mang ý nghĩa khái quát rất cao:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

=> Tác giả đã lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để so sánh với cái vô hạn (tội ác của giặc); lấy cái vô cùng (nước Đông Hải) so sánh với cái vô cùng (sự dơ bẩn của giặc). Câu văn đầy tính hình tượng khắc hoạ và nhấn mạnh tội ác của quân thù; đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn và khinh bỉ của tác giả.

3. Kết luận

Khái quát và mở rộng vấn đề.

............................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 26.904
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức (13 đề)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm