Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 giữa học kì 2 có đáp án
Tổng hợp đề đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10
- Đề đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều - số 1
- Đề đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều - số 2
- Đề đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều - số 3
- Đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - đề 1
- Đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - đề 2
- Đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - đề 3
- Đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - đề 1
Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 giữa học kì 2 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tổng hợp các đề đọc hiểu thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 10 có đáp án chi tiết của cả 3 bộ sách Cánh Diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức nhằm giúp các em có thêm kiến thức cũng như tài liệu tham khảo trước khi bước vào kì thi. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề đọc hiểu thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án, mời các em cùng tham khảo.
Đề đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều - số 1
I. ĐỌC (6,0 điểm)
Đọc văn bản:
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám(1);
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn(2).
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.
(Bảo kính cảnh giới – bài 21-Theo Nguyễn Trãi toàn tập - Đào Duy Anh dịch chú)
Chú thích: (1) và (2): Hai câu này là do câu tục ngữ “ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Chữ “đau răng ăn cốm” là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm… mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Câu 2. Xác định thể thơ của văn bản trên
A. Thất ngôn xen lục ngôn
B. Thất ngôn bát cú
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3. Bài thơ được viết bằng chữ:
A. Hán
B. Nôm
C. Quốc ngữ
D. Nước ngoài
Câu 4. Trong bài thơ, Nguyễn Trãi lấy ý từ câu tục ngữ nào sau đây.
A. Hay làm thì giàu, hay cầu thì nghèo.
B. Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
D. Tốt danh hơn lành áo.
Câu 5. Em hiểu nhan đề Bảo kính cảnh giới như thế nào?
A. Gương báu răn mình.
B. Cần bảo vệ và kính trọng con người
C. Những điều cần cảnh giới ở con ngưởi
D. Những điều khuyên răn con người.
Câu 6. Hai cặp câu thực và câu luận cùng sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nói quá
B. Đối xứng
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 7. Qua bài thơ, tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì ?
A. Chơi với những người không tốt, không xấu sẽ không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Tiếp xúc với người tốt sẽ được cái tốt lan tỏa.
C. Tiếp xúc với người xấu con người sẽ bị cái xấu chi phối.
D. Con người cần thích nghi linh hoạt với hoàn cảnh sống, lựa chọn môi trường sống phù hợp.
Câu 8. Anh chị hiểu như thế nào về nội dung chính của hai câu thơ sau:
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Câu 9. Nhận xét về suy nghĩ của tác giả thể hiện trong hai câu thơ cuối.
Câu 10. Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh chị? Vì sao? (Lí giải từ 3 đến 5 câu)
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | D | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | Gợi ý trả lời - Câu thơ 1 có nghĩa là: Chơi cùng những người dại chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại - Câu thơ thứ hai có nghĩa là: Nên kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan để mình học hỏi được nhiều hơn ở họ. => Hai câu thơ là những bài học quý giá về cách sống mà con người nên lựa chọn để hoàn thiện nhân cách. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Gợi ý trả lời - Tác giả cho rằng, hoàn cảnh có tác động rất lớn tới sự phát triển tính cách và phẩm chất con người. - Suy nghĩ của tác giả sâu sắc, mới mẻ, thẳng thắn, là kết quả những trải nghiệm, những cảm nhận tinh tế về cuộc sống Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1,0 | |
10 | Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản: - Chọn bạn mà chơi. - Cần linh hoạt trong cuộc sống. - Đừng kết thân với kẻ xấu. - Nên chơi với người giỏi để học hỏi…. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Lí giải thuyết phục, sâu sắc: 0,5 điểm - Có lí giải nhưng chưa sâu sắc và thuyết phục: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng phải đúng tinh thần mà văn bản gợi ra. | 1,0 |
Đề đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều - số 2
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
GƯƠNG BÁU KHUYÊN RĂN (Bài 43)
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Nguyễn Trãi)
Câu 1 (0,5 điểm). Câu thơ “Rồi hóng mát thuở ngày trường” gợi điều gì về nhân vật trữ tình?
A. Con người bon chen, tất bật
B. Con người nhàn nhã thư thái
C. Con người vất vả mệt mỏi
D. Con người buồn bã, đau khổ
Câu 2 (1,0 điểm). Xác định các loài hoa và màu sắc đặc trưng của từng loài? Cảnh ngày hè được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp đó?
Câu 4 (0,5 điểm). Từ láy “lao xao” có tác dụng biểu hiện cuộc sống như thế nào?
Câu 5 (1,0 điểm). Nội dung chủ đạo mà anh/chị cảm nhận được từ bài thơ Cảnh ngày hè là gì?
Câu 6 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.
Đáp án
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Con người nhàn nhã thư thái | 0,5 điểm |
Câu 2 | Các loài hoa và màu sắc đặc trưng của từng loài: - Hoa hòe màu xanh. - Hoa lựu màu đỏ. - Hoa sen màu hồng. Cảnh ngày hè được miêu tả: bình dị, nhiều màu sắc và âm thanh với những sự vậy đặc trưng của mùa hè. | 1,0 điểm |
Câu 3 | Câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ. → Tác dụng của biện pháp này là: Nhấn mạnh vào âm thanh huyên náo của chợ cá. | 1,0 điểm |
Câu 4 | Từ láy “lao xao” có tác dụng biểu hiện cuộc sống sống động, thể hiện cuộc sống no đủ và hạnh phúc của người dân. | 0,5 điểm |
Câu 5 | Nội dung chủ đạo mà em cảm nhận được từ bài thơ Cảnh ngày hè là Tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu quê hương, đất nước của Nguyễn Trãi. | 1,0 điểm |
Câu 6 | HS trình bày suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên. + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: - Từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, HS suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay. - Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì? Tại sao phải lấy dân làm gốc? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc? Bài học nhận thức và hành động? | 2,0 điểm |
Đề đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều - số 3
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Câu chuyện Kiến giết Voi
Trong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo .
Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát:
– Đàn Kiến ranh con kia! Chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm lên lên một cái là chúng mày chết cả nút . Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả.
Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại:
– Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.
Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn kiến nhỏ bé đã nhanh nhẹn tản ra, bám ngay lấy chân Voi mà leo lên lưng Voi. Đàn kiến bảo nhau xúm cả vào hai mắt Voi mà cắn, khiến Voi không sao mở được mắt nữa. Trong khi hai mắt Voi còn cay xè thì đàn kiến lại bảo nhau chui vào hai tai Voi mà đục thủng màng nhĩ . Voi đau buốt đến tận óc.
Voi cố lấy vòi để thổi và quét đàn kiến xuống đất nhưng không xuể vì đàn kiến đông quá. Đàn Kiến lại chui vào vòi Voi mà đốt, mà cắn. Voi không tài nào chịu nổi, ngã lăn ra, kêu khóc, giãy giụa ầm trời. Đàn Kiến đã đi báo thêm cho nhau biết và kéo tới mỗi lúc một nhiều, xúm vào đốt Voi cho tới chết mới chịu buông tha.
Từ đấy, họ hàng nhà voi bảo nhau phải tránh xa giống kiến nhỏ bé nhưng ghê gớm. Trước khi ăn gì, họ hàng nhà voi đều cuốn thức ăn vào vòi, giũ thật sạch để không còn Kiến nữa rồi mới dám ăn. Và voi cũng hết sức để ý, không bao giờ để cho kiến leo được lên trên người mình.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 2: Câu nào sau đây miêu tả đặc điểm của con voi?
A. Con voi hiền lành và thân thiện với mọi loài vật.
B. Con voi rất hung dữ và luôn dùng đôi ngà ghê gớm để húc chết bất kỳ loài vật nào.
C. Con voi là loài vật cực kỳ nhút nhát và sợ hãi trước các động vật khác.
D. Con voi luôn biết kính trọng và tôn trọng các loài vật khác.
Câu 3: Đàn kiến đã đáp lại Voi như thế nào khi Voi chê bai đàn Kiến bé nhỏ?
A. Đàn Kiến nhỏ nhẹ bày tỏ sự sợ hãi và nể phục Voi.
B. Đàn Kiến bé nhỏ bất ngờ và thất vọng trước sự kiêu ngạo của Voi.
C. Đàn Kiến bé nhỏ tỏ ra lạnh lùng và không quan tâm đến Voi.
D. Đàn Kiến nhỏ bé đã đáp lại Voi một cách kiên quyết và cứng rắn.
Câu 4: Đàn kiến đã đánh bại con voi bằng cách nào?
A. Chúng tấn công Voi và cắn chết nó.
B. Chúng đâm Voi bằng các mũi đinh sắc nhọn.
C. Chúng cào xé Voi bằng móng vuốt sắc nhọn.
D. Chúng tấn công Voi bằng cách đâm vào những điểm yếu của nó.
Câu 5: Đàn kiến đã làm gì khi Voi định dẫm đàn kiến chết?
A. Chúng đã chạy trốn
B. Chúng đã đuổi theo Voi
C. Chúng đã leo lên lưng Voi
D. Chúng đã bám vào vòi của Voi
Câu 6: Họ hàng nhà voi đã học được bài học gì sau sự việc này?
A. Họ đã học cách chống lại đàn kiến.
B. Họ đã học cách tránh xa đàn kiến.
C. Họ đã học cách ăn thức ăn mà không bị đàn kiến tấn công.
D. Họ đã học cách kiểm soát sự kiêu ngạo của mình.
Câu 7: Tại sao Voi lại cảm thấy kiêu ngạo và xem thường đàn kiến?
A. Voi đã thắng mọi trận đánh với các loài vật khác trong rừng.
B. Voi cho rằng đàn kiến nhỏ bé không thể đe dọa mình.
C. Voi cho rằng đàn kiến không có sức mạnh để tấn công mình.
D. Voi đã thấy đàn kiến chạy trốn khi gặp mình trước đó.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Anh/chị hãy nêu chủ để của câu chuyện “Kiến giết voi”
Câu 9: Theo anh/chị việc xây dựng nhân vật có phần đối lập ngoại hình,tính cánh,kết hợp với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá ,ẩn dụ có tác dụng gì?
Câu 10: Anh chị rút ra được bài học,thông điệp gì sau khi đọc văn bản?
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | D | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | - Chủ đề của truyện: khuyên mỗi người không nên có tính kiêu ngạo, coi thường người khác và hiếp đáp kẻ yếu hơn mình. - S ức mạnh không phải là mọi thứ và cả những sinh vật bé nhỏ có thể đánh bại được những con vật to lớn và hung dữ nếu chúng tận dụng được sức mạnh của mình. Nó cũng nói lên tầm quan trọng của việc tôn trọng mọi loài vật và không đánh bại chúng chỉ vì tự cho mình mạnh mẽ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được | 0,5 | |
9 | HS có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp và không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. có thể theo gợi ý: -Việc xây dựng nhân vật trong câu chuyện "Kiến giết voi" với phần đối lập ngoại hình, tính cách và sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ có tác dụng tạo sự thu hút cho người đọc và giúp tác giả truyền tải thông điệp sâu sắc hơn đến độc giả. Trong truyện, tác giả xây dựng hai nhân vật đối lập nhau: kiến và voi. Kiến là một loài côn trùng nhỏ bé, yếu đuối, nhưng lại rất thông minh, tinh quái và quyết đoán. Với tính cách đó, kiến đã chiến thắng được con voi, một loài động vật lớn mạnh hơn nhiều lần nhưng lại tỏ ra ngớ ngẩn và ngây ngô. -Sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, tác giả đã tạo ra những tình huống khá hài hước và lời thoại hấp dẫn của các nhân vật, giúp tác phẩm trở nên cuốn hút hơn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1,0 | |
10 | Thông điệp tích cực thông qua văn bản: HS tự rút ra thông điệp cho mình, miễn là phù hợp, tích cực. Có thể gợi ý các thông điệp sau: Từ câu chuyện của Voi và Kiến, tác giả dân gian đã gửi gắm thông điệp đến những người trong xã hội sống kiêu ngạo, huênh hoang cuối cùng sẽ nhận cái kết cay đắng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1,0 |
Đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - đề 1
Đọc văn bản:
Sang thu
Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 2: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Ngũ ngôn
C. Song thất lục bát
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu bằng:
A. Một mùi hương
B. Một cơn mưa
C. Một đám mây
D. Một cánh chim
Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ- Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Điệp từ
Câu 5: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?
A. Đi rất chậm, dò từng bước một
B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
C. Ngập ngừng như không muốn đi
D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói
Câu 6: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?
A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác
B. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ
C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm
D. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý
Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì?
A. Sôi động, náo nhiệt
B. Bình lặng, ngưng đọng
C. Xôn xao, rộn ràng
D. Nhẹ nhàng, giao cảm
Trả lời các câu hỏi
Câu 8: Cho biết cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 9: Thông điệp mà nhà thơ gửi găm trong hai câu thơ:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Câu 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) cảm nhận về thời khắc sang thu ở quê hương em.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | A | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | - Nhân vật trữ tình có những cảm nhận hết sức tinh tế trước khoảnh khắc giao mùa sang thu - Cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngỡ ngàng bâng, khuâng đến sự nuối tiếc nhẹ nhàng vào khoảnh khắc chuyển giao kì diệu của đất trời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
10 | - HS cảm nhận được phút giây giao mùa sang thu ở quê hương mình qua một và hình ảnh thiên nhiên cụ thể Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 |
Đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - đề 2
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
[…] (1) Nay tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua. Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm. Đó là điều phải thua thứ nhất. Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung ra hàng. Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị lính và voi chiến của tôi đồn giữ, nếu viện binh có đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. Đó là điều phải thua thứ hai. Quân mạnh ngựa khỏe nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi nhìn đến miền Nam. Đó là điều phải thua thứ ba. Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng. Đó là điều phải thua thứ tư. Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến. Đó là điều phải thua thứ năm. Nay tôi dấy binh, trên dưới cùng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mệt mỏi, tự chuốc bại vong. Đó là điều phải thua thứ sáu.
(2) Nay giữ cái thành cỏn con để chờ sáu điều thất bại, tôi lấy làm tiếc cho các ông lắm! Người xưa có câu: “Nước xa không cứu được lửa gần”. Giá viện binh có đến, cũng chẳng ích gì cho sự bại vong. Trước Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán. Đào phần mộ ở làng ấp tôi, bắt vợ con của dân tôi, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hào hảo lại thông, can qua dứt hẳn. Như muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa sang, thuyền ghe sắm đủ, thủy bộ hai đường, tùy theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần. Tôi sẽ giữ phận bề tôi, không thiếu chức cống. Nếu như không nghe theo như thế, thì nên chỉnh quân bày trận, giao chiến với tôi ở chốn đồng bằng, quyết một trận được thua, để xem khéo vụng, chứ không nên ở chúi trong xó hang cùng (…) mà mang cái nhục khăn yếm như thế!
(Thư lại dụ Vương Thông, trích Quân trung từ mệnh tập – Nguyễn Trãi,Phạm Duy Tiếp dịch, in trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, quyển I,Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, NXB Văn học, 1999, tr.544-547)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào sau đây trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi? (0,5 điểm)
A. Thơ chữ Hán
B. Thơ chữ Nôm
C. Văn chính luận
D. Không xác định thể loại
Câu 2. Văn bản trên được Nguyễn Trãi viết vào thời kì nào? (0,5 điểm)
A. Thời kì chống giặc Minh xâm lược
B. Thời kì làm quan dưới triều nhà Lê
C. Thời kì lui về Côn Sơn ở ẩn
D. Thời kì có ý định theo cha sang Trung Quốc
Câu 3. Đối tượng mà văn bản trên hướng tới là ai? (0,5 điểm)
A. Vương Thông
B. Quân sĩ nhà Minh
C. Triều đại nhà Minh
D. Vương Thông và quân sĩ nhà Minh
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng phổ biến trong phần (1) của văn bản? (0,5 điểm)
A. So sánh
B. Liệt kê
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 5. Tác giả đã sử dụng những yếu tố nào để tạo nên tính thuyết phục cho văn bản? (0,5 điểm)
A. Đưa ra lí lẽ
B. Đưa ra dẫn chứng
C. Bộc lộ cảm xúc
D. Cả A và B
Câu 6. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung khái quát của văn bản? (0,5 điểm)
A. Chỉ rõ cho giặc thấy sáu điều phải thua
B. Chỉ rõ cho giặc thấy sáu điều phải thua và các phương án để giặc lựa chọn mà hành động
C. Chỉ rõ cho giặc thấy sáu điều phải thua và dụ quân giặc ra hàng
D. Chỉ rõ cho giặc thấy sáu điều phải thua và làm nhụt ý chí của giặc
Câu 7. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)
A. Chửi mắng quân giặc
B. Khiêu khích quân giặc
C. Dụ quân giặc ra hàng
D. Cả B và C
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Làm rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 9. Trong phần (1), thông qua việc nêu ra sáu nguyên nhân thất bại, tác giả đã cho thấy giặc đánh mất cả ba yếu tố quan trọng của việc dùng binh. Theo bạn, đó là những yếu tố nào? (1,0 điểm)
Câu 10. Viết khoảng 5 – 7 dòng phân tích chiến lược “mưu phạt tâm công” (đánh vào lòng người) được tác giả sử dụng trong văn bản. (1,0 điểm)
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0.5 | |
2 | A | 0.5 | |
3 | D | 0.5 | |
4 | B | 0.5 | |
5 | D | 0.5 | |
6 | B | 0.5 | |
7 | D | 0.5 | |
8 | Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện ở việc tính giúp các phương án cho quân địch; và thể hiện thiện chí tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quân địch về nước an toàn nếu chúng chịu ra hàng. | 0.5 | |
9 | Ba yếu tố quan trọng trong việc dùng binh mà quân địch đã đánh mất đó là: Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa | 1.0 | |
10 | Chiến lược mưu phạt tâm công được thể hiện rõ nét trong đoạn trích: - Nêu ra sáu cái thất bại để làm cho giặc nhận rõ tình cảnh, từ đó làm suy nhụt nhuệ khí của chúng. - Dùng lòng nhân từ đối đãi để chúng thấy được thiện chí của quân ta, để mà hạ giáo quy hàng - Khích bác quân giặc bằng cách thách thức chúng, gán cho chúng cái “nhục khăn yếm” để chúng không án binh bất động nữa. | 1.0 |
Đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - đề 3
I. ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau:
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu 3 và 4? (0,5 điểm)
A. Phép điệp
B. Phép đối
C. Phép so sánh
D. Phép nhân hóa
Câu 3. Căn cứ vào câu thơ đầu, cho biết bài thơ này được Nguyễn Trãi làm trong giai đoạn nào? (0,5 điểm)
A. Giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn
B. Giai đoạn ta đánh thắng quân Minh xâm lược
C. Giai đoạn làm quan dưới triều nhà Lê
D. Giai đoạn lui về ở ẩn
Câu 4. Nội dung bài thơ gợi bạn nhớ đến bài thơ nào đã được học trong SGK? (0,5 điểm)
A. Bảo kính cảnh giới 43
B. Bình Ngô đại cáo
C. Bạch Đằng hải khẩu
D. Dục Thúy sơn
Câu 5. Biện pháp phóng đại trong hai câu 5 và 6 có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. Nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên
B. Nói lên niềm vui của tác giả trước những vẻ đẹp mà thiên nhiên đem lại
C. Tô đậm vẻ đẹp huyền ảo của bức tranh mùa thu
D. Cả đáp án B và C
Câu 6. Sáu câu thơ đầu cho bạn hiểu gì về tâm thế của tác giả? (0,5 điểm)
A. Tâm thế buồn bã
B. Tâm thế lo âu
C. Tâm thế thư nhàn
D. Tâm thế u uất
Câu 7. Hai câu thơ cuối khẳng định điều gì? (0,5 điểm)
A. Tấm lòng trung hiếu của tác giả
B. Tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi của tác giả
C. Tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian
D. Bày tỏ tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ? (0,5 điểm)
Câu 9. Có ý kiến cho rằng: dù đã lui về ở ẩn, nhưng Nguyễn Trãi chỉ “nhàn thân” chứ không “nhàn tâm”. Quan điểm của bạn? Lí giải? (1,0 điểm)
Câu 10. Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ. (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0.5 | |
2 | B | 0.5 | |
3 | D | 0.5 | |
4 | A | 0.5 | |
5 | D | 0.5 | |
6 | C | 0.5 | |
7 | D | 0.5 | |
8 | Chủ đề của bài thơ: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: đó là một tâm hồn tinh tế với tình yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời là một tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi. | 0.5 | |
9 | Học sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo: - Đồng tình - Lí giải: quả thật ông chỉ “nhàn thân” khi đã không còn lo việc quan, mà chỉ vui thú điền viên; nhưng ông không “nhàn tâm”, vì tấm lòng của ông lúc nào cũng canh cánh, cũng vướng bận một nỗi lo cho dân, cho nước. Tấm lòng “trung hiếu cũ” mà ông nói đến trong bài thơ trên chính là ước mong được suốt đời đóng góp công sức để trả nợ nước, đền ơn vua, báo hiếu với thân phụ của mình. | 1.0 | |
10 | Tham khảo: - Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tâm thế thư thái, bỏ ngoài tai mọi thứ thị phi, khen chê ở đời - Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, ở những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên. - Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi. | 1.0 |
Đọc hiểu kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo - đề 1
Phần I. Đọc hiểu
Đọc bài văn bản sau:
BẾN ĐÒ XUÂN ĐẦU TRẠI
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB KHXH,1976)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn
C. Tự do
D. Thất ngôn bát cú
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi”?
A. Ẩn dụ, so sánh
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Nhân hoá
Câu 4. Hệ thống cảnh vật mùa xuân có trong bài thơ?
A. Bến xuân, cỏ xanh, mưa xuân, con đò.
B. Nước sông, cỏ sanh, mưa xuân, con đò.
C. Cỏ xanh, mưa xuân, đường đồng, con đò
D. Trời, mưa xuân, cỏ xanh, con đò.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 5. Vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân thể hiện qua những nét vẽ như thế nào?
Câu 6. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ “Con đò gối bãi suốt ngày ngơi” và cho biết ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 7. Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua bức tranh mùa xuân?
Câu 8. Cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối.
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | B | 0.5 | |
2 | A | 0.5 | |
3 | B | 0.5 | |
4 | C | 0.5 | |
5 | Mỗi nét vẽ đều mang đậm hồn quê. Cỏ được ngắm nhìn qua làn mưa nên màu cỏ nhạt nhòa tựa như làn khói xanh êm ả mà tràn đầy sức sống, cỏ được so sánh gợi lên vẻ đẹp mơ màng huyền ảo của bến sông quê | 0.5 | |
6 | Biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá. Ý nghĩa: Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm. Hình ảnh con đò nay mồ côi, đơn độc, được nhân hóa đang nằm an nhàn, gối đầu lên bãi cát mà ngủ ngon lành. | 0.5 | |
7 | Cảnh vật dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi là những cảnh vật nên thơ, hữu tình, hoà quyện với nhau. Cảnh như mộng, pha chút cô đơn, quạnh quẽ, trống vắng. | 1,0 | |
8 | Những con đường trên đồng nội đi tới bến đò thưa vắng hành khách. Cảnh vật lặng lẽ thấm buồn. Con đò nơi bến vắng kí thác nhiều tâm sự của tác giả, gọi liên tưởng đến tâm tinh nhà thơ trong những tháng ngày dài đi ở ẩn: nhàn tản, thư thái, ung dung. | 1,0 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 cả 3 bộ sách 2024
Đề thi giữa kì 2 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức có đáp án
Thực hành đọc hiểu Đi trong hương tràm ngắn gọn
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai?
Phân tích Bảo kính cảnh giới bài 38
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức 2024 có đáp án
Đọc kết nối chủ điểm Xuân về
Đề thi giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Cánh Diều có đáp án
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Phân tích diễn biến tình cảm của chủ thể trữ tình trong Hương sơn phong cảnh
Thư cho Vương Thông đọc hiểu
So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3
Đoạn văn giới thiệu về chủ đề tuổi trẻ và đất nước lớp 10 Chân trời sáng tạo
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của một màn kịch
Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 giữa học kì 2 có đáp án