Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Văn

Tải về

Cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn

Đề minh họa 2025 Văn vừa được Bộ giáo dục công bố nhằm giúp các em học sinh và quý phụ huynh nắm được cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Văn theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo đó, đề minh họa theo cấu trúc định dạng mới được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông qua đề minh họa các em học sinh sẽ nắm được đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào, những (thành phần) năng lực nào được đánh giá trong đề minh họa.

Nội dung đề minh họa 2025 môn Văn

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

CHIẾN THẮNG MTAO GRỰ

(Trích Đăm Săn)

Giới thiệu: Đăm Săn là sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê-đê (Tây Nguyên). Tác phẩm kể về các cuộc chiến đấu và chinh phục của Đăm Săn để bảo vệ buôn làng, thực hiện khát vọng trở thành người tù trưởng hùng mạnh nhất. Đoạn trích dưới đây kể về một trong những chiến công đó.

Họ đến bến nước làng, rồi đến bờ rào làng Mao Grụ. Trước mặt họ là một bờ rào tre một lớp hai lớp, một bờ rào lồ ô một hàng hai hàng, cổng làng trồng hai hàng cột lớn.

Họ áp sát bờ rào làng, ấy thử cổng làng. Từ trong làng vọng ra tiếng cồng lớn công nhỏ, nghe ì à lọp như tiếng ếch kêu dưới nước. Họ hiểu ra ngay đây đúng là một tù trưởng giàu mạnh, đầu bịt khăn nhiễu, vai mang nải hoa thật.

[..] Người của Đăm Săn đông như bầy cà-tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiển như mối. Họ tiến vào bãi quanh làng, rồi tiến sát bờ rào làng.

Đăm Săn: 0 diêng, ở diêng, xuống đất! Chúng ta đọ sức nhau nào!

Mtao Grự: Ở diêng, ở diêng, mời diêng lên nhà, ta muốn làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu. Đăm Săn: Người còn định cùng trâu cầu phúc cho ta hả! Hà chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta người đã chặt, ruột gan ta người đã moi ra rồi sao? (Nói với tôi tớ) Bớ các con, lấy cái sàn hiên nhà này đem bổ đôi ra, lấy cái cầu thang nhà này đem chẻ ra, kéo lửa hun cái nhà này cho ta xem nào! Mtao Grự: Ấy khoan, diêng khoan! Để ta xuống. Không được đậm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe! Đăm Săn: Sao ta lại đâm người khi ngươi đang đi xuống nhỉ! Ngươi xem đến con lợn của nhà người trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là

Mtao Grụ: Ở diêng, ở diêng, không được đâm ta khi ta đang đi đó, nghe!

Đăm Săn: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ! Ngươi xem đến con trâu cái nhà người trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là.

Thế là Mao Grự phải xuống.

Đăm Săn: Ợ diễng, ở diêng, khiên đạo của người là khiên đạo gì vậy?

Mao Grự: Khiên thần đạo thần, khiên đạo dính đầy những oan hồn, khiên đạo chỉ nhằm đùi bọn tù trưởng nhà giàu. Ở diêng, còn khiên đạo của người là khiên đạo gì vậy?

Đăm Săn: Khiên đao kêu lạch xạch, khiên đạo bị mọt ăn chẳng rõ còn chắc hay không? Ở diêng, bây giờ người múa đi!

Mao Grự rung khiên múa. Hẳn múa kêu lạch xạch như quả mướp khô.

Đăm Săn: Người múa lạch xạch, người múa một mình, ngươi ma chơi đó phải không, diêng? Mao Grự: Bớ diêng, đến lượt người, người múa đi!

Đăm Săn rung khiên múa. Chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Chàng múa chạy nước kiệu, ba lớp núi rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ tung bay. Chàng chạy vun vút một mình không ai theo kịp.

Còn Mtao Grự bước thấp bước cao, chạy trốn mũi giáo thần, mũi giáo dính đầy những oan hồn của Đăm Săn. Hắn nhằm đùi Đăm Săn phóng cây giáo của hắn tới nhưng cây giáo chỉ vừa trúng một con lợn thiến.

Đăm Săn: Sao ngươi lại đâm con lợn thiến? Thế đùi ta người dành làm gì? Đây ngươi hãy xem ta!

Cây giáo thần, cây giáo vương vít những oan hồn của Đăm Săn nhằm đùi kẻ thù phỏng tới, đâm vừa trúng đích.

[...] Mtao Grự lảo đảo như gà gẫy cánh, khập khiễng như gà gẫy chân, vừa chạy vừa kêu oai oái ở bãi đông, vừa kêu oai oái ở rẫy tây. Hắn tránh quanh chuồng lợn. Đăm Săn phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh quẩn vườn cam. Đăm Săn phá nát vườn cam. Ba lần hắn chạy trốn về phía đông, ba lần hắn chạy trốn về phía tây, vướng hết thùng trâu đến thẳng voi. Cuối cùng không chạy được nữa, hẳn ngã lăn quay ra đất.

(Theo Nguyễn Hữu Thấu, in trong Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 3, Quyển 2: Sử thi, NXB Đà Nẵng, 2007, tr. 72-75)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả không gian làng của Mao Grụ trong văn bản.

Câu 3. Chỉ ra sự khác nhau của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu sau:

- Người của Đăm Săn đông như bầy cà-tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. - Hẳn múa kêu lạch xạch như quả mướp khô.

Câu 4. Nhận xét một phẩm chất nổi bật của nhân vật Đăm Săn được thể hiện trong văn bản.

Câu 5. Qua văn bản, hãy nêu một ước mơ của cộng đồng người Ê đê thời xưa mà anh/chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay và giải thích lí do.

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật thần thoại trong văn bản sau:

THẦN MƯA

Đến việc làm ra mưa thì Ngọc Hoàng ủy thác cho thần Mưa. Người thần hình rồng, có tài lên trời xuống nước bất kì lúc nào cũng được. Thần có phép thu hình lại bằng một con cá, nhưng có thể dãn người ra dài hàng nghìn trượng. Ở đây ta cũng nên phân biệt thần Mưa với thần Nước. Cả hai thần đều cùng mình rồng, cùng một tộc loại nhưng nhiệm vụ mỗi bên mỗi khác. Thần Mưa thường xuống hạ giới hút nước sông, nước biển vào bụng no căng rồi bay đi, có thể rất xa, phun nước ra cho thế gian ăn uống, cày cấy và cho cây cỏ tốt tươi. Chúng ta cũng nên biết công việc của thần Mưa cũng như công việc của thần Gió là công việc có ích cho muôn loài ở hạ giới. Thế nhưng cũng có nhiều khi các thần đó phân phối không đều nên gây ra tai hại. Nhất là thần Mưa có nhiều lúc nhầm lẫn: sông biển không hút nhưng lại nhè đồng ruộng hoặc cửa nhà mà hút làm hư hỏng rất nhiều tài sản của thiên hạ. Có nhiều lúc, thần Mưa chỉ lo đi tưới nước cho các vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà quên bằng cả những vùng ở sát ngay bờ biển. Đó là những cái quên "chết người" đã gây ra những vụ kiện tại thiên đình.

(Theo Nguyễn Đổng Chi, Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Quyển 1, NXB KHXH, HN, 2003, tr. 95) Câu 2. (4,0 điểm)

Câu 2. (4 điểm)

Cuộc sống thường có những khó khăn, thử thách; đối mặt hay bỏ cuộc là lựa chọn của mỗi người. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về những khó khăn, thử thách đối với tuổi trẻ.

Đáp án

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.013
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm