Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh được đề ra trong văn kiện lịch sử nào?

Đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tể" được đề ra trong văn kiện lịch sử nào? Đây là một câu hỏi xuất hiện nhiều trong các đề thi cả ở lớp 9 lẫn lớp 12 để kiểm tra kiến thức về đường lối kháng chiến của nước ta. Mời các bạn tham khảo câu trả lời trong bài.

1. Đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tể" được đề ra trong văn kiện lịch sử nào?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1946).

B. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12 -12 -1946).

C. Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947).

D. Tất cả các ý trên.

Câu trả lời là D.

Đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tể" được đề ra trong văn kiện lịch sử được đề ra trong cả 3 văn kiện là Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Kháng chiến nhất định thắng lợi.

Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì được đề ra trong văn kiện lịch sử nào?
Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì được đề ra trong văn kiện lịch sử nào?

2. Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa ra sao?

Dưới đây, Hoatieu sẽ chia sẻ nội dung cụ thể của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn vẹn, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được đề ra trong mỗi văn kiện Đảng. Mời các bạn tham khảo.

2.1. Đường lối kháng chiến toàn dân

- Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt.

- Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái,... cùng tham gia một mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Việt Minh).

- Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

2.2. Đường lối kháng chiến toàn diện

- Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện.

- Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao,... nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp.

+ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

+ Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.

+ Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.

+ Về văn hoá, giáo dục: tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông.

+ Về ngoại giao: Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc, Liên Xô, lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

- Đồng thời ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

2.3. Đường lối kháng chiến trường kì

- So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta nhiều về mọi mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và chính nghĩa. Do đó ta phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù.

- Thông qua cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 thấy rõ chủ trương đánh bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển qua đánh lâu dài của Đảng ta.

2.4. Đường lối kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

- Mặc dù rất coi trọng thuận lợi và sự giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng vận mệnh của dân tộc ta phải do nhân dân ta quyết định, phải dựa vào sức mạnh của ta, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ.

- Đảng và nhân dân nhận thức được rằng: xây dựng nền chính trị, kinh tế, giáo dục,… vững mạnh chính là tiềm lực để thực hiện kháng chiến tự lực cánh sinh.

- Mặc dù vậy, Đảng ta luôn tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Đường lối kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tể" được đề ra trong văn kiện lịch sử nào? Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 12 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
2 2.173
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi