Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 có đáp án 2024
Hoatieu xin chia sẻ Đề thi cuối học kì 2 lớp 12 môn Sinh năm học 2022 - 2023 có đáp án trong bài viết dưới đây. Đây là bộ đề kiểm tra Sinh học 12 cuối học kì 2 được Hoatieu tổng hợp có kèm theo đáp án chi tiết.
Với những đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh có đáp án này sẽ giúp các bạn học sinh sẽ có thêm những tài liệu ôn thi cuối kì môn Sinh học lớp 12 để củng cố kiến thức và đạt kết quả tốt nhất.
Đề thi cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 12 có đáp án
1. Ma trận đề thi cuối kì 2
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
MÔN: SINH HỌC LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | Thời gian (phút) | % tổng điểm | ||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | TL | |||||
1 | 1. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất | Nguồn gốc sự sống; Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người. | 1 | 0,75 | 1 | 1,0 | 2 | 1,75 | 5 | |||||
2 | 2. Cá thể và quần thể sinh vật | 2.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | 1 | 0,75 | 1 | 5 | 15 | |||||||
2.2. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | 1 | 0,75 | 1 | 1,0 | 2 | |||||||||
2.3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | 2 | 1,5 | 1 | 1,0 | 3 | |||||||||
3 | 3. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã | Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã; Diễn thế sinh thái | 5 | 3,75 | 4 | 4,0 | 1 | 4,5 | 1 | 6,0 | 9 | 2 | 18,25 | 37,5 |
4 | 4. Hệ sinh thái - Sinh quyển và bảo vệ môi trường | 4.1. Hệ sinh thái | 1 | 0,75 | 1 | 1,0 | 2 | 20,0 | 42,5 | |||||
4.2. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái | 1 | 0,75 | 2 | 2,0 | 1 | 4,5 | 1 | 6,0 | 3 | 2 | ||||
4.3. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển | 2 | 1,5 | 1 | 1,0 | 3 | |||||||||
4.4. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái | 2 | 1,5 | 1 | 1,0 | 3 | |||||||||
Tổng | 16 | 12,0 | 12 | 12,0 | 2 | 9,0 | 2 | 12,0 | 28 | 4 | 45,0 | 100 | ||
Tỉ lệ (%) | 40 | 30 | 20 | 10 |
|
|
|
| ||||||
Tỉ lệ chung (%) | 70 | 30 |
|
|
|
|
Lưu ý:
- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12
2.1. Trắc nghiệm đề thi học kì 2 môn sinh học lớp 12
Câu 1: (TH) Yếu tố quan trọng nhất trong việc làm cho loài người thoát khỏi trình độ động vật là:
A. lao động.
B. chuyển tử đời sống leo trèo xuống mặt đất.
C. sử dụng lửa.
D. biết sử dụng công cụ lao động.
Câu 2: (NB) Loài xuất hiện đầy tiên trong chi Homo là loài
A. Homo. Sapiens.
B. Homo. Habilis.
C. Homo. Erectus.
D. Homo. Neanderthalenis.
Câu 3. (NB) Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển ổn định, lâu dài của loài.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.
Câu 4: (TH) Những con voi trong vườn bách thú là
A. quần thể.
B. tập hợp cá thể voi.
C. quần xã.
D. hệ sinh thái.
Câu 5:(NB) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể có ý nghĩa
A. đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định.
B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
C. giúp khai thác tối ưu nguồn sống.
D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn.
Câu 6: (NB) Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng.
B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
C. cấu trúc giới tính, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Câu 7: (NB) Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới
A. cấu trúc tuổi của quần thể.
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.
C. khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể.
D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 8: (TH) Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi
A. nhóm đang sinh sản.
B. nhóm sau sinh sản.
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.
D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
Câu 9: (NB) Trong quan hệ giữa 2 loài, có ít nhất 1 loài bị hại thì đó là mối quan hệ nào sau đây?
A. quan hệ hỗ trợ.
B. quan hệ đối kháng.
C. quan hệ hợp tác.
D. quan hệ hội sinh.
Câu 10: (NB) Quần xã là
A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.
B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định.
D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định.
Câu 11: (NB) Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A. số lượng cá thể nhiều.
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoạt động mạnh.
Câu 12: ( NB) Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là
A. làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
B. làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
Câu 13: (TH) Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.
(2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó.
(3) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
(4) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 14: (TH) Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ
A. hợp tác. B. kí sinh – vật chủ. C. hội sinh. D. cộng sinh.
Câu 15: (TH) Cho các mối quan hệ sau:
I. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
II. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
III. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.
IV. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 16: (NB) Diễn thế sinh thái có thể hiểu là
A. sự biến đổi cấu trúc quần thể.
B. quá trình thay thế quần xã này bằng quần xã khác.
C. mở rộng vùng phân bố.
D. tăng số lượng quần thể.
Câu 17: (TH) Quá trình hình thành 1 ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A. nguyên sinh.
B. thứ sinh.
C. liên tục.
D. phân hủy.
Câu 18: (NB) Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải.
C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 19: (TH) Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở
A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng.
B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng.
C. chu trình dinh dưỡng , chuyển hóa năng lượng.
D. thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng.
Câu 20: (TH) Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
B. dinh dưỡng.
C. động vật ăn thịt và con mồi.
D. giữa thực vật với động vật.
Câu 21: (NB) Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A. Con chuột.
B. Vi khuẩn.
C. Trùng giày.
D. Cây lúa.
Câu 22: (TH) Giả sử có 5 sinh vật: cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự nào sau đây là đúng để tạo thành 1 chuỗi thức ăn?
A. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn.
B. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn.
C. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn.
D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn.
Câu 23: (NB) Chu trình sinh địa hóa là
A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.
B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã.
C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn.
D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất.
Câu 24: (NB) Thực vật hấp thụ nito dưới dạng
A. NH4+
B. N2
C. NO3-
D. NH4+ và NO3-
Câu 25: (TH) Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có chu trình vật chất khép kín?
A. cánh đồng lúa
B. ao nuôi cá
C. đầm nuôi tôm
D. rừng nguyên sinh
Câu 26: (NB) Nhìn chung, trong các hệ sinh thái, khi chuyể từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề thì hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng sau chỉ được khoảng
A. 15% . B. 20%. C. 10%. D. 30%.
Câu 27: (TH) Giải thích nào dưới đây là không đúng khi cho rằng, năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp, lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do
A. một phần không được sinh vật sử dụng.
B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, bài tiết.
C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
Câu 28: (NB) Trong một hệ sinh thái
A. năng lượng và vật chất đều đuoẹc truyền theo một chiều, không được tái sử dụng
B. năng lượng được truyền theo 1 chiều, còn vật chất theo chu trình sinh địa hóa
C. năng lượng được tái sử dụng, còn vật chất thì không được tái sử dụng
D. cả vật chất và năng lượng đều được truyền theo chu trình tuần hoàn khép kín.
2.2. Câu hỏi tự luận đề thi cuối học kì 2 môn sinh học 12
Câu 1 (VD thấp) Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2 (VD cao): Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết.
Câu 3 ( VD thấp): Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.
Câu 4 ( VD cao): Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% năng lượng tích lũy trong tảo; cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng cua giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là bao nhiêu?
2.3. Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi cuối kì 2 môn sinh học 12
Trắc nghiệm:
1-A | 2-B | 3-C | 4-B | 5-B | 6-A | 7-C | 8-C | 9-B | 10-B |
11-D | 12-C | 13-B | 14-B | 15-D | 16-B | 17-A | 18-D | 19-A | 20-B |
21-D | 22-C | 23-A | 24-D | 25-D | 26-C | 27-D | 28-B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Điểm | ||||||
Câu 1 |
| 0,25 0,25 | ||||||
Câu 2 | Ví dụ: Diễn thế sinh thái của một khu rừng. Một khu rừng đang xanh tốt bình thường, bị nhóm người du canh du cư đến tàn phá làm nương rẫy. Một thời gian sau, đất hết màu mỡ, trồng cây không năng suất, họ bỏ đi, để lại khu đất hoang. Sau đó, cỏ mọc dần và hình thành những trảng cỏ, tiếp là sự hình thành những cây bụi và những cây gỗ nhỏ. Sau một thời gian khá dài, rừng được hồi phục lại xuất hiện những cây gỗ lớn và nhiều tầng cây. ( HS lấy ví dụ khác mô tả đúng vẫn được điểm) | 0,5 | ||||||
Câu 3 | * Ví dụ về các bậc dinh dưỡng của một quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ): - Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi - Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột - Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn - Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu - Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất * Ví dụ về bậc dinh dưỡng quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa): - Sinh vật sản xuất: cây lúa - Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp, chuột - Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn - Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu - Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất (HS lấy ví dụ đúng được tính điểm, Kể thiếu (sai) 1 bậc dinh dưỡng trừ 0,1 điểm) | 0,5 0,5 | ||||||
Câu 4 | Giải: – Năng lượng tảo silic đồng hóa được = 3% x 3 x 106 kcal = 9 x 104 kcal. - Năng lượng giáp xác khai thác được = 40% x 9 x 104 kcal = 36 x 103 kcal. - Năng lượng cá ăn giáp xác khai thác được = 0,15% x 36 x 103 kcal = 54 kcal. - Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu = 54/3 x106 = 0,000018 = 0,0018% ( Mỗi ý đúng 0,25 điểm) | 1 |
3. Bảng đặc tả kĩ thuật đề thi cuối học kì 2 Sinh học 12
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC LỚP 12– THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | 1. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất | 1. Nguồn gốc sự sống; Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người. | Nhận biết: - Tái hiện được tên và thứ tự 3 giai đoạn chính trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất. - Nhận ra được kết quả của giai đoạn tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học. - Tái hiện được khái niệm hóa thạch và nhận ra vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới. - Nhận ra được các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. Thông hiểu: - Xác định được các giai đoạn của quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất dựa vào kết quả của mỗi giai đoạn. - Xác định được mối quan hệ họ hàng (gần- xa) giữa các loài sinh vật và giữa người với một số loài vượn người thông qua bảng số liệu so sánh về ADN và prôtêin giữa các loài. - Phân biệt được tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. | 1 | 1 | ||
2 | 2. Cá thể và quần thể sinh vật | 2.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | Nhận biết: - Tái hiện được khái niệm môi trường và nhận ra được 4 loại môi trường sống. - Tái hiện được khái niệm nhân tố sinh thái và nhận ra được các nhân tố sinh thái vô sinh và các nhân tố sinh thái hữu sinh. - Nhận ra được sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm) lên cơ thể sinh vật. - Nhận dạng được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh. - Tái hiện được khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái. - Nhớ lại được nội dung của quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) và quy tắc về kích thước các bộ phân tai, đuôi, chi của cơ thể (quy tắc Anlen). - Nhận ra được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. - Nhận ra được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn. | 1 | |||
2.2. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | Nhận biết: - Tái hiện được khái niệm quần thể về mặt sinh thái học. - Tái hiện được khái niệm về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. - Nhận ra được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể (quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh) và nhớ lại được ý nghĩa của các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. Thông hiểu: - Xác định được tập hợp nào là một quần thể sinh vật và tập hợp nào không phải là một quần thể. - Phân biệt được mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. - Xác định được mối quan hệ trong quần thể thông qua các ví dụ cụ thể. - Hiểu được bản chất của các mối quan hệ trong quần thể. | 1 | 1 | ||||
2.3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Nhận biết: - Nhận ra các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. - Nhớ được định nghĩa về mật độ, tỉ lệ giới tính, kích thước quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa. - Tái hiện được các khái niệm: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, biến động theo chu kì, biến động không theo chu kì. - Tái hiện được khái niệm tỉ lệ giới tính và nhận ra được ảnh hưởng của tỉ lệ giới tính đến quần thể. - Nhớ lại được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể; Nhận ra được ý nghĩa sinh thái của mỗi kiểu phân bố. - Tái hiện được khái niệm mật độ cá thể của quần thể; Nhận ra được ảnh hưởng của mật độ cá thể đến quần thể. - Tái hiện được các khái niệm: tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể; Nhận ra được các loại tháp tuổi và tái hiện được ảnh hưởng cuả cấu trúc tuổi tới quần thể. - Tái hiện được các khái niệm: kích thước quần thể, kích thước tối đa, kích thước tối thiểu; Nhận ra được các các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể và ảnh hưởng của kích thước quần thể đến quần thể. Thông hiểu: - Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể. - Phân biệt được khái niệm mật độ và kích thước quần thể. - Phát hiện được tác động của mật độ lên môi trường sống của quần thể. - Phân tích được tác động của kích thước tối thiểu và kích thước tối đa đến sự tồn tại của quần thể. - Phát hiện được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến tỉ lệ giới tính; mật độ, cấu trúc tuổi, kích thước quần thể. - Phân biệt được biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì. - Xác định được kiểu biến động số lượng thông qua ví dụ cụ thể. - Hiểu được khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng quần thể. | 2 | 1 | ||||
3
| 3. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã | 3.1. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã; Diễn thế sinh thái | Nhận biết: - Tái hiện được định nghĩa quần xã sinh vật. - Nhận ra được các đặc trưng cơ bản của quần xã: - Nhận ra được các ví dụ về quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp tác; cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật. - Tái hiện được khái niệm về khống chế sinh học và nhận biết được ví dụ về khống chế sinh học. - Tái hiện được khái niệm diễn thế sinh thái, nhớ được nguyên nhân các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái. - Nhận ra được ví dụ về diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Thông hiểu: - Phát hiện được các đặc trưng của quần xã thông qua các ví dụ cụ thể. - Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng. - Phân biệt được mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã. - Xác định được các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã thông qua các ví dụ thực tiễn. - Phát hiện được vai trò của hiện tượng phân tầng trong quần xã. - Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng trong quần xã. - Phân biệt được nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái. - Phân tích được một số hoạt động khai thác tài nguyên của con người gây ra diễn thế sinh thái. - Trình bày được thứ tự diễn ra diễn thế nguyên sinh và thứ sinh. (Giai đoạn đầu – Giai đoạn giữa – Giai đoạn cuối). - Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh (Khác nhau cụ thể ở giai đoạn tiên phong và giai đoạn đỉnh cực). - Hiểu các ví dụ về diễn thế nguyên sinh và thứ sinh trong SGK. - Phân tích được ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái. - Phát hiện được ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học và lấy được ví dụ minh họa. - Phân biệt được các nguyên nhân cụ thể bên ngoài và bên trong. Vận dụng: - Giải thích “Tại sao diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hay quần xã suy vong ở giai đoạn cuối?”. - Phân tích được các ví dụ khác về diễn thế nguyên sinh và thứ sinh; giải thích được nguyên nhân dẫn đến các loại diễn thế từ các ví dụ. - Phân biệt được sự khác nhau giữa quần thể và quần xã. - Phân tích được nguyên nhân của hiện tượng khống chế sinh học và cân bằng sinh học. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc trồng xen và nuôi ghép trong trồng trọt và chăn nuôi. - Giải thích được tại sao trong sản xuất người ta thường sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng. - Trình bày được một số điểm khác nhau giữa quần thể và quần xã sinh vật. - Lấy được 1 ví dụ về diễn thế sinh thái trong thực tiễn và phân tích được các diễn biến xảy ra trong quá trình diễn thế đó. - Giải thích được hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. Vận dụng cao: - Xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Đề xuất các biện pháp cụ thể để khắc phục những bất lợi của diễn thế sinh thái phù hợp với điều kiện địa phương. - Giải thích được vì sao có thể trồng nhiều loài cây trên 1 đơn vị diện tích; nuôi nhiều loài cá trong 1 ao nuôi cá. - Phân tích được 1 số ví dụ thực tiễn về khống chế sinh học và nêu được ý nghĩa của khống chế sinh học trong hiện tượng đó. - Phân tích tại sao nói hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động: tự đào huyệt chôn mình của diễn thế sinh thái. | 5 | 4 | 1 | 1 |
4 | 4. Hệ sinh thái - Sinh quyển và bảo vệ môi trường | 4.1. Hệ sinh thái | Nhận biết: - Tái hiện được khái niệm về hệ sinh thái. - Nhận ra được các thành cấu trúc của hệ sinh thái. + Thành phần vô sinh: vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ, yếu tố khí hậu. + Thành phần hữu sinh: 3 nhóm sinh vật (Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải). - Nhận ra được các kiểu hệ sinh thái. + Hệ sinh thái tự nhiên: HST trên cạn, HST dưới nước; HST nước mặn, nước ngọt ...). + Hệ sinh thái nhân tạo Thông hiểu: - Phân biệt được vai trò của các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. - Phân biệt được hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. - Lấy được các ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. | 1 | 1 | ||
4.2. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái | Nhận biết: - Tái hiện được khái niệm về chuỗi và lưới thức ăn. - Nhận ra được các các bậc dinh dưỡng trong một chuỗi thức ăn. - Nhận ra được các kiểu tháp sinh thái. Thông hiểu: - Phân biệt được vai trò của các bậc dinh dưỡng. - Xác định được các mắt xích chung trong 1 lưới thức ăn. - Phân biệt được các loại chuỗi thức ăn. - Phân biệt được các loại tháp sinh thái. - Trình bày được mối quan hệ dinh dưỡng là cơ sở xây dựng chuỗi, lưới thức ăn. Vận dụng: - Vẽ được chuỗi thức ăn và lưới thức ăn từ các loài sinh vật đã cho. - Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu suất của HST nhân tạo. - Đề xuất được một số biện pháp phát triển bền vững HST tự nhiên. - Xây dựng được chuỗi và lưới thức ăn từ các loài sinh vật cho trước - Giải thích được ưu và nhược điểm của các loại tháp sinh thái. Vận dụng cao: - Phân tích được mối quan hệ trong một chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. - Tính được số chuỗi thức ăn trong 1 lưới thức ăn. - Đề xuất xây dựng một mô hình HST nhân tạo phù hợp với địa phương có thể phát triển lâu dài. - Vận dụng những hiểu biết về hệ sinh thái trong chăn nuôi và trồng trọt. - Giải thích ảnh hưởng sự biến động số lượng (tăng hoặc giảm) của một mắc xích trong lưới thức ăn đến sự cân bằng sinh thái. | 1 | 2 | 1 | 1 | ||
| 4.3. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển | Nhận biết: - Tái hiện được khái niệm về chu trình sinh địa hóa. - Tái hiện được chu trình cacbon. - Tái hiện được khái niệm Sinh quyển và các thành phần của sinh quyển. - Kể tên được các khu sinh học chủ yếu trên Trái Đất. Thông hiểu: - Xác định được dạng vật chất đi vào, đi ra, lắng đọng của chu trình cacbon và chu trình nitơ. - Sắp xếp các khu sinh học theo vĩ độ. - Sắp xếp sự đa dạng của sinh vật theo từng khu sinh học. - Phân loại và mô tả các đặc điểm cơ bản của mỗi khu sinh học - Xác định được các loài sinh vật trong các khu sinh học phân bố trên cạn. Vận dụng: - Giải thích được các nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. - Giải thích được vai trò của lắng đọng trong tự nhiên đối với đời sống con người.
| 2 | 1 | |||
4.4. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái | Nhận biết: - Tái hiện được khái niệm dòng năng lượng và nhận ra được nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho HST. - Tái hiện được khái niệm về hiệu suất sinh thái. Thông hiểu: - Phát hiện được đặc điểm dòng năng lượng trong HST. - Hiểu được sự chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. - Phát hiện được sự khác nhau giữa chu trình tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng. - Giải thích được vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài. - Phát hiện được những nguyên nhân làm thất thoát năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng. - Xác định được vai trò của sinh vật sản xuất và vi sinh vật trong việc truyền năng lượng vào chu trình dinh dưỡng. - Xác định được vai trò của vi khuẩn và nấm trong việc truyền năng lượng. Vận dụng cao: - Giải thích được vì sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ dần. - Giải thích được vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái. Cho ví dụ về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc điều chỉnh ánh sáng để nâng cao năng suất cây trồng. - Tính được tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong một chuỗi thức ăn cụ thể. - Vận dụng kiến thức về hiệu suất sinh thái đề ra các biện pháp giảm thất thoát năng lượng, nâng cao năng suất vật nuôi cây trồng. | 2 | 1 | ||||
Tổng |
| 16 | 12 | 2 | 2 |
Lưu ý:
- Với câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu thì mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (1 gạch đầu dòng thuộc mức độ đó).
- Trong nội dung kiến thức: 4. Hệ sinh thái - Sinh quyển và bảo vệ môi trường, chỉ được ra 1 câu vận dụng ở 4.2 hoặc 4.3; câu vận dụng cao chỉ được chọn ở 4.2 hoặc 4.4.
Trên đây là các mẫu Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023 và đề cương học kì 2 Sinh học 12 mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 12 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đáp án đề khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024
Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc biểu hiện quyền nào của Nhà nước ta?
(Chính thức) Đề thi thử Văn Nam Định 2024 lần 2
Đâu không phải là nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất?
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 2024 có đáp án
Gió lào cát trắng đọc hiểu có đáp án
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công