Gió lào cát trắng đọc hiểu có đáp án

Bài thơ Gió Lào Cát Trắng là một trong số các bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ là tình yêu thương của tác giả đối với vùng đất khắc nghiệt của quê hương. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc bộ đề đọc hiểu Gió Lào Cát Trắng có đáp án chi tiết giúp các em nắm được Gió Lào cát trắng phương thức biểu đạt, Gió Lào cát trắng thể thơ gì cũng như phong cách ngôn ngữ của bài thơ.

1. Bài thơ Gió lào cắt trắng (Xuân Quỳnh)

Bài thơ Gió lào cắt trắng

Ngọn gió Lào cát trắng của đời tôi

Tôi của cát của gió Lào khắc nghiệt

Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt

Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng

Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm

Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi

Và trên cát lại thêm cồn cát mới

Cỏ mặt trời lăn như bánh xe

Cuộc đời tôi có cát chở che

Khi đánh giặc cát lại làm công sự

Máu đồng đội và máu tôi đã đổ

Trên cát này mà gió quạt vừa se

Cây tôi trồng chưa đủ bóng che

Bom giặc cắt lá cành tơi tả

Củ khoai ở đây nhỏ hơn củ khoai cánh đồng màu mỡ

Trái mãng cầu rám vỏ – gió đi qua

Đọng nắng thôi, cát chẳng đọng mưa

Bàn chân lún bàn chân thêm bỏng rát

Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt

Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh

Một rừng cây trĩu quả trên cành

Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái

Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại

Ánh ngói hồng những gương mặt mai sau

Em mới về em chưa thấy gì đâu

Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa

Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ

Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương

Dẫu đôi khi tôi chẳng bằng lòng

Với cái cát làm bàn chân rát bỏng

Với cái gió làm chín lừ da mặt

Mảnh đất cằn khoai sắn ít sinh sôi

Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi

Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa.

2. Đọc hiểu Gió Lào Cát Trắng đề 1

Câu 1: Hãy chỉ ra 02 hình ảnh cho thấy sự gắn bó giữa con người với quê hương trong đoạn (1) của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra tác dụng của biện pháp liệt kê được tác giả sử dụng trong đoạn (2) của văn bản.

Câu 3: Anh/chị ấn tượng nhất với vẻ đẹp nào của con người Việt Nam trong đoạn trích trên? Vì sao?

Gợi ý

Câu 1:

02 hình ảnh cho thấy sự gắn bó giữa con người với quê hương trong đoạn (1) của văn bản là:

+ “Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng”

+ “Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm”

Câu 2:

Tác dụng của biện pháp liệt kê được tác giả sử dụng trong đoạn (2) của văn bản nhằm diễn tả sự gắn bó của tác giả với quê hương và thể hiện niềm tin vào tương lai của tác giả

Câu 3:

Em ấn tượng nhất với vẻ đẹp không khuất phục trước những khó khăn, tinh thần không ngại khó ngại khổ của con người Việt Nam.

3. Đọc hiểu Gió Lào Cát Trắng đề 2

Thực hiện các yêu cầu sau

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2. Hãy chỉ ra 03 từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của quê hương?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ:

Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ

Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.

Câu 4. Phẩm chất nào của con người Việt Nam được đề cập đến trong văn bản có ý nghĩa nhất đối với việc học tập và rèn luyện của anh/chị?

Câu 5: Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một phẩm chất của con người Việt Nam mà anh/chị tâm đắc từ đoạn thơ trên.

Gợi ý

Câu 1:

Gió Lào cát trắng phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2:

03 từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của quê hương là: “ngột ngạt”, “Cát khô cằn”, “Ngọn gió bỏng”

Câu 3:

Nội dung của hai dòng thơ nói về tình yêu của tác giải với quê hương dù nơi đó có thời tiết khắc nghiệt như thế nào.

Câu 4:

Phẩm chất của con người Việt Nam được đề cập đến trong văn bản có ý nghĩa nhất đối với em là tình yêu thương quê hương, đất nước.

Câu 5:

Phẩm chất con người Việt Nam cùng với nền văn hiến nghìn năm đã cùng phát triển và song hành với nhau. Người Việt Nam có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng phẩm chất để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu này không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn phải thể hiện bằng hành động. Để được sống trong hòa bình như hiện nay, chúng ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt. Một đất nước nhỏ bé và nghèo nàn đối đầu với bao nước cường quốc vẫn chiến thắng vẻ vang. Đó là nhờ vào tình yêu nước của dân và quân ta. “Dân” thì là hậu phương vững chắc, chi viện, giúp đỡ "quân". “Quân” thì từ bỏ tất cả mọi thứ sau lưng để đi ra chiến trường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đến thời kì hòa bình, tình yêu nước được thể hiện qua nhiều cách. Là học sinh - những mầm non tương lai của đất nước, phải chăm chỉ học hành, đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu. Là một công dân của đất nước phải luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, có nhiều đóng góp cho xã hội, cho Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn một số thành phần trong xã hội đã đi ngược với số đông, có những hành động không tốt đối với quê hương, đất nước như phản quốc, bôi nhọ, nói xấu quê hương, tổ quốc…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 8.893
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm