Đọc hiểu Mẹ Tơm có đáp án
Mẹ Tơm đọc hiểu
Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển, là nhân vật trong bài thơ Mẹ Tơm của Tố Hữu. Tác phẩm được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, đề cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc. Sau đây là một số đề đọc hiểu Mẹ Tơm giúp các em nắm được nội dung chính của đoạn trích mẹ Tơm cũng như chủ đề của bài thơ Mẹ Tơm.
1. Đọc hiểu Mẹ Tơm đề 1
(1) Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm
(2) Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng
Thơm nức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong?
(3) Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi
Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời
(4) Đốt nén hương thơm, mát dạ Người
Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi!
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...”
(Trích bài thơ “Mẹ Tơm”- Tố Hữu, Thơ Việt Nam 1945 - 1985)
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Dựa vào văn bản, em hãy nêu nội dung chính của trích đoạn “Mẹ Tơm”?
Đoạn thơ là những dòng cảm xúc của tác giả Tố Hữu khi được trở về quê hương mẹ Tơm. Đồng thời, tác gải gửi gắm tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca và biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày tháng gian khổ.
Câu 2. Dựa vào trích đoạn “Mẹ Tơm” của tác giả Tố Hữu, em thấy hình ảnh mẹ Tơm hiện lên là người như thế nào?
Mẹ Tơm là một người mẹ giàu lòng thương yêu, có lí tưởng cao quý, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quản khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình.
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong khổ thơ cuối.
Học sinh phân tích những tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở khổ thơ cuối của đoạn trích. Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.
2. Trắc nghiệm đọc hiểu Mẹ Tơm
Đọc văn bản sau:
(1) Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm
(2) Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng
Thơm nức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong?
(3) Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi
Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời
(4) Đốt nén hương thơm, mát dạ Người
Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi!
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...”
(Trích bài thơ “Mẹ Tơm”- Tố Hữu, Thơ Việt Nam 1945 - 1985)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 2. Thể thơ của đoạn trích trên là gì ?
A. Tự do
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3. Dựa vào nội dung khổ thơ (1), bài thơ được viết vào hoàn cảnh nào?
A. Trong một chuyến ghé thăm bất ngờ vùng đất Hậu Lộc.
B. Tác giả trở về quê hương sau bao ngày xa cách.
C. Nhân dịp tác giả đi cùng đoàn tham quan.
D. Trong một chuyến đi về thăm lại người mẹ anh hùng.
Câu 4. Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ: “Những trái tim như ngọc sáng ngời” là:
A. So sánh, hoán dụ
B. Nhân hóa, so sánh
C. Hoán dụ, đảo ngữ
D. Ẩn dụ, hoán dụ
Câu 5. Tâm trạng của tác giả được thể hiện ở khổ thơ thứ hai trong đoạn trích trên là:
A. Sự ngạc nhiên, vui mừng trước sự đổi thay của quê hương
B. Sự ngơ ngác và cảm giác lạ lùng khi lâu ngày mới trở lại
C. Sự bùi ngùi, xúc động khi nhìn thấy những cảnh vật nơi đây
D. Sự thất vọng, nuối tiếc khi không còn thấy cảnh cũ, người xưa
Câu 6. Hai câu thơ sau cho ta thấy điều gì?
“Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi”
A. Vẻ đẹp cuộc sống mới đang thay đổi từng ngày
B. Hình ảnh thiên nhiên, đất nước trong thời kì chiến tranh
C. Khung cảnh thiên nhiên vào buổi sáng sớm
D. Sự thay đổi của con người vào thời kì hậu chiến
Câu 7. Trong đoạn thơ trên có mấy cặp từ trái nghĩa?
A. 5
B. 2
C. 1
D. 3
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đọc hiểu Một thời đại trong thi ca
-
So sánh thân phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám trong Một bữa no và Tư cách mõ
-
So sánh cảm hứng về đất nước trong Đất nước và Việt Bắc
-
Đọc hiểu Thông tin về ngày trái đất năm 2000
-
So sánh Mây trắng còn bay của Bảo Ninh và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công