Đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài
Đời ngắn đừng ngủ dài là cuốn sách thuộc thể loại self-help của tác giả Robin Sharma. Cuốn sách là thông điệp của nhà vắn muốn gửi đến bạn đọc của mình rằng, thời gian luôn trôi đi vô định, chính vì vậy, chúng ta phải biết nắm lấy thời cơ để biến thời gian thành một thứ có giá trị giúp ích cho con người. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc đề đọc hiểu một đoạn văn trong tác phẩm Đời ngắn đừng ngủ dài của nhà văn Robin Sharma. nhằm giúp các bạn học sinh ôn luyện đề thi tốt nhất.
Top 5 bộ đề Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
1. Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - số 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Carlson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scroogled (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương “Chấp nhận: giải pháp tối thượng”. Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.
Richard viết: “Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc
chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn.”
Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghịch cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.
( Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr 38)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn.
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan niệm của tác giả?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?
Đáp án đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài - Đề 1
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: nghị luận
Câu 2: Biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận “điều phải đến” thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn là biện pháp tu từ ẩn dụ " lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn."
- Tác dụng: người viết muốn nhấn mạnh những tác động tích cực khi con người ta chấp nhận " điều phải đến" mang lại. Đó là những gian nan sẽ trôi nhanh và điều tốt đẹp sẽ đến.
Câu 3: Phương tiện để ta trưởng thành theo quan niệm của tác giả là thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an. Đây đều là những thử thách để tôi luyện bản thân ta ngày càng cứng cáp và vững vàng hơn. Vượt qua được những điều này con người sẽ có kinh nghiệm và trưởng thành nên rất nhiều.
Câu 4: Em đồng tình với câu châm ngôn bởi vì đó là một lẽ dĩ nhiên. Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm ấm, thuận buồm xuôi gió theo cái cách mà ta hằng mong muốn. Nhưng đôi khi chính những khó khăn ấy cho ta những bài học, những giá trị, những trải nghiệm mà một lúc nào đó ta sẽ cần đến.
2. Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - số 2
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài
Mong muốn một cuộc đời tốt đẹp, ở nhà cũng như ở công sở, mà không phải làm việc và giữ kỉ luật trong những việc quan trọng cần làm, thì chẳng khác nào mong muốn có một khu vườn đẹp mà chẳng phải gieo trồng gì cả. Hoặc giống như ước mơ có được thân hình người mẫu mà không chịu từ bỏ những thỏi chocolate hàng ngày. Hoặc giống như cầu xin được thành công trong công việc bằng cách uống một viên thuốc thần kì. Tại sao không tận tâm và cống hiến?
Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống. Mà phải được đẽo gọt và xây dựng, như đền Taj Mahal, như Vạn Lí Trường Thành, ngày qua ngày, viên gạch này nối tiếp viên gạch khác. Việc kinh doanh thành công đâu phải tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng. Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến mà không cần nỗ lực. Hãy nỗ lực hết mình, và điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. Chắc chắn thế.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, việc kinh doanh thành công đến từ những điều gì?
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn:
“Mong muốn một cuộc đời tốt đẹp, ở nhà cũng như ở công sở, mà không phải làm việc và giữ kỉ luật trong những việc quan trọng cần làm, thì chẳng khác nào mong muốn có một khu vườn đẹp mà chẳng phải gieo trồng gì cả.”
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến mà không cần nỗ lực.” Vì sao?
Câu 5: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của sự nỗ lực trong cuộc sống.
Đáp án đọc hiểu đời ngắn đừng ngủ dài - Đề 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2: Theo tác giả, việc kinh doanh thành công đâu phải tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng.
Câu 3: Biện pháp tu từ: So sánh:
- Biểu hiện: Mong muốn một cuộc đời tốt đẹp, ở nhà cũng như ở công sở, mà không phải làm việc và giữ kỉ luật trong những việc quan trọng cần làm – mong muốn có một khu vườn đẹp mà chẳng phải gieo trồng gì cả.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh: Việc mong muốn một cuộc đời tốt đẹp thì chúng ta phải biết làm việc và giữ kỉ luật trong mọi việc, giống như chăm một khu vườn, phải bỏ ra công sức mới đạt được thành tựu.
+ Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn.
+ Tác giả khẳng định: không có thành công nào tự nhiên đến. Phải nỗ lực, phải kiên trì mới đạt thành công.
Câu 4: Em đồng tình với ý kiến: “Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến mà không cần nỗ lực.”
Bởi vì: Đừng tin vào việc thành công tự đến. Không có cái gì tự nhiên mà đến trong cuộc sống này. Chúng ta muốn đạt được thì phải nỗ lực, phải phấn đấu, phải kiên trì, học hỏi và trau dồi, rèn luyện bản thân. Thì mới có thể gặt hái được thành công.
Câu 5: Về vai trò của sự nỗ lực trong cuộc sống.
- Giải thích:
+ “Nỗ lực” nỗ lực là sự cố gắng, siêng năng, chăm chỉ hơn rất nhiều lần so với những gì bạn đang có.
+ Nỗ lực giúp cho bạn chinh phục các mục tiêu, mong ước và khát vọng của bản thân.
- Phân tích, bàn luận về vai trò của sự nỗ lực trong cuộc sống.
+ là chìa khóa mở ra thành công. Bởi vì con đường đi đến thành công có rất nhiều chông gai, thử thách khiến bạn chùn bước và không muốn tiếp tục.
+ Trong quá trình nỗ lực hết mình, mọi điều bạn phải trải qua đều có giá trị và để lại nhiều bài học quý báu.Nhờ vậy nỗ lực giúp chúng ta hoàn thiện bản thân.
+ Giúp chúng ta có rất nhiều cơ hội để trải nghiệm, cải thiện vốn tri thức và nâng tầm giá trị của mình.
- Phê phán: Người sống không biết kiên trì, không nỗ lực, không cố gắng vượt qua khó khăn, thử thách.
=> Nỗ lực là yếu tố vô cùng quan trọng đưa đến thành công trong cuộc sống. Nỗ lực là sự cố gắng, chăm chỉ, siêng năng làm việc, học tập để đạt được thành công, mục tiêu trong kế hoạch, không để những cám dỗ ngoài luồng ảnh hưởng đến quyết tâm, hiệu quả công việc của mình. Những người nỗ lực luôn biết rõ mình cần làm gì, mình phải làm gì để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Do đó, nỗ lực chính là "chìa khóa" để đưa đến thành công. Có câu nói cũng khẳng định nhận định này, chưa thành công vì bạn còn chưa đủ nỗ lực, hãy bước qua vùng an toàn của mình để thử thách với cái mới. Dĩ nhiên, ai cũng sẽ có lúc thất bại, tụt lại phía sau, nhưng thành bại một phần cũng do bản thân. Chỉ có sự chăm chỉ, luôn cố gắng vươn lên học hỏi, trau dồi kiên thức mới giúp bạn không bị tụt lại phía sau. Một xã hội mà con người ở đó luôn biết vươn lên cố gắng thì đó là xã hội phát triển, đích đến là xây dựng xã hội phát triển với những con người là nhân tố bền vững.
3. Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề 3
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Mọi người đều tránh xa xung đột. Nó khiến ta cảm thấy tồi tệ nên ta tránh né, và hy vọng bằng cách nào đó xung đột tự hóa giải. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Thay vì vậy nó cứ mưng mủ như một vết thương nhiễm trùng (điều ta né tránh thường lại dai dẳng).
(2) Quan điểm của tôi về nó: xung đột không gì khác hơn là một cơ hội để trưởng thành và kết nối sâu xa hơn với người khác. Mọi xung đột đều ẩn chứa cơ hội học hỏi một bài học quý giá, và cơ hội phát triển bản thân (về hiểu biết, nhận thức và quan điểm). Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với người đó. Bằng cách biến đổi sự bất mãn thành thời khắc thú vị cho cả hai bên.
(3) Vậy đừng trốn chạy xung đột. Đừng chỉ gửi email khi biết mình cần mặt đối mặt để nói rõ sự thật. Vai trò lãnh đạo cũng bao hàm cả sự quân bình giữa lòng trắc ẩn với sự can đảm. Mặc dù bạn có thể cảm thấy xung đột thật rắc rối, nhưng nó thực sự là một món quà. Hãy đón nhận nó. Hãy thưởng thức những tiềm năng mà nó mang theo. Xung đột sẽ phục vụ đắc lực cho bạn.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Tác giả: Robin Sharma)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2: Xác định nội dung của văn bản trên?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong đoạn văn (1)
Câu 4: Tại sao tác giả cho rằng: Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để tôi rèn mối liên lạc gần gũi hơn giữa ta với người đó?
Câu 5: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Vậy đừng trốn chạy xung đột của tác giả hay không? Nêu rõ lí do tại sao.
Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề 3
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: Nghị luận
Câu 2: Nội dung của văn bản trên là: Cách giải quyết các vấn đề xung đột trong cuộc sống.
Câu 3: Biện pháp tu từ trong đoạn văn (1) là: Biện pháp tu từ so sánh: Xung đột như một vết thương nhiễm trùng.
- Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong đoạn văn (1) là: Giúp người đọc có thể hình dung ra được sự việc một cách rõ ràng , tăng thêm tính sinh động cho câu văn. Qua đó, tác giả cho thấy xung đột không bao giờ tự hoá giải mà sẽ tồn tại dai dẳng, thậm chí ngày càng nặng nếu không biết cách giải quyết.
Câu 4: Tác giả khẳng định: “Mỗi xung đột, dù với người thân hay với khách hàng, là cả một cơ hội lớn để trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với người đó?” Vì nếu khi xung đột được giải quyết một cách ổn thỏa thì mỗi người sẽ có cơ hội để hiểu về nhau hơn và trui rèn mối liên lạc gần gũi hơn với những người đó.
Câu 5: Học sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình rồi đưa ra lập luận chứng minh cho quan điểm của mình.
Ví dụ:
- Nếu đồng tình: Xung đột bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Nếu chạy trốn xung đột, đồng nghĩa chúng ta tự cắt đứt sợi dây quan hệ. Vì thế, ta cần đối mặt và tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách triệt để. Đó cũng là cơ hội để mỗi bên rút ra bài học quý giá…
- Nếu không đồng tình: Nhiều khi xung đột quá giới hạn cho phép, có khả năng không thể giải quyết được, chúng ta cần lùi một bước trên tinh thần một điều nhịn, chín điều lành để giữ hoà khí…
- Dung hòa giữa 2 ý kiến: Chúng ta không chạy trốn xung đột, bởi đôi khi xung đột mâu thuẫn là cơ sở cho sự phát triển, chúng ta giải quyết được mâu thuẫn cũng là để rút ra bài học đáng quý. Tuy nhiên, nếu xung đột đi quá giới hạn, khó có thể dung hòa, cần xem xét áp vào tình huống cụ thể để đánh giá có nên "lùi một bước" hay không.
4. Đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề 4
(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đùng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.
(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền – như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời”. Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?
(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25 – 26)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2)
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?
Câu 4. Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?
Câu 5: Trong văn bản có: “câu cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm... đồng thời cũng phải biết sống cho những phút giây này“
Trong “vội vàng” nhà thơ Xuân Diệu có viết
“Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”
Theo anh chị cảm nhận và nhận thức về thời gian của Xuân Diệu và Robin Sharma có nét gì tương đồng? Với cá nhân anh chị có đồng ý với quan điểm nhận thức về thời gian của hai tác giả đó không?
Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề 4
Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận.
Câu 2. Các biện pháp tu từ các em có thể nêu: câu hỏi tu từ/ lặp cú pháp/ chêm xen.
Câu 3: Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống bởi vì cuộc đời đang trôi qua rất nhanh và có những giờ phút rất tuyệt vời; hãy biết tận hưởng cuộc sống từng ngày.
Câu 4:
- Nêu rõ quan điểm bản thân.
- Lý giải hợp lí, thuyết phục về quan điểm của em.
Ví dụ: Việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết với cuộc đời mỗi người bởi
- Nó giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.
- Tạo sự chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro,…
Câu 5: Cảm nhận và nhận thức về thời gian của Xuân Diệu và Robin Sharma có sự gặp gỡ ở chỗ.
+ Cả hai tác giả đều quan niệm thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại.
+ Hãy sống trọn vẹn từng khoảnh khắc.
+ Cả hai tác giả đều nuối tiếc thời gian và tuổi trẻ từ đó hối thúc sống vội vàng, sống cuống quýt.
- Tôi đồng ý với quan niệm về thời gian của hai tác giả: Phải cống hiến hết mình trong từng giây phút. Vì:
+ Quá khứ dù tươi đẹp hay đớn đau đều là những thứ đã qua, tương lai chưa đến bởi vậy hãy sống trọn vẹn từng phút giây của hiện tại.
+ Hiện tại của hôm nay sẽ trở thành quá khứ ngày mai, bạn sẽ không thể có một quá khứ đẹp nếu không có một hiện tại tuyệt vời, bạn cũng sẽ không có một tương lai sáng lạn nếu không có một thực tại rực rỡ.
+ Người đến đỉnh vinh quang dễ ngủ quên trên chiến thắng bởi cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ nếu bạn dừng lại thì sẽ bị tụt hậu ở phía sau.
5. Đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề 5
Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen. Một vài thói quen tốt sẽ tạo khác biệt lớn cho cuộc đời và sự nghiệp của bạn lúc cuối cùng. Chúng tạo ra khác biệt giữa sự tầm thường và phi thường. Vậy hãy chọn kỹ các thói quen ... Một thói quen tốt giống như một cây sồi thẳng đứng. Nó khởi thủy chỉ là hạt giống nhỏ, được gieo trồng vào một giây phút duy nhất. Nếu không chăm sóc hàng ngày, nó sẽ chết ngay. Nhưng nếu chăm sóc, mỗi ngày một ít, nó tự nhiên lớn lên. Cho đến một ngày nào đó cây to đến nỗi không thể đốn chặt được nữa. Thói quen sẽ chỉ rõ bạn đến gần đỉnh núi của mình như thế nào. Tôi nhận thấy một số thói quen của những người vượt trội bao gồm: dậy sớm; hứa ít, cho nhiều; ham mê học hỏi; dùng sáu mươi phút đầu tiên trong ngày để mơ mộng, dự tính hoặc đơn giản là tập thể dục để duy trì sức sống của bản thân. ... Một vài thói quen để bạn chọn. Để thực hành. Để gieo hạt giống.
(Đời ngắn đừng ngủ dài – Robin Sharma – NXB Trẻ 2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao “hãy chọn kỹ các thói quen” ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị hiểu thế nào về từ: “khởi thủy” trong câu văn sau “Nó khởi thủy chỉ là hạt giống nhỏ, được gieo trồng vào một giây phút duy nhất” ?
Đáp án đề đọc hiểu Đời ngắn đừng ngủ dài - Đề 5
Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, “hãy chọn kỹ các thói quen” vì:
- Sự khác biệt giữa người tài giỏi và những người khác nằm ở thói quen.
- Một vài thói quen tốt sẽ tạo khác biệt lớn cho cuộc đời và sự nghiệp của bạn lúc cuối cùng.
- Chúng tạo ra khác biệt giữa sự tầm thường và phi thường
(Học sinh chỉ cần nêu một trong ba ý trên).
Câu 3:
* Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích:
- So sánh: Một thói quen tốt giống như một cây sồi thẳng đứng.
- Liêt kê: dậy sớm; hứa ít, cho nhiều; ham mê học hỏi
- Ẩn dụ: đỉnh núi.
* Hiệu quả:
- Tăng sức biểu cảm, diễn đạt hiệu quả, sinh động.
- Khẳng định sự cần thiết của việc rèn luyện các thói quen tốt.
Câu 4:
Từ: “khởi thủy” trong câu văn “Nó khởi thủy chỉ là hạt giống nhỏ, được gieo trồng vào một giây phút duy nhất” được hiểu là lúc ban đầu, bắt đầu, khởi đầu.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Năm gian nhà cỏ thấp đọc hiểu
Top 11 đề thi giữa kì 1 Toán 8 Cánh Diều (mẫu chuẩn, file đẹp)
Top 6 đề thi giữa kỳ 1 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án năm 2024
Top 5 mẫu đoạn văn về sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm học 2023 - 2024
Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án (35 tuần)
Ngân hàng câu hỏi ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 10 (có ma trận + bảng đặc tả)
Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 12
Gió mùa Đông Bắc không xóa đi tính chất nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan nước ta
Suy nghĩ về câu nói: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn
Suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi ước mơ
Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
Mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Anh
Năm 1960 được gọi là Năm châu Phi vì?