Phân tích Dáng đứng Việt Nam
Phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam
Phân tích Dáng đứng Việt Nam - Dáng đứng Việt Nam là một bài thơ mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhà thơ Lê Anh Xuân. Dáng đứng Việt Nam là một bài thơ bất hủ về sự hy sinh hiên ngang, bất khuất của chàng trai miền Nam trong trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam kèm theo mộ số bài mẫu phân tích Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân hay và ý nghĩa.
Phân tích bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân
Dáng đứng Việt Nam là thi phẩm cuối cùng của nhà thơ - chiến sĩ Lê Anh Xuân, được viết tháng 3/1968 trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân. Tác giả hi sinh hai tháng sau đó tại vùng phụ cận Sài Gòn vào lúc tuổi đời còn rất trẻ, để lại mùa xuân của cuộc đời cho mùa xuân đất nước.
Nhà thơ Lê Anh Xuân (tên thật là Ca Lê Hiến) sinh ra trong một gia đình tri thức yêu nước tại Bến Tre, năm 14 tuổi theo gia đình tập kết ra Bắc, học phổ thông sau đó học khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cuối năm 1964, Lê Anh Xuân trở về chiến trường miền Nam, công tác ở Tiểu ban Giáo dục, sau chuyển về Hội Văn nghệ Giải phóng. Tốt nghiệp ngành Sử học, nhưng Lê Anh Xuân rất yêu thơ và sáng tác khá nhiều, từng được giải Nhì cuộc thi thơ do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức. Những vần thơ nồng đượm tình yêu đất nước, quê hương, ngập tràn lí tưởng cách mạng và vững vàng một niềm tin chiến thắng của Lê Anh Xuân đã trở thành những giai điệu nằm lòng một thời của nhiều thế hệ trẻ. Tuy nhiên, bài thơ được bạn đọc biết đến nhiều nhất vẫn là Dáng đứng Việt Nam - khúc tráng ca về một Việt Nam kiêu hùng, bất khuất.
Viết về sự hi sinh của người lính trong cuộc chiến đấu, nhưng bao trùm lên Dáng đứng Việt Nam không phải là âm hưởng bi thương của nỗi đau và sự mất mát mà vượt lên trên, bài thơ tôn vinh cái đẹp và sự cao cả, trở thành biểu tượng chiến thắng của lí tưởng cách mạng. Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân hi sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất với tư thế hiên ngang, lẫm liệt trong Dáng đứng Việt Nam đã trở thành một bức tượng đài đầy tính biểu cảm:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Hình ảnh bi tráng về tư thế hi sinh của người chiến sĩ giải phóng quân đã làm cho quân giặc vô cùng khiếp sợ:
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công.
Việc kết hợp hai phạm trù thẩm mĩ tương phản trong cùng một khổ thơ đã tạo cho tác phẩm sức gợi tả đặc biệt, đó là sự đốì lập giữa tư thế hiên ngang của người chiến sĩ giải phóng quân và nỗi đớn hèn, khiếp sợ của giặc Mĩ. Những câu thơ được viết lên bằng một trường liên tưởng hết sức mãnh liệt của tác giả khiến hình ảnh người chiến sỹ giải phóng quân trở nên lớn lao và kì vỹ.
Thơ Lê Anh Xuân rất có ý thức khái quát, đặc biệt là "khái quát về những phẩm chất cao đẹp của dân tộc", bài thơ Dáng đứng Việt Nam là một minh chứng cho điều này, đặc biệt ở khổ cuối:
Anh tên gi hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức tường đồng
Như đôi dép dưới chân Anh dẫm lên bao xác Mĩ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ:
Anh là chiến sỹ giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Với những câu thơ mang đầy cảm xúc sử thi và chất trữ tình đậm đà, tư thế hi sinh của người chiến sĩ đã trở biểu tượng của cái đẹp và sự cao cả, hình ảnh của anh là hình ảnh của những thế hệ tuổi trẻ Việt Nam rùng rùng ra trận với niềm tin lớn lao mãnh liệt về một ngày độc lập tự do của đất nước. Nhiều người đã ngã xuống, và cũng như người chiến sĩ giải phóng quân kia, họ không để lại tuổi tên, địa chỉ, nhưng họ không bao giờ vô danh trong trái tim dân tộc, bởi thân thể và máu xương của họ đã hòa vào đất mẹ, làm nên dáng hình của đất nước, tạo dựng một Dáng đứng Việt Nam sừng sững trong thế kỉ.
Lê Anh Xuân hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân nãm 1968 khi chưa kịp chứng kiến mùa xuân thắng lợi, khi chưa kịp thấy những điều anh mong đợi - "Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân" - đã trở thành sự thực vào năm 1975. Nhưng những vần thơ của người chiến sĩ - nhà thơ ấy vẫn sông mãi, trở thành một khúc tráng ca vượt qua năm tháng để gửi tới muôn thế hệ những khoảnh khắc lịch sử về một mùa xuân bất diệt của dân tộc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi thử đánh giá tư duy 2023
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay
Phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba da hàng thịt
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống
Đọc hiểu Một con sông chảy qua thời gian
Muối của rừng đọc hiểu (2 đề)
Top 6 bài phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ siêu hay
Đáp án đề Toán sở Hà Nội 2024 mới nhất
Gợi ý cho bạn
-
Top 27 mẫu Mở bài Tây Tiến siêu hay
-
Trình bày về so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện trang 41
-
Anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
-
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị của thời gian
-
Phân tích Vợ nhặt đoạn cuối ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công