Mình sẽ đi qua hết núi đồi đọc hiểu
Đọc hiểu Mình sẽ đi qua hết núi đồi
Mình sẽ đi qua hết núi đồi là một đề đọc hiểu thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12. Mình sẽ đi qua hết núi đồi là một sản phẩm thơ của tác giả Nguyễn Phong Việt thể hiện sự tự tin, ý chí và sự trải nghiệm của tuổi trẻ, cho dù khó khăn cũng không chùn bước. Trong bài viết này Hoatieu xin tổng hợp một số đề đọc hiểu Mình sẽ đi qua hết núi đồi hay và ý nghĩa giúp các em học sinh có thêm tài liệu để củng cố thêm kiến thức môn Ngữ văn.
Mình sẽ đi qua hết núi đồi - đề 1
I. Đọc hiểu
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mình sẽ đi qua hết núi đồi
để nhìn thấy cuộc đời còn nhiều lắm những niềm vui…
Mình sẽ đi lúc vai gầy nhưng gió lộng chẳng thể làm mình ngại xa xôi
thấy mây trời bình yên qua khoảng rừng vắng
bước chân rời khỏi phố đông cho lòng mình phẳng lặng
tựa như một giọt nước mắt
rơi nhưng có người nâng niu…
Mình sẽ đi lúc nắng tắt qua chiều
ngồi trên bậu cửa xa và nhìn về miền quê xa thẳm
mình đã lớn lên ở một nơi rồi từ đó đi tìm nguồn vui sống
đôi khi lại thèm một chiều ngồi hong tóc
tiếng mẹ cười giòn tan…
Mình sẽ đi lúc biển động mà trái tim đập nhịp ngang tàng
biết là có thể đau nhưng cuộc đời thật ra cần khốn khó
trưởng thành không phải cố gắng tìm bình yên, chỉ là khi đối đầu với sóng gió
mình vẫn lặng lẽ
giữ chặt lấy niềm tin…
Mình sẽ đi lúc có thể chẳng ai ngoái theo nhìn
nỗi yên tâm dù thế nào cũng còn một nơi quay về khi chồn chân mỏi gối
thường sẽ làm cho đường xa bỗng có thêm nhiều lối
và lòng người dễ thay đổi
khi nhìn thấy hoàng hôn…
Mình sẽ đi lúc mình còn có cả một tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường…
(Mình sẽ đi qua hết núi đồi… - Nguyễn Phong Việt)
Câu 1: Chỉ ra 2 hình ảnh trong bài thơ thể hiện mục đích và ý nghĩa của những chuyến đi
Câu 2: Anh chị hãy nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của việc tác giả sử dụng từ ngữ "Mình sẽ đi" trong bài thơ
II. Trả lời
Câu 1: Hai hình ảnh thơ đó là: để nhìn thấy cuộc đời còn nhiều lắm những niềm vui…, còn có cả một tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường…
Câu 2: Cụm từ "Mình sẽ đi" được lặp lại trong bài thơ giúp tạo giọng điệu kiên quyết, quyết chí nhưng không kém phần mộc mạc, giản dị lên đường để thực hiện những chuyến đi làm nên ý nghĩa trong cuộc đời.
Mình sẽ đi qua hết núi đồi - đề 2
I. Đọc hiểu
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mình sẽ đi qua hết núi đồi
để nhìn thấy cuộc đời còn nhiều lắm những niềm vui…
Mình sẽ đi lúc vai gầy nhưng gió lộng chẳng thể làm mình ngại xa xôi
thấy mây trời bình yên qua khoảng rừng vắng
bước chân rời khỏi phố đông cho lòng mình phẳng lặng
tựa như một giọt nước mắt
rơi nhưng có người nâng niu…
Mình sẽ đi lúc nắng tắt qua chiều
ngồi trên bậu cửa xa và nhìn về miền quê xa thẳm
mình đã lớn lên ở một nơi rồi từ đó đi tìm nguồn vui sống
đôi khi lại thèm một chiều ngồi hong tóc
tiếng mẹ cười giòn tan…
Mình sẽ đi lúc biển động mà trái tim đập nhịp ngang tàng
biết là có thể đau nhưng cuộc đời thật ra cần khốn khó
trưởng thành không phải cố gắng tìm bình yên, chỉ là khi đối đầu với sóng gió
mình vẫn lặng lẽ
giữ chặt lấy niềm tin…
Mình sẽ đi lúc có thể chẳng ai ngoái theo nhìn
nỗi yên tâm dù thế nào cũng còn một nơi quay về khi chồn chân mỏi gối
thường sẽ làm cho đường xa bỗng có thêm nhiều lối
và lòng người dễ thay đổi
khi nhìn thấy hoàng hôn…
Mình sẽ đi lúc mình còn có cả một tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường…
(Mình sẽ đi qua hết núi đồi… - Nguyễn Phong Việt)
Câu 1. Theo tác giả, mình sẽ đi những lúc nào?
Câu 2. Hãy cho biết mục đích và ý nghĩa của những chuyến “mình sẽ đi” mà tác giả đề cập đến trong văn bản.
Câu 3.Theo anh/chị , việc tác giả sử dụng từ ngữ “Mình sẽ đi” góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: cuộc đời thật ra cần khốn khó, trưởng thành không phải cố gắng tìm bình yên? Vì sao?
Câu 5. Anh/ Chị có đồng ý với suy nghĩ “tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường” của tác giả trong câu cuối bài thơ không? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày câu trả lời của anh/chị.
II. Trả lời
Câu 1:
Theo tác giả, mình sẽ đi những lúc: vai gầy; nắng tắt qua chiều; biển động; có thể chẳng ai ngoái theo nhìn; mình còn có cả một tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường…
Câu 2:
Mục đích và ý nghĩa của những chuyến “mình sẽ đi” mà tác giả đề cập đến trong văn bản: để nhìn thấy cuộc đời còn nhiều lắm những niềm vui; thấy mây trời bình yên qua khoảng rừng vắng; bước chân rời khỏi phố đông cho lòng mình phẳng lặng …
Câu 3:
Giá trị của điệp ngữ “Mình sẽ đi”:
- Khẳng định lòng mong muốn tha thiết, quyết tâm lên đường, trải nghiệm… của tác giả.
- Tạo tính nhạc cho thơ…
Câu 4:
Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục mối quan hệ giữa cuộc đời, sự trưởng thành và những khốn khó, không bình yên
Câu 5:
Câu thơ cuối của tác giả với quan điểm "tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường" là quan điểm đúng đắn và mang lại nhiều chiêm nghiệm cho mỗi người. Tuổi trẻ là những tháng năm chúng ta giàu sức khỏe, giàu ý chí và hơn hết là giàu, vững trải nghiệm, niềm tin. Sự lấm láp trong những năm tháng tuổi trẻ có thể gắn với va vấp, đau khổ, có thể đem ta về với số không nhưng nó không bao giờ làm ta dừng lại, lùi bước và chán nản. Bụi đường kia dầu có thể là lấm lem bẩn thỉu nhưng biết đâu đó trong chúng là hạt ngọc tinh tươm. Vấn đề của câu chuyện lấm láp bụi đường liên quan đến trải nghiệm, liên quan đến nỗ lực không ngừng của ta để học tập, để tiến bộ và cải thiện hơn mỗi ngày trong cuộc sống. Đừng ngại bụi đường lấm láp mà không dám đi hoặc tìm cho bản thân một căn phòng kính tránh bụi. Trong cuộc sống của chúng ta sẽ tồn đọng rất nhiều khó khăn, trắc trở. Và điều mà tuổi trẻ trao cho ta ấy chính là không ngừng nỗ lực, không ngừng học tập để tiến bộ hơn. Để rồi tuổi trẻ này dù bụi bặm nhưng tương lai thì đong đầy niềm tin, hạnh phúc và sự tự tin. Sợ nhất là thái độ trốn tránh, không dám, không làm gì mà chỉ mong cầu một tuổi trẻ an lành. Bạn ơi, đừng bao giờ mong cầu tuổi trẻ êm ái. Những CR7, M10... nếu có tuổi trẻ ngày qua ngày, thì sẽ không có huyền thoại. Sống cho bạn, cho tuổi trẻ và hơn hết là cho tương lai với nhiều niềm vui.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công