Chợ nhớ đọc hiểu

Đọc hiểu văn bản Chợ nhớ

Chợ nhớ là một trong những văn bản của tác giả Diễm Trang. Đó là những suy nghĩ sâu xa, những cảm xúc mà không gì có thể thay thế được những phiên chợ xưa đã mang đậm nét văn hóa bản địa. Đây là một dạng văn bản thông tin. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu văn bản Chợ nhớ của tác giả Diễm Trang, mời các bạn cùng tham khảo.

Đọc hiểu văn bản thông tin Chợ nhớ

Đọc hiểu văn bản thông tin Chợ nhớ

Đọc đoạn trích sau:

CHỢ NHỚ

Diễm Trang

Hễ có dịp đến đâu, tôi chẳng bao giờ quên sà vào chợ địa phương. Ngoài chuyện “được ăn được nói được gói mang về”, mỗi ngôi chợ là trường học rộng lớn, là bảo tàng sống về truyền thống văn hóa, địa lí, kiến trúc, hình thái kinh tế, thể chế xã hội, dân tộc, … với vô số thực hành lí thú cho người thưởng ngoạn. Từng thích thú với nhiều điểm tham quan mua sắm […] nhưng đến mức để thương để nhớ trong tôi thì phải kể đến chợ Grand Bazaar Kapalicarsi ở Istanbul.

“Kapalicarsi” có nghĩa là “chợ trong nhà”. Ngôi chợ có mái che đầu tiên trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ này đã được vua Sultan Mehmet II hạ lệnh xây dựng vào mùa đông năm 1455 - 1456 và đưa vào sử dụng năm 1461. Ban đầu Grand Bazaar chỉ buôn bán những mặt hàng dệt may với cái tên “Bedesten” (tiếng Ba Tư có nghĩa là “chợ của người bán vải”). Ngày nay, hơn 4.000 gian hàng nằm dọc theo 61 con phố lõm tròn, hai nhà thờ Hồi giáo, hai nhà tắm kiểu hamman cùng với nhiều nhà hàng và quán cà phê, quá trà hoa quả tạo thành một khu phức hợp mua sắm giải trí văn hóa độc đáo. Khối lượng hàng hóa ngồn ngộn, rực rỡ sắc màu và cách trình bày hấp dẫn, quy củ của mỗi gian hàng tạo nên những bức tranh nổi hoàn thiện mà ngay cả một tay chụp ảnh nghiệp dư vẫn có thể nắm bắt được những khoảnh khắc lung linh nhất.

Mỗi sản phẩm nơi đây đủ sức đại diện cho một truyền thống kinh doanh, cho làng nghề thủ công, cho những kì quan lịch sử và truyện cổ tích, đặc biệt tô đậm vẻ đẹp con người. Đây là kinh thành Istabul diễm lệ trên nắp hộp xà phòng, kia là cô gái lưng thon dệt thảm ẩn hiện trong chiếc khăn choàng cashmere, nọ là bậc đại hiền trí Mevlana xoay tròn vũ điệu trên chiếc cốc, kia là con mắt xanh huyền thoại đính móc chìa khóa, … Vương cung thánh đường Hagia Sophia, thành cổ Ephesus, giáo đường Blue Mosque, … hiện hữu sắc nét trong lòng đĩa sứ mâm đồng, trên những tấm thảm và những bức tranh đủ kích cỡ. Các họa tiết trang trí kỷ hà đều đặn đan xen các nét vẽ đa sắc theo các đường tròn đồng tâm, thề quyết không để một mi li mét vuông nào “ở không” trong lòng chén đĩa, […]. Tuyệt vời ở chỗ là, hàng hóa nơi này rất biết chiều chuộng túi tiền của các tín đồ mua sắm. Chỉ cần trong túi có vài chục lisari (1 lisari = 7.000 đồng), bạn đã có thể bỏ túi vài món quà lưu niệm nhỏ xinh giàu ý nghĩa làm xiêu lòng bất kì ai.

Nhưng nếu chỉ ca ngợi hàng hóa mà không nhắc đến các tiểu thương thì quả là thiếu sót. Họ chính là linh hồn của ngôi chợ. Câu “Trai khôn tìm vợ chợ đông” không dùng được ở quốc gia Hồi giáo vì đàn ông lãnh phần buôn bán mất rồi. Hình ảnh các bà nhỏng nhảnh đi chợ còn đàn ông cun cút bán hàng cho tôi một trải nghiệm đặc biệt về bình đẳng giới. Tôi gọi tiểu thương Kapalicarsi là nhan sắc. Quả vậy, việc tìm một chàng kém sắc ở đây là điều khó khăn. Vóc dáng cao ráo, cân đối, gương mặt chuẩn mực, nước da trắng và râu quai nón, các chàng chỉ cần vận quần tây - áo sơ hay áo thun - quần jeans đơn giản là đủ kiến tạo một phong thái năng động, hiện đại, thanh lịch và gần gũi. Mỗi một chàng, nói không ngoa là một nghệ sĩ. Lãng tử, bảnh bao mà lại tinh nghịch, hóm hỉnh đến lạ lùng. Những câu nói siêu thảo mai, siêu đường mật dành cho du khách thường trực nơi đầu lưỡi: […]

Lady cảm ơn tấm thảm bay nào đã đặt em trước gian hàng của tôi. Tôi có thể làm gì để em giữ mãi nụ cười này. […]

Rất tiếc, giá này tôi không bán được, đành để em đi dù thực bụng mến em!

Em không có thời gian nhưng tôi có. Đừng rời xa tôi, chỉ một phút thôi, tôi sẽ mang đến cho em bộ tách uống trà mê ly nhất! […].

(…) Tôi cũng phải phì cười trước vẻ duyên dáng và đậm đà như gia vị ở vùng này nơi các chàng, tự hỏi trường lớp marketing hay chính truyền thống của xứ sở có ngành thương nghiệp lâu đời bậc nhất thế giới đã đào tạo được những tiểu thương tài năng đồng đều như thế.

(Dẫn theo Đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 11, Bùi Minh Đức (Tổng chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.157 - 159)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5

Câu 1. Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản trên.

Câu 2. Liệt kê một số sản phẩm chợ Grand Bazaar Kapalicarsi ở Istanbul.

Câu 3. Nêu nội dung của văn bản.

Câu 4. Vì sao tác giả lại đặt tên cho văn bản là “Chợ nhớ”?

Câu 5. Anh/Chị có đồng tình với cách buôn bán của thương nhân ở chợ Grand Bazaar Kapalicarsi ở Istanbul không? Vì sao?

Trả lời

Câu 1. Đối tượng thuyết minh của văn bản là chợ Grand Bazaar Kapalicarsi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Câu 2. Một số sản phẩm chợ Grand Bazaar Kapalicarsi ở Istanbul có khả năng đại diện cho truyền thống kinh doanh, văn hóa ở Istanbul:

+ kinh thành Istabul diễm lệ trên nắp hộp xà phòng.

+ cô gái lưng thon dệt thảm ẩn hiện trong chiếc khăn choàng cashmere.

+ bậc đại hiền trí Mevlana xoay tròn vũ điệu trên chiếc cốc.

+ con mắt xanh huyền thoại đính móc chìa khóa.

+ Vương cung thánh đường Hagia Sophia, thành cổ Ephesus, giáo đường Blue Mosque, … hiện hữu sắc nét trong lòng đĩa sứ mâm đồng, trên những tấm thảm và những bức tranh đủ kích cỡ.

+ Các họa tiết trang trí kỷ hà đều đặn đan xen các nét vẽ đa sắc theo các đường tròn đồng tâm, thề quyết không để một mi li mét vuông nào “ở không” trong lòng chén đĩa.

Câu 3. Văn bản tập trung giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển và cách buôn bán đặc biệt của tiểu thương chợ Grand Bazaar Kapalicarsi ở Istanbul. Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ ngưỡng mộ, tình cảm yêu mến đặc biệt của mình dành cho ngôi chợ này.

Câu 4. Đặt tên nhan đề là “Chợ nhớ” có ý nghĩa biểu thị ấn tượng rất đặc biệt của tác giả khi được đến thăm chợ Grand Bazaar Kapalicarsi ở Istanbul. Tác giả muốn ngầm khẳng định dấu ấn quá độc đáo của ngôi chợ này đối với mình, đặc biệt đến mức có thể để lại niềm thương nỗi nhớ không thể phai mờ trong tâm trí. Cách đặt tên nhan đề như vậy rất thu hút, gợi khao khát khám phá trong lòng mỗi bạn đọc, làm cho người đọc dễ bị cuốn vào nội dung của văn bản.

Câu 5.

- Em đồng tình với cách buôn bán của thương nhân ở chợ Grand Bazaar Kapalicarsi ở Istanbul.

- Em đồng tình bởi đó là cách buôn bán rất có duyên, thể hiện trình độ văn hóa của con người, cũng là dấu ấn văn hóa của dân tộc. Thể hiện được văn hóa cũng chính là cách thể hiện sự tự trọng cần có của mỗi người, sẽ để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế cũng như góp phần xây dựng nếp sống văn minh cho người Việt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 836
Chợ nhớ đọc hiểu
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng