So sánh Bên kia sông Đuống và Đất nước

So sánh Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) và Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ có cùng hoặc không cùng phong cách sáng tác là một trong những dạng bài viết trong chương trình Ngữ văn lớp 12 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý so sánh 2 bài thơ Bên kia sông Đuống và Đất nước chi tiết sẽ là gợi ý giúp các em nắm được cách làm đề bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm) và Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm).

Đề bài:

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá về hai đoạn thơ sau:

“…Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp…”

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Ngữ văn 12, Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.72)

“…Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh…”

(Đất Nước, trích chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.117)

Chú thích:

*Nhà thơ Hoàng Cầm, quê gốc Thuận Thành, Bắc Ninh. Năm 1938, ông ra Hà Nội học trường Thăng Long. Mới 15 tuổi ông đã bước vào thi đàn với tác phẩm “Hận ngày xanh”, rồi “Bông sen trắng” làm ngạc nhiên văn đàn cả nước, lúc này ông sáng tác với bút danh Hoàng Cầm. Sự nghiệp thi ca của Hoàng Cầm càng khởi sắc mạnh mẽ khi đi hoạt động cách mạng. Chính tinh thần lạc quan cách mạng lớn lao đã đưa Hoàng Cầm lên hàng thi sĩ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Ô ng được mệnh danh là nhà thơ vùng đất Kinh Bắc.

Năm 1948, khi nghe tin quân giặc tàn phá quê hương, Hoàng Cầm viết “Bên kia sông Đuống” với tình cảm yêu quê hương cháy bỏng.

*Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, sinh năm 1943 tại Thừa Thiên-Huế. Ông lớn lên trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng, điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm hồn và tư tưởng của ông. Ông tham gia tích cực vào việc xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, và làm thơ. Cuộc sống và tình yêu quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông. Thơ Nguyễn Khoa Điềm đậm chất trữ tình - chính luận.

Đoạn trích "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một phần trong chương V - trường ca "Mặt đường khát vọng", sáng tác năm 1971. Nhan đề "Đất Nước" không chỉ nhấn mạnh vào chủ đề chính của tác phẩm mà còn khẳng định một triết lý sâu sắc: "Đất Nước của Nhân Dân.". HẾT.

Dàn ý so sánh Bên kia sông Đuống và Đất nước

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát hai tác phẩm cần so sánh (tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)

- Nêu khái quát nội dung, vấn đề cần so sánh, đánh giá: tình yêu quê hương đất nước của hai nhà thơ

2. Thân bài

a. Phân tích, so sánh điểm tương đồng:

*Điểm tương đồng thứ nhất: đề tài và nhân vật trữ tình

- Cả hai đoạn thơ đều bộc lộ tình yêu của chủ thể trữ tình đối với quê hương, đất nước:

+ Đoạn thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm: thể hiện niềm yêu mến, tự hào về quê hương “bên kia sông Đuống” – vùng quê Kinh Bắc, tươi đẹp, trù phú, giàu truyền thống văn hóa.

+ Đoạn thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm: tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện thông qua sự cảm nhận của nhà thơ về đất nước. Một đất nước gắn với truyền thống văn hóa dân gian

* Điểm tương đồng thứ 2: Hình thức thể hiện:

Hai đoạn thơ đều là thể thơ tự do, câu thơ dài, ngắn khác nhau nhịp thơ thay đổi theo cảm xúc của chủ thể trữ tình: vừa yêu mến vừa tự hào về quê hương, đất nước.

b. Điểm khác biệt giữa hai đoạn thơ: Tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi đoạn thơ mang một sắc thái khác nhau:

- Đoạn thơ “Bên kia sông Đuống”: hình ảnh quê hương gợi lên từ hương vị lúa nếp thơm nồng, từ nét văn hóa dân gian: Tranh Đông Hồ. Tác giả đã nêu bật cái chất dân gian, cái hồn dân tộc của tranh Đông Hồ từ đề tài, ý nghĩa đến màu sắc, chất liệu độc đáo.

Các từ tươi trong, sáng bừng vừa gợi hình, vừa gợi cảm. Cụm từ màu dân tộc mang nhiều ý nghĩa (Nghĩa đen: chất liệu, màu sắc lấy từ đất đá, cây cỏ của quê hương. Nghĩa bóng: hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nghệ thuật vẽ tranh dân gian – tất cả tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo)…

- Đoạn thơ “Đất Nước”: Tác giả cảm nhận đất nước qua những địa danh, thắng cảnh; Những địa danh, thắng cảnh ấy gần gũi với cuộc sống, số phận, tính cách của nhân dân, được cảm nhận qua những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết quen thuộc.

Các hình ảnh, cảnh vật gợi liên tưởng, tưởng tượng: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái (tình nghĩa thủy chung, thắm thiết), Thánh Gióng (sức mạnh bất khuất, núi Bút non Nghiên (truyền thống hiếu học)…..Trong đoạn thơ, tác giả còn sử dụng những cất liệu văn hóa dân gian để nói về đất nước. Qua đó Đất Nước hiện lên vừa gần gũi, quen thuộc vừa thiêng liêng, cao cả.

3. Đánh giá sự đặc sắc về phong cách sáng tác của hai đoạn thơ

a. Điểm tương đồng:

- Hai đoạn thơ đều thể hiện sự cảm nhận về quê hương, đất nước qua những địa danh, hình ảnh, cảnh vật cụ thể, gợi nhiều liên tưởng; qua mạch nguồn, chất liệu văn hóa dân gian, dân tộc.

- Cả hai cách cảm nhận trong hai đoạn thơ đều làm nổi bật truyền thống văn hóa, vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, khơi sâu thêm niềm yêu mến, tự hào về nhân dân, đất nước.

b. Nét khác biệt:

- Trích đoạn thơ trong “Bên kia sông Đuống” hướng về một miền quê cụ thể với cảm xúc trữ tình tha thiết: tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương của chính mình. Ở trích đoạn thơ trong “Đất Nước”, nhà thơ nói về nhiều miền quê với suy tư sâu lắng: đất nước là của nhân dân.

- Đoạn thơ trong “Bên kia sông Đuống” thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận vẻ đẹp riêng của quê hương. Đoạn thơ trong “Đất Nước” thể hiện tư duy chính luận của tác giả trong cảm nhận những cảnh vật, địa danh…có sức khái quát cao về dân tộc, đất nước.

3. Kết bài: Đánh giá chung

Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhân riêng về quê hương, đất nước. Điều đó đã góp phần tạo nên sức lối cuốn, hấp dẫn của từng bài thơ cũng như sự phong phú, đa dạng của thơ ca viết về quê hương, đất nước nói chung.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 163
So sánh Bên kia sông Đuống và Đất nước
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng