Viết bài văn so sánh đánh giá tác phẩm Hai đứa trẻ với Chiếc thuyền ngoài xa

So sánh hai đoạn trích truyện ngắn Hai đứa trẻ với Chiếc thuyền ngoài xa

Nghị luận văn học so sánh là dạng bài tương đối khó đối với học sinh bởi phạm vi vấn đề nghị luận không gói gọn trong một tác phẩm. Đây là kiểu bài nghị luận văn học yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý so sánh Hai đứa trẻ với Chiếc thuyền ngoài xa để các em nắm được cách làm dạng bài này.

Dàn ý so sánh và đánh giá hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

A. Mở bài

Hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là hai trong những tác phẩm nổi bật của văn học Việt Nam, mỗi tác phẩm mang đậm dấu ấn riêng biệt của tác giả và thời đại. Cả hai tác phẩm đều có điểm chung là tập trung khai thác cuộc sống và số phận của những con người nghèo khổ, nhưng cách thể hiện và góc nhìn của mỗi tác giả lại có sự khác biệt rõ rệt.

B. Thân bài

B.1: Điểm tương đồng

- Chủ đề và nội dung:

+ Cả hai tác phẩm đều hướng đến khai thác cuộc sống của những con người nghèo khổ trong xã hội. “Hai đứa trẻ” tập trung vào cuộc sống tẻ nhạt, buồn bã của hai chị em Liên và An tại một ga xép nhỏ, trong khi đó “Chiếc thuyền ngoài xa” lại xoay quanh cuộc sống đầy bi kịch của gia đình ngư dân nghèo.

+ Cả hai tác phẩm đều khắc họa rõ nét sự nghèo khó, vất vả và mơ hồ về tương lai của những con người ở tầng lớp dưới đáy xã hội.

- Nghệ thuật miêu tả:

+ Thạch Lam và Nguyễn Minh Châu đều sử dụng ngôn ngữ miêu tả tinh tế, giàu cảm xúc để tạo nên những bức tranh sống động về cuộc sống và số phận của nhân vật.

+ Cả hai tác giả đều có khả năng khắc họa tâm lý nhân vật một cách sâu sắc, giúp người đọc cảm nhận được những nỗi đau, niềm hy vọng mơ hồ của nhân vật.

B. 2: Điểm khác biệt

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ” sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế, với những chi tiết miêu tả tỉ mỉ, mang đậm chất trữ tình. Tác phẩm của ông giống như một bức tranh buồn man mác về cuộc sống nơi thị trấn nhỏ.

+ Ngược lại, Nguyễn Minh Châu trong “Chiếc thuyền ngoài xa” lại có phong cách miêu tả hiện thực, sắc sảo, đôi khi đầy cay đắng. Tác phẩm của ông mang tính chất hiện thực phê phán, phản ánh những bi kịch, mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình và xã hội.

B. 3: Góc nhìn và thông điệp

- Thạch Lam nhìn cuộc sống qua lăng kính của một người mơ mộng, cảm nhận sâu sắc những nỗi buồn và sự tẻ nhạt, nhưng cũng đồng thời tràn đầy hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Tác phẩm của ông mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, man mác nhưng đầy lạc quan.

- Trong khi đó, Nguyễn Minh Châu lại nhìn cuộc sống một cách thực tế hơn, với nhiều mâu thuẫn, bi kịch. Tác phẩm của ông không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống nghèo khó mà còn phản ánh những xung đột, đau khổ trong mối quan hệ gia đình, qua đó gửi gắm thông điệp về sự cảm thông, thấu hiểu và những giá trị nhân văn sâu sắc.

C. Kết bài

Hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” và “Chiếc thuyền ngoài xa” tuy khác nhau về phong cách nghệ thuật và góc nhìn, nhưng đều mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc và sự cảm thông đối với những con người nghèo khổ trong xã hội. Qua đó, mỗi tác phẩm đều để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn những giá trị cuộc sống.

Lưu ý: Có thể hoán đổi vị trí của luận điểm thứ nhất và thứ hai.

Viết bài văn so sánh đánh giá tác phẩm Hai đứa trẻ với Chiếc thuyền ngoài xa

Nơi nghệ thuật ta kiếm tìm hiện thực ở những góc nhìn khác. Những góc nhìn mà ở nơi ấy hiện thực được toàn vẹn là chính nó với những góc khuất, những niềm đau và cũng là chính nó với những điều đẹp đẽ và cao cả. Để rồi giữa những hiện thực được nhìn nhận ấy, ta nuôi dưỡng nơi mình một khát vọng được sống và được yêu thương, một niềm tin vào chính mình và cuộc đời. Nếu dưới ngòi bút của Thạch Lam giữa những ngày đất nước chưa tìm lại được độc lập, hiện thực hiện lên tựa như cảnh phố huyện nghèo chỉ sáng chói lúc con tàu vụt qua thì dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu giữa những ngày đất nước vẫn chìm đắm sau ánh hào quang mà cuộc chiến để lại, những điều ta ngỡ là tất cả lại đổ vỡ trước ánh nhìn cận cảnh.

Có người từng nói, nhà văn là những nhà thư ký trung thành của thời đại. Hai bức tranh về hiện thực được dựng xây bởi Thạch Lam và Nguyễn Minh Châu có lẽ cũng đem theo hiện thực lịch sử ấy.

Thạch Lam khắc họa lên khung cảnh phố huyện nghèo, nơi con người khó khăn kiếm lấy cho mình chút gì đó để sống qua ngày. Câu truyện bắt đầu với ánh chiều dần tắt, những cửa hàng nhỏ lên đèn, những ánh sáng leo lắt khiến cho con dường một bên sáng một bên tối, tất cả tựa như bị nuốt chửng trước khoảnh khắc ngày tàn. Cảm nhận về ánh sáng mong manh hơn trước sự rệu rã nơi con người. Có lẽ nỗi đói khổ, sự tuần hoàn yên ả nơi phố huyện đã lấy đi nơi họ những khát vọng về một ánh sáng. Những kiếp đời sống mòn trước ngưỡng cửa của hiện thực. Tiếng cười dài của bà cụ Thi vang vọng khắp phố huyện. Tiếng cười của những cơn say, tiếng cười của những nỗi ám ảnh về kiếp sống rệu rã mỏi mệt. Sự chán nản của chị Tý dẫu dọn hàng sớm hay muộn thì có khác gì, sự im lặng của nhà bác hát sẩm khi khác chưa bước tới, cái bóng của bác phở Siêu đổ dài trước ánh lửa. Bức tranh về hiện thực phố huyện ở những năm đất nước chưa lấy được lại độc lập hiện lên trước mắt người đọc, một bức tranh buồn, mỏi mệt, rệu rã.

Bức tranh đầu tiên Nguyễn Minh Châu đem tới trước mắt người đọc lại là một bức tranh rất đẹp. Bức tranh khiến Phùng ngỡ đó là mục đích của cả chuyến đi dài, là điều mà nghệ thuật hướng tới. Con thuyền nơi ngoài xa đẹp và yên bình trên mặt biển mờ sương. Cả gia đình ngồi im lặng trên chiếc thuyền nhỏ. Tất cả khắc tạc lên một vẻ đẹp toàn bích. Có lẽ đó cũng là bức tranh của đất nước sau những năm giành lại được độc lập. Chúng ta sống giữa những hào quang sau cuộc chiến, những hạnh phúc sau khi nhận được chiến thắng, tựa như phùng khoảnh khắc nhìn thấy con tàu giữa bóng sương mờ, anh cả thấy trái tim mình tự như bị bóp chặt.

Nhưng hiện thực không chỉ nằm nơi những bề nổi dễ thấy. Hiện thực nằm nơi chúng được đổ bóng. Nơi chúng được cho một khoảng không để trọn vẹn là chính chúng.

Phố huyện nghèo nơi những áng văn của Thạch Lam như được thắp lên một niềm hi vọng khi đoàn tàu đến. Đoàn tàu tựa như một Hà Nội đã xa trong chị em Liên, đoàn tàu tựa như thứ ánh sáng có thể xua đi bóng đêm nơi phố huyện nghèo. Cảm thức về một Hà Nội, về một cuộc sống đa sắc màu dường như nuôi dưỡng trong chị em Liên và những người đợi chờ con tàu ấy một khát vọng. Một khát vọng hướng tới ánh sáng, một khát vọng chấm dứt những rệu rã và mỏi mệt. Tiềm ẩn sau bức tranh phố huyện nghèo là một khát vọng, một khát vọng được hướng tới ánh sáng, thoát khỏi sự bao trùm của bóng đêm.

Con thuyền ngoài xa nơi áng văn của Nguyễn Minh Châu hiện lên rõ nét trước ánh nhìn cận cảnh. Phùng chứng kiến cảnh từng người trên chiếc thuyền ấy cố gắng đánh đập thậm chí lấy đi mạng sống của nhau. Người chồng đánh vợ mình và người đàn bà không làm gì ngoài chịu đựng trong khi đứa trẻ có gắng giết cha của mình. Một hiện thực trần trụi, một hiện thực không được giải quyết sau hai chữ độc lập một hiện thực không được nhìn nhận dưới hai chữ dân chủ bình đẳng. Một hiện thực trái ngược với bức ảnh anh đã định nghĩa nó là nghệ thuật. Nghệ thuật là gì nếu khi đối diện với hiện thực, chúng đổ nát và méo mó. Độc lập là gì nếu chúng chỉ là cái cớ để ta chìm đắm trong những gì đã qua.

Khắc họa hai bức tranh về hiện thực, hai tác phẩm đem đến cho người đọc những điểm nhìn mới và đem đến những thông điệp lịch sử. Có lẽ chỉ dưới cái nhìn của nghệ thuật, những ngày tháng đã qua mới có thể hiện lên toàn vẹn là chính nó với những hiện thực bề nổi và những tiềm lực.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 9
Viết bài văn so sánh đánh giá tác phẩm Hai đứa trẻ với Chiếc thuyền ngoài xa
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng