Phân tích bài thơ Đò Lèn
Phân tích Đò Lèn của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy - nhà thơ xứ Thanh - một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì chống Mĩ cứu nước. Có lẽ độc giả đã rất quen thuộc với bài thơ Ánh trăng, một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Duy. Trong bài viết này Hoatieu xin được giới thiệu đến bạn đọc bài thơ Đò Lèn cùng với các bài văn mẫu phân tích tác phẩm Đò Lèn hay và chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.
1. Dàn ý phân tích Đò Lèn
a) Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Duy là nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường, những giá trị khiêm nhường mà bền vững.
+ Bài thơ Đò lèn được sáng tác vào tháng 9 - 1938 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.
b) Thân bài
* Luận điểm 1: Hình ảnh người bà tảo tần trong kí ức của người cháu.
- Những kỉ niệm tuổi thơ của một chú bé nhà nghèo, vô tư, ham chơi, tinh nghịch:
+ Vui thích với những trò chơi trẻ thơ: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá.
+ Say mê thế giới thần tiên: chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ấn tượng mùi huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
+ Gợi nhớ những kỉ niệm xưa, thể hiện sự trân trọng thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu.
+ Ngoài ra nó còn là cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà.
- Hình ảnh người bà qua kí ức của tác giả:
+ Bà âm thầm vượt qua mọi cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy người cháu mồ côi và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt.
+ Bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.
=> Nét vẽ rất thực, rất đậm trong hình tượng về người bà của nhà thơ; và cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt Nam chúng ta.
+ Bà là một phần của tuổi thơ cháu, thân thương và gắn bó biết bao: níu váy bà đi chợ Bình Lâm,...
+ Bà hiền lành, tâm hồn bà đôn hậu, thánh thiện. Tiên, Phật, Thánh soi sáng lòng từ bi, bác ái mà bà hướng tới.
+ Sống trong tình thương ấp ủ của bà, đứa cháu mới thấu hiểu được tấm lòng, tâm hồn của bà.
=> Trước người bà giản dị, lam lũ mà tràn đầy tình yêu thương con cháu, tràn đầy nghị lực cao cả, người cháu vừa rất mực yêu quý và trân trọng bà. Bà là hiện thân của đức hi sinh, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam, của những cái cò lặn lội trong cuộc đời.
* Luận điểm 2: Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:
+ Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà.
+ Yêu thương, tôn kính, tri ân sâu sắc đối với bà.
+ Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi "
+ Nỗi xúc động của đứa cháu khi đứng trước ngôi mộ bà ngoại:
Dòng sông xưa : sông Chu, sông Mã, sông Đò Lèn.
"Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi" : hàm nghĩa về cuộc đời bể dâu, về sự đổi thay của quê hương, xứ sở.
"Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi" : man mác buồn, triết lí về kiếp người hữu hạn trong dòng chảy vô cùng của thời gian và vũ trụ; nỗi hân hận của người cháu vì năm xưa đã vô tâm, không thể chăm sóc bà.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Sử dụng thủ pháp đối lập, phép so sánh đối chiếu
- Giọng điệu thành thực, thẳng thắn
- Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
- Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh dân gian.
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung bài thơ
- Nêu cảm nhận của em về bài thơ.
2. Gợi ý phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật bài Đò Lèn
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đặc sắc về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Đò Lèn”. |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: |
* Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy, tác phẩm Đò Lèn, nêu nội dung: đặc sắc về chủ đề và một số nét nghệ thuật. * Chủ đề: Qua những kí ức tuổi thơ gắn liền với người bà và địa danh thân thuộc quê hương, tác giả đã bộc lộ tình yêu thương, sự biết ơn bà và tình yêu quê hương, đất nước. - Kí ức thời thơ ấu: tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên, vô tư đến vô tâm, không thấy được sự lam lũ của bà. - Hình ảnh người bà cơ cực, lam lũ tần tảo: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ở Ga Lèn ngày bom Mĩ dội… - Tình cảm của tác giả khi nghĩ về bà ngoại: Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu của bà; thể hiện sự tôn kính, lòng trân trọng với bà; ân hận, ngậm ngùi, xót xa khi nghĩ về bà. * Nghệ thuật: - Thể thơ tự do. - Từ ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh dân gian. - Cách gieo vần gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt, nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình. - Sử dụng thủ pháp nghệ thuật liệt kê, đối lập, phép so sánh đối chiếu. - Giọng điệu thành thực, thẳng thắn |
* Đánh giá chung: - Hình ảnh người bà trong bài thơ mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. - Đó cũng chính là những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về bà, qua đó thể hiện tình yêu bà sâu sắc của tác giả. |
3. Sơ đồ tư duy bài Đò Lèn
4. Phân tích Đò Lèn ngắn gọn
Bên cạnh sự thành công của các tác phẩm như: “Cát trắng”, “Ánh trăng”, “Đãi cát tìm vàng”,... thì bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy cũng đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Bài thơ này được ông viết năm 1983, trong một dịp trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.
Nhắc đến tuổi thơ là nhắc đến những hình ảnh đẹp đẽ, yên bình nhưng Nguyễn Duy lại nhắc về tuổi thơ của mình với những kỉ niệm trong thời chiến tranh loạn lạc:
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần.”
Tuổi thơ của tác giả là những lần đi câu cá, theo bà đi chợ, bắt chim sẻ, đi ăn trộm nhãn. Không chỉ có vậy, trong tuổi thơ ấy tác giả còn được theo bà lên đền Cây Thị, đi xem lễ đền Sòng, đi nghe điệu hát văn của cô đồng. Chúng ta có thể nhận thấy đây là một cậu bé tinh nghịch, vô tư, hồn nhiên và rất hiếu động. Những kí ức tuổi thơ của cậu không gắn với bè bạn, những đứa trẻ đồng trang lứa mà lại gắn bó mật thiết với người bà ngoại. Nhờ có bà mà người cháu biết được những nơi chốn, địa điểm tâm linh của con người và đời sống tinh thần của họ vô cùng phong phú. Bà và cháu gắn bó với nhau thật khăng khít bởi cậu bé ấy luôn đi theo bà dù là đi chợ hay đi lên đền, lên chùa.
Chính vì vô tư như vậy nên khi tác giả nhận ra sự lam lũ của bà cũng là lúc bản thân day dứt trong niềm ân hận:
“Tôi đầu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.”
Tuổi thơ ham chơi nên cậu đã không nhận ra được bà đã phải vất vả, tần tảo như thế nào vì cuộc sống mưu sinh. Hết đi mò cua xúc tép bà lại đi gánh chè, bán trứng. Bà đã gánh thêm cả trách nhiệm của người cha, người mẹ để nuôi cậu khôn lớn. Đến đây, tác giả không còn gợi nhắc đến những trò chơi của tuổi thơ nữa mà thay vào đó là hình ảnh kiên cường, sự hi sinh của người bà.
“Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư – thực
Giữa bà tôi và tiên phật thánh thần
Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
Cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”
Tình yêu thương của bà thật giống với tiên, Phật, thánh thần, cả luôn hi sinh, chịu những vất vả, cực nhọc để nuôi dưỡng cháu trưởng thành. Dù có gặp phải bao nhiêu khó khăn thì bà vẫn cam chịu, không lùi bước. Sự kham khổ trong những năm đói phải ăn củ dong riềng luộc sượng nhưng tác giả vẫn nghe thấy đâu đây mùi thơm của huệ trắng, hương trầm. Phải chăng mùi hương ấy là sự ám ảnh của quá khứ, của những ngày cậu đi theo bà lên đền Sòng, đền Cây Thị?
Người bà đã chịu nhiều khổ cực nay lại phải kiên cường chống lại sự ác liệt của cuộc chiến tranh phi nghĩa:
“Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất
Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.”
Cuộc sống cơ cực là thế, nhà bà bị bom Mĩ giội bay mất, những nơi linh thiêng phục vụ đời sống tinh thần con người nói chung và của bà nói riêng như chùa chiền cũng bay. Người bà lại một mình bươn trải với cuộc sống bằng nghề bán trứng. Còn gì vất vả hơn những gian khổ bà trải qua? Đạn bom không hủy diệt đi sức sống của bà mà nó khiến cho bà càng trở nên kiên cường, mạnh mẽ. Sự mạnh mẽ ấy chính là sự mạnh lẽ của những con người anh hùng, vĩ đại.
Thời gian thoăn thoắt thoi đưa, chẳng mấy chốc cậu bé năm nào đã trưởng thành:
“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.”
Tác giả xót xa, ân hận vì cho đến tận khi trưởng thành mới thấu hiểu được nỗi cơ cực, sự hi sinh của bà. Khi người cháu muốn báo ơn thì người bà đã không còn nữa. Khổ thơ là sự đau đớn, giằng xé đến ngậm ngùi vì mất đi một người thân yêu, gần gũi nhất. Khi người cháu đi lính trở về, muốn được nhìn thấy, báo đáp công ơn của bà thì “bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”, niềm xúc động đã vỡ òa bật thành tiếng khóc nức nở. Có ai không động lòng xúc động, không nghẹn ngào tiếng nấc trước cảnh tượng đó. Sự ân hận đã trở nên muộn màng, day dứt tâm can tác giả.
Bằng giọng điệu chân thành, sâu sắc và sự thành công khi sử dụng phép đối giữa hai bờ hư - thực, giữa bà ngoại với tiên, Phật, thánh, thần và giữa sự hiếu động, vô tư của người cháu với những cơ cực, hi sinh của người bà đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Nguyễn Duy không cần mượn một hình ảnh biểu tượng nào thể hiện tình cảm với người bà mà ông đã trực tiếp biểu lộ tình cảm ấy qua hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo. Chính điều đó đã để lại những dư âm vang vọng trong lòng độc giả.
5. Phân tích bài Đò Lèn hay
Nguyễn Duy – một nhà thơ tiêu biểu có sự đóng góp rất lớn trong nền thơ ca Việt Nam. Ông là một người mồ côi cha mẹ sớm nên cảm xúc của ông khi nhớ về tuổi thơ của mình thật gần gũi và nó gắn bó trong cả quãng đời của ông, và những cảm xúc ấy đã tạo cho ông những nguồn cảm hứng để viết lên bài Đò Lèn.
Đò Lèn được viết nhân dịp một lần ông về thăm lại quê hương, những kỷ niệm về nơi đây vọng lại trong kí ức của tác giả, ông nhớ lại những kỷ niệm xưa bên bếp lửa cùng những kỷ niệm khác khi sống bên người bà của mình. Những kỷ niệm đó có vui, có buồn, chúng đan xen nhau tạo lên những cung bậc cảm xúc dạt dào và thầm kín sâu lắng.
Nguyễn Duy là một người lính thông tin tham gia vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nên trong thơ của ông chúng ta cũng bắt gặp nhiều lần những hình tượng về người lính, đặc biệt là trong những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh với quê hương đất nước. Ở đó ông không đi tìm những vẻ đẹp hoành tráng, kiêu hùng, mĩ lệ mà thay vào đó ông lại thường chú ý đến những vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, đời thường, thấm sâu trong từng ký ức tuổi thơ, đó là nỗi vất vả, cực nhọc trong lao động của người nông dân trong kháng chiến. Và ở Đò Lèn cũng vậy, cả bài thơ như một miền ký ức có vui vẻ, có hồn nhiên nhưng xen kẽ ở đó cũng có những ký ức về một thời chiến tranh tàn phá ác liệt. Tuy nhiên đọc thơ của Nguyễn Duy không phải để buồn mà là để suy ngẫm, để chiêm nghiệm, thế nên giọng thơ được viết lên rất thoải mái, đôi chỗ mặc dù thực tế vô cùng tàn khốc, bi thương nhưng ông cũng dùng cái giọng thơ hóm hỉnh để che lấp đi cái điều tiêu cực ấy, rồi hướng người ta về một thứ tình cảm khác thiêng liêng đó là tình thân. Xuyên suốt Đò Lèn là những hoài niệm của tác giả. Hai khổ thơ đầu là nhũng kỷ niệm về tuổi thơ của tác giả với những năm tháng rong chơi, hồn nhiên rất chân quê mộc mạc.
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng “
Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã nói về nỗi nhớ thương trong tâm hồn mình và hình ảnh đó đã tạo lên những cảm xúc, những nỗi nhớ da diết, dâng trào và đọng lại trong trái tim của ông một cách sâu sắc. Trong những câu thơ đầu tiên, hình ảnh người cháu hiện lên rất rõ, đó là một đứa trẻ tinh nghịch, thích thú với những trò chơi dân gian phổ biến, lúc thì đi bắt cá lúc bắt chim sẻ, những hình ảnh đó hiện lên thật sinh động và tràn đầy niềm vui. Qua những hồi ức trên ta thấy, nhà thơ đã có một tuổi thơ rất đẹp, rất đúng nghĩa. Các địa danh cụ thể như cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng được nhắc đến thật gần gũi và gắn bó chặt chẽ với tuổi thơ của tác giả, mang đậm đà nét văn hóa làng, xã của Việt Nam – cái mà đã làm lên Đất Nước theo những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Thêm vào đó, cái chất thôn quê, dân dã, bình dị, quen thuộc còn hiện lên thông qua những chi tiết về phong tục tập quán đặc trưng của người Việt xưa trong cảnh “xem lễ đền Sòng ” và thấm đượm hồn quê với “ với điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng “, đâu đó còn vấn vương cả mùi nhang trầm linh thiêng, cùng với hương thơm của huệ trắng tinh khiết cao nhã. Hình ảnh Cùng với “chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng” nói lên cái cảnh nghèo khó, bình dị, đơn sơ nhưng qau đó cũng phản ánh tâm hồn trong sáng, thuần phác, hồn nhiên của một cậu bé chân quê, đại diện cho cả một làng quê xưa. Bấy nhiêu đó thôi cũng đủ khiến cho người ta hoài niệm, tự hào và thêm yêu thương, trân trọng những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Tuổi thơ Nguyễn Duy tuy nghèo khó, vất vả, thiếu thốn đủ thứ nhưng ông vẫn được rong chơi, nghịch ngợm trải nghiệm như thế là nhờ có sự gánh vác, trông nom của người bà. Trong tâm trí của Nguyễn Duy người bà ngoại chính là hình ảnh gần gũi, thân thuộc nhất, để mỗi khi nhắc về ông lại mang những cảm xúc ngổn ngang, là nỗi ân hận, xót xa, là nỗi niềm xót xa bà mình sao khổ cực quá.
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn “
Tác giả phải nhẹ thốt lên với giọng đầy hối hận và xót xa “ Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế” . Nhưng điều ấy chẳng thể trách được, bởi với một đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn, sự ngây thơ, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và cái tính nghịch ngợm, ham chơi của cậu bé đã không thể suy nghĩ được nhiều đến thế. Chỉ đến khi đã lớn, trưởng thành và đã đi chinh chiến xã xôi, cậu bé ấy mới như bừng tỉnh, giật mình nhớ về hình dáng người bà năm xưa đã tảo tần nuôi, vất vả mình khôn lớn. Ký ức như một cuốn băng cũ chậm rãi đưa tác giả trở về với những hình ảnh ố vàng do vết bụi của thời gian đó là những ngày “ bà mò cua xúc tép ở đồng Quan “, là những hôm “ bà đi gánh chè ở Ba Trại” , hay những đêm lạnh gót chân bà “thập thững “. Hình tượng người bà này cũng chính là đại diện cho đức tính hi sinh, chịu thương chịu khó, sẵn sàng dang đôi vai gầy gồng gánh hết khổ cực, một lòng lòng hi sinh vì con cháu của người phụ nữ Việt Nam xưa. Có lẽ hình ảnh người bà cùng những cảm xúc của Nguyễn Duy trong đoạn thơ này cũng giống với Bằng Việt thể hiện trong bài thơ Bếp lửa qua câu “ Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Đó là tấm lòng yêu thương, hết mực kính trọng và nỗi xót xa thương cho những nỗi khó nhọc mà bà ngoại mình đã phải trải qua trong suốt cả cuộc đời, để cho đứa cháu có được một tuổi thơ êm đềm hạnh phúc, vô lo vô nghĩ như bao đứa trẻ khác. Tình cảm của bà ngoại dành cho ông qua đôi mắt của tác giả thật ấm áp, dịu dàng và thanh khiết vô cùng.
“ Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm “
Nhà thơ đứng giữa “bờ hư – thực” để nghĩ về bà, dùng tấm lòng trong suốt, sự tinh tế trong tâm hồn để cảm nhận về bà và tình cảm của bà, bà luôn dành cho cháu thứ tình cảm nhân từ, độ lượng, đầy yêu thương. Trong những ngày tháng đói mòn, đói mỏi bà đã nhường cháu “ củ dong riềng luộc sượng” , cháu ăn vào mà như ăn cả tình thương ấm áp, dịu dàng của bà. Bên cạnh đó lại thấy phảng phất “mùi huệ trắng hương trầm” thiêng liêng, quẩn quanh tràn đầy trong ký ức. Cái mùi thơm của huệ trắng cùng với mùi thơm của nhang trầm ấy đã trở đi trở lại hai lần trong bài thơ, nó như ôm lấy một tuổi thơ nghèo khó nhưng chan chứa tình cảm của Nguyễn Duy, tựa như tình thương, ánh mắt hiền từ, nhân hậu, độ lượng như tiên như phật của bà đang dõi theo bước chân cháu cả cuộc đời, khiến cháu cứ mãi nhớ thương.
“ Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn “
Rồi chiến tranh quét ngang qua làng xóm ấy, nhà thơ đã khéo léo dùng một cái chất giọng hóm hỉnh để diễn tả cái cảnh khốc liệt, hoang tàn ấy, hòng làm cho câu thơ nhẹ nhàng hơn, tha thiết hơn nhưng vẫn khắc sâu trong lòng người đọc với những hình ảnh ác liệt mà bom đạn đã để lại. “nhà bà tôi bay mất” / “đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền”, những điều tàn khốc ấy qua giọng thơ của tác giả lại cảm thấy rất nhẹ nhàng, bình thản và đến cười ra nước mắt với câu thơ rất hồn nhiên, thơ ngây “ thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết “. Tất cả đã đi hết chẳng còn lại gì nhưng vẫn còn bà ngoại, bà vẫn ở đó, bà trụ vững hơn cả nhà cửa, chùa chiền, kiêng cường hơn cả thánh, cả Phật, bà vẫn ở lại đây để mưu sinh và vẫn “ đi bán trứng ở ga Lèn” , để nuôi đứa cháu trai bé bỏng còn thơ dại. Thực sự, chỉ có thứ tình cảm ruột thịt, thứ tình cảm thiêng liêng máu mủ, tấm lòng hi sinh, sức chịu đựng của người bà, của người phụ nữ Việt Nam mới mạnh mẽ và kiên cường đến vậy, dù cho là mưa bom bão đạn, có là mưa sa bão táp, hay gian khó cuộc đời có bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng bao giờ đánh sập được.
Một thời ký ức đã qua, khi cháu đã lớn lên, trưởng thành, đã bước ra chiến trường ngàn dặm xa xôi, cháu mới hiểu và biết thương bóng hình bà khó nhọc, kiên cường, nhưng khi cháu trở về thì đợi cháu chỉ còn lại nấm mộ đã xanh cỏ từ lâu. Bà dù có mạnh mẽ, có kiên cường như thế nhưng cũng không chống đỡ nổi bước đi của thời gian. Khi cháu đã lớn khôn, đã biết nghĩ suy, đã hiểu được nỗi vất vả của bà thì cũng không còn sự bảo bọc chở che của bà nữa. Nguyễn Duy trở về quê hương, trở về với người bà kính yêu, với những xóm làng quen thuộc thời thơ ấu, mọi thứ dường như cũng đã đổi thay ít nhiều và bà cũng chẳng còn ở đó nữa.
“ Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi “
Nỗi xúc động dâng trào nhìn dòng sông xanh biếc đại diện cho quê hương, cho làng xóm. Chiến tranh đã qua đi ít lâu, quê hương trở lại vẻ thanh bình vốn có, cùng với niềm tiếc nuối, nỗi ân hận muộn màng vì không biết trân trọng, yêu thương khi bà còn ở bên cạnh mà chỉ biết rong chơ, đùa nghịch. Giờ đây bà đã không còn ở đây mà đã về với cõi thần tiên, dưới gối Phật tổ, chỉ để lại một nấm cỏ xanh khiến cho tác giả không khỏi ngậm ngùi, xót thương, cùng nỗi hối hận không thôi, hối hận về một tuổi thơ đã quá vô tâm không để ý đến mắt bà đã mờ, lưng bà đã mỏi, chân bà đã run, đôi tay bà cũng trở nên thô sần theo năm tháng. Khổ thơ cuối này, dường như Nguyễn Duy muốn thức tỉnh tâm hồn người đọc, khiến mỗi chúng ta phải giật mình ngẫm lại bản thân xem liệu mình đã thực sự biết yêu thương, biết trân trọng người thân và những người mình yêu thương đang hiện diện bên cạnh chúng ta chưa. Và điều đó mang đến một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc, nhắn nhủ người đời rằng: “ Hãy học cách trân trọng, biết ơn những gì bạn đang có, trước khi để thời gian dạy cho bạn biết phải trân trọng những gì bạn đã từng có “.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Ngông nghênh tuổi trẻ đọc hiểu
Đọc hiểu Một con sông chảy qua thời gian
Hai biển hồ đọc hiểu
Anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống
Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam
Trình bày suy nghĩ của anh, chị về sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống
Gió lào cát trắng đọc hiểu có đáp án
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 12
Đoạn văn cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phụ sinh về tinh thần
(3 đề) Việt Nam đất nước ta ơi đọc hiểu
So sánh thân phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám trong Một bữa no và Tư cách mõ
Đề thi văn THPT quốc gia 10 năm gần đây
So sánh Gió lạnh đầu mùa và Áo Tết
(19 mẫu) Mở bài Những đứa con trong gia đình siêu hay