Bộ đề minh họa Ngữ văn 12 Kết nối tri thức cấu trúc mới 2025
Tải đề minh họa Ngữ văn 12 KNTT có đáp án
Bộ đề ôn luyện Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là 8 đề minh họa môn Ngữ văn 12 sách mới Kết nối tri thức theo đúng hướng dẫn của Bộ giáo dục, bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề minh họa Ngữ văn 12 Kết nối tri thức có đáp án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, giúp các em củng cố kiến thức Ngữ văn tốt hơn.
Đề minh họa Văn 2025 dưới đây là đề minh họa môn Văn 2025 file Word được thiết kế theo đúng cấu trúc mới theo quy định của Bộ giáo dục. Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn với ngữ liệu văn học đa dạng sẽ giúp các em nâng cao và cải thiện tri thức Ngữ văn của mình.
Đề thi Ngữ văn 12 cấu trúc mới
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Trăng
(1)Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ…
Im lìm, không dám nói năng chi.
(2)Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng,
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá,
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang.
(3)Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Cho gió du dương điệu múa cành;
Cho gió đượm buồn, thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.
(4)Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.
(Xuân Diệu, Thơ mới 1932-1945 tuyển chọn, NXB Văn học, 2004, tr. 113)
Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ Trăng.
Câu 2: Hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả trăng trong khổ thơ cuối của bài thơ Trăng.
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong những dòng thơ sau: Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Câu 4: Nhận xét tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ Trăng.
Câu 5: Anh/chị hãy so sánh điểm khác nhau trong mối quan hệ giữa trăng và người ở những câu thơ sau:
“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người, nhưng chẳng bớt bơ vơ.”
(Trăng – Xuân Diệu)
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)
Phần II. Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ làm rõ đặc điểm của yếu tố tượng trưng trong bài thơ Trăng của Xuân Diệu
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Nick Vujicic “Những thách thức trong cuộc sống là để làm vững mạnh thêm niềm tin của chúng ta. Chúng không phải để vùi dập chúng ta”.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
| 1 | Nhân vật trữ tình: tôi (tác giả) Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm | 0,5 |
2 | Những từ ngữ miêu tả trăng trong khổ thơ cuối: trăng sáng, trăng xa, trăng rộng Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án : 0,5 điểm - Trả lời đúng 1 hình ảnh: 0,25 điểm | 0,5 | |
3 | Biện pháp tu từ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: đàn những ánh tơ xanh – Tác dụng: + Nhằm làm cho lời thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị biểu cảm + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy thay vì sử dụng giác quan thính giác (âm thanh) để cảm nhận tiếng đàn thì tác giả sử dụng “những ánh tơ xanh” là từ chỉ thị giác. Qua đó cho thấy tình yêu trong thơ Xuân Diệu như một khu vườn đầy màu sắc, là bản hòa ca của mọi âm thanh say đắm lòng người. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được phép tu từ: 0,25 điểm - Trả lời được tác dụng về mặt nghệ thuật: 0,25 điểm - Trả lời được tác dụng về mặt nội dung: 0,5 điểm HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. | 1,0 | |
4 | - Cảm xúc của nhân vật trữ tình: Xao xuyến, bâng khuâng, ngượng ngùng, chăm chú lắng nghe những rung động của tạo vật và tâm hồn lứa đôi, có chút cô đơn mơ hồ. – Nhận xét: + Đó là những cảm xúc rất mơ hồ, khó nắm bắt nhưng được tác giả gợi tả một cách tinh tế. + Thể hiện một cái tôi nhạy cảm, luôn khát khao giao cảm với tạo vật và con người nhưng luôn có cảm giác cô đơn. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời sai/ Không trả lời: 0 điểm HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. | 1,0 | |
5 | So sánh điểm khác nhau trong mối quan hệ giữa trăng và người – Thơ Xuân Diệu: Trăng làm cho con người ý thức rõ hơn về tâm hồn mình: bơ vơ, cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. – Thơ Hồ Chí Minh: Trăng đã vượt qua song sắt nhà tù đến với Bác, đối diện đàm tâm như người bạn tri âm tri kỉ. Hướng dẫn chấm: - HS chỉ ra được nét khác nhau: 1,0 điểm - HS ko trả lời: 0 điểm | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 6,0 |
| 1 | Viết đoạn văn nghị luận (200 chữ) làm rõ đặc điểm của yếu tố tượng trưng trong bài thơ Trăng của Xuân Diệu | 2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Yếu tố tượng trưng | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Đoạn văn cần nêu được các ý chính sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận - Yếu tố tượng trưng trong bài thơ "Trăng": hình ảnh trăng + Tượng trưng cho tình yêu và những cảm xúc sâu lắng của người thơ. + Trăng được miêu tả như một người phụ nữ đẹp, mặt trăng sáng rực rỡ như ánh mắt người phụ nữ, tóc trăng dài như tóc người phụ nữ. + Sự kết nối giữa trăng và tình yêu, giữa thiên nhiên và con người. - - Tượng trưng này giúp tạo nên một không gian thơ mộng, lãng mạn và sâu lắng, khiến người đọc cảm nhận được sự đẹp đẽ và tinh tế trong tình yêu. + Yếu tố tượng trưng cũng giúp tác giả truyền đạt thông điệp về tình yêu và sự hoàn hảo của người phụ nữ mà anh yêu quý. | 0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: yếu tố tượng trưng - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. | 0,5 | ||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ | 0,25 | ||
| 2 | Viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Nick Vujicic “Những thách thức trong cuộc sống là để làm vững mạnh thêm niềm tin của chúng ta. Chúng không phải để vùi dập chúng ta” | 4,0 |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Những thách thức trong cuộc sống là để làm vững mạnh thêm niềm tin | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận. 1. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn. 2. Thân bài: * Giải thích vấn đề nghị luận - Những thử thách trong cuộc sống: là những khó khăn, gian nan, những vấp ngã và trở ngại cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà con người phải đối mặt trong cuộc sống. - Vững mạnh thêm niềm tin: củng cố niềm tin tạo động lực cho con người, bồi dưỡng ý chí, nghị lực, khát vọng. Từ đó giúp con người hình thành các mục tiêu, dự định, hướng đi đúng đắn cho tương lai. - Vùi dập: đè nén, chèn ép một cách thô bạo khiến cho con người gục ngã buông xuôi mất đi ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân và cuộc sống. -> Câu nói của Nick Vujicic hoàn toàn đúng đắn đã khích lệ động viên và khẳng định vai trò, sức mạnh của niềm tin, ý chí, nghị lực của con người có thể vượt qua và chiến thắng mọi thử thách, trở ngại, gian nan của cuộc sống. * Bàn luận: - Những thử thách trong cuộc sống luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội, là động lực để con người phấn đấu và vươn lên để tăng trưởng và phát triển bản thân. - Trước những thử thách trong cuộc sống, con người luôn có niềm tin, ý chí nghị lực, lạc quan, sẵn sàng đương đầu với khó khăn để vượt qua những gian lao thử thách. Nhờ đó, đường đi đến thành công của họ sẽ trở nên rút gọn và dễ dàng … ( dẫn chứng ) - Trước những thử thách trong cuộc sống con người không có sự vững mạnh về niềm tin và để cho những khó khăn vùi dập, chúng ta sẽ là những con người thất bại, đánh mất cơ hội của bản thân và thành công đến với chúng ta là điều quá xa vời… -> Khẳng định sức mạnh của niềm tin, ý chí nghị lực con người không được để cho những thử thách vùi dập, khuyến khích mọi người phát triển tinh thần vượt khó để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và trưởng thành hơn… - Phê phán những người thiếu ý chí nghị lực niềm tin, đầu hàng gục ngã trước khó khăn bất hạnh của cuộc sống để cho những khó khăn vùi dập hoặc không đủ tinh thần để đứng dậy sau khi gặp trắc trở. 3. Kết bài: - Phải biết chấp nhận thử thách, không được để chúng vùi dập chúng ta, thẳng thắn đối diện, không đầu hàng trước thử thách. - Cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để vượt qua những trở ngại trên đường đi… | 1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1,5 | ||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
Đề minh họa Ngữ văn 2025
Đề 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌA | KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 Bài thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)
|
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Đến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai. Ông bố vợ đã tưởng không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì hai đứa bé cũng không thể đi mà Dần thì đang khóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không chịu nổi. Ông đành kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy.
Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần sồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách. Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ…”
(Trích truyện ngắn “Một đám cưới”, in trong cuốn “Nam Cao – Tác phẩm, tập 1”, NXB Văn học, Hà Nội 1977)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định ngôi kể được tác giả lựa chọn sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những chi tiết nói về thời điểm diễn ra “đám cưới nghèo” được tác giả nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ trong câu văn: “Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai”.
Câu 4. Hãy khái quát diễn biến tâm trạng của nhân vật Dần khi chuẩn bị về nhà chồng và trên đường về nhà chồng.
Câu 5. Cảm nhận của anh/chị về tình cảnh của người nông dân trong những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 được diễn tả trong đoạn trích.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi.
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt…”
(Trích bài thơ “Giục giã”, in trong cuốn “Xuân Diệu – Thơ và lời bình”, Nguyễn Đức Quyền biên soạn, NXB Thanh niên, 2001, tr.193)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cách cảm nhận về thời gian của nhà thơ Xuân Diệu qua đoạn thơ trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Hiện nay, bạo lực học đường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lí của lứa tuổi vị thành niên. Hãy viết bức thư (khoảng 600 chữ) gửi cho Ban chấp hành Đoàn thanh niên của nhà trường để trao đổi về vấn đề này.
------------- HẾT --------------
Đáp án xem trong file tải về.
Đề 2
ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025
Bài thi: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài : 120 phút không kể phát đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
HOA CỎ MAY
(Xuân Quỳnh)
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.
Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?
(Thơ Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 2020, Hà Nội)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ thứ nhất.
Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ:
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?
Câu 4. Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa cỏ may” trong bài thơ trên.
Câu 5. Nhận xét cách cảm nhận thiên nhiên mùa thu của Xuân Quỳnh trong bài thơ trên.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích một nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh.
Câu 2. (4,0 điểm)
Nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2025, Đoàn Trường phát động hoạt động “Xuân yêu thương - Tết sẻ chia” nhằm gây quỹ tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn vui xuân, đón tết. Với tư cách là một Đoàn viên ưu tú, anh/chị hãy viết một bài phát biểu (khoảng 600 chữ) để hưởng ứng hoạt động trên.
---------------------------------------Hết------------------------------------------
Đáp án xem trong file tải về.
Bộ đề ôn luyện Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức cấu trúc mới
ĐỀ MINH HỌA SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Sức mạnh của niềm tin không có gì là ma thuật hay bí ẩn cả. Niềm tin, tức thái độ “Tôi- tin-là-tôi-có-thể”, luôn lan tỏa một sức mạnh, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn và tiếp thêm nghị lực cho ta. Khi bạn tin rằng tôi-có-thể-làm-được thì cách-thức-thực-hiện sẽ xuất hiện.
Có không ít bạn trẻ bắt đầu một công việc mới mỗi ngày trên khắp thế giới. Mỗi người đều “mơ ước” một ngày nào đó, mình sẽ vươn đến đỉnh cao của sự nghiệp. Điều đáng tiếc là phần lớn những bạn trẻ này lại chưa tin hẳn vào bản thân mình. Chính nếp nghĩ “tôi-không- thể” đã hạn chế khả năng sáng tạo và khiến họ không tìm ra được con đường thích hợp để vươn lên. Đây là lề thói suy nghĩ thường thấy ở những người “bình thường”.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít bạn trẻ dám tin rằng họ sẽ thành công. Họ bắt tay vào công việc bằng một thái độ tích cực: “Tôi đang-vươn-đến-đỉnh-cao đây!”. Và với niềm tin lớn lao ấy, họ đã thành công. Bằng suy nghĩ không-gì-là-không-thể, những người trẻ này quan sát và học hỏi cách làm việc của thế hệ đi trước. Họ tìm hiểu cách tiếp cận vấn đề, cách ra quyết định cũng như thái độ làm việc của những người thành đạt. Thật vậy, bí quyết cần-phải-thực-hiện- như-thế-nào luôn đến với những ai tin rằng mình có thể làm được.
(Trích Dám nghĩ lớn, Ph. D David J. Schawartz, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2021, tr. 12-13)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Chỉ ra các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo văn bản, điều đáng tiếc của phần lớn những bạn trẻ trên khắp thế giới là gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về những tác động của lề thói suy nghĩ thường thấy ở những người “bình thường” đối với những bạn trẻ?
Câu 4. Những lí lẽ trong đoạn mở đầu được người viết sử dụng nhằm mục đích gì? Anh/chị hãy phân tích tác dụng của thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn (1) để chứng minh.
Câu 5. Anh/Chị có suy nghĩ gì về câu văn: Và với niềm tin lớn lao ấy, họ đã thành công? Từ đó hãy trình bày thông điệp mà mình rút ra từ văn bản.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định: Vẫn hoài nghi thì vẫn còn thất bại (David J. Schwartz, Dám nghĩ lớn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2021, tr. 17).
Câu 2. (4,0 điểm)
Trong tác phẩm Tháng Ba - Rét nàng Bân, nhà văn Vũ Bằng viết:
...Nhưng đến tháng ba thì trời đất quả là kỳ ảo.
Bảo rằng tháng ấy còn rét, không đúng, mà bảo hết rét rồi cũng không đúng nữa.
Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. Ngủ dậy lúc còn tối trời, anh ngồi uống nước trà đợi trời sáng thì uống chưa xong ấm nước, anh bỗng thấy có những đám mây hồng từ phía đông kéo tới giữa một nền trời xanh ngăn ngắt một mầu. Ở đằng sau nhà, chim hót ríu ran, đánh thức những người còn đang thiêm thiếp. Anh mở cửa nhìn ra ngoài thì lá cây sạch bong ra, lóng lánh như ở trong một phim ảnh mầu tuyệt đẹp: sương móc ban đêm rửa hoa lá cỏ cây, rửa cả cát bụi trên các nẻo đường thành phố.
Giẫm một đôi giầy lên trên đất mịn màng, anh cảm thấy cái mát mẻ của đất, của sương vương trên cỏ thấm vào lòng anh y như thể anh đi chân không vậy. Chim vẫn hót ríu ran. Anh nhìn lên trời thì từ những đám mây hồng tỏa ra một thứ ánh sáng trắng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm cây nội cỏ. Anh tự nhủ: “Hôm nay chắc nắng to”. Anh sửa soạn một bộ quần áo mỏng để mặc cho nhẹ nhõm và dễ chịu.
Thì quả nhiên, đến buổi trưa nắng thực, nhưng đi lên lầu ngủ vừa dậy, anh cảm thấy có một cái gì rất lạ xảy ra. Anh nhắm mắt lại, nằm lặng yên nghe ngóng, để xem cái tiếng reo ở ngoài vườn vọng lại là tiếng gì mà đến bất thình lình và xôn xao như vậy. Thì ra đó là tiếng reo của gió, của mây, của cây, của lá: chính trong khi ta đương mộng về Tây Phàn(1) với mấy cô nàng sơn cước, trời đã chuyển bất ngờ, đương nắng thành râm, và chỉ trong khoảnh khắc, rét của cuối chạp, đầu xuân đã trở về trên cánh gió, giữa một khoảng trời tháng ba nắng ấm.
Cái tháng Ba ở Bắc có những ngày huyền ảo như thế đấy. Nếu là người thích ví von, anh có thể ví tháng ấy với một cô gái có sắc đẹp nghiêng thành nghiêng nước.
Ðẹp đến nghiêng nước nghiêng thành thì có quyền làm nũng như Dương Quý Phi làm nũng vua Ðường Minh Hoàng: không đau răng cũng nhăn mặt cho thêm xinh, mà ví có đau răng thực thì phải ăn trái lệ chi mà quân sĩ phải rong ngựa đi năm sáu ngày trời mới mong kiếm được. Yêu Quý Phi quá, thì Quý Phi càng làm nũng, mà Ðường Minh Hoàng lại càng sủng ái Quý Phi hơn. Thì người Bắc đối với tháng Ba cũng vậy: yêu cái nắng ấm của tháng Ba nhưng cũng yêu cái rét đột ngột của tháng Ba, mà nếu ví dụ trong tháng ấy có ngày nào nắng chói chan làm cho “chó già le lưỡi"”thì cũng cứ yêu luôn, yêu không kì quản. Người đẹp mà làm nũng thì lại càng đẹp hơn.
Tôi yêu tháng Ba đất Bắc một phần vì thế và tôi không muốn tin rằng cái rét tháng Ba có thể làm cho “bà già chết cóng”. Tôi chỉ thích nghĩ rằng cái rét đôi khi bất ưng trở về với tháng Ba là một cái rét thơ mộng, cái rét của một trời đầy hương và ngát hoa, trong đó có những chàng trai mặc quần đỏ ngồi bên án sách ngâm thơ [...]
(Thương nhớ ở ai, NXB Văn học, Hà Nội, 2008, tr. 56-58)
Anh/Chị hãy phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút trong đoạn trích trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, bác bỏ. | 0,5 | |
2 | Điều đáng tiếc của phần lớn những bạn trẻ trên khắp thế giới là: chưa thực sự tin tưởng vào chính bản thân mình. | 0,5 | |
3 | Tác động của lề thói suy nghĩ thường thấy ở những người “bình thường” đối với những bạn trẻ: - Chỉ ra lề thói suy nghĩ thường thấy đó là: chưa tin hẳn vào bản thân mình. - Tác động: Khiến người trẻ rụt rè, thiếu can đảm, mạnh dạn trong công việc, hạn chế tính sáng tạo, thể hiện mình, đánh mất nhiều cơ hội, v.v.. | 1,0 | |
4 | - Những lí lẽ trong đoạn mở đầu được người viết sử dụng nhằm mục đích: Nêu rõ tác động tích cực của niềm tin và khẳng định niềm tin luôn có ở mỗi người. - Tác dụng của thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn mở đầu: + Sử dụng thao tác lập luận giải thích: Niềm tin, tức thái độ “tôi tin là tôi có thể, v.v.. + Tác dụng: Diễn giải, cắt nghĩa được khái niệm niềm tin, củng cố thêm luận điểm mở đầu. | 1,0 | |
5 | - Suy nghĩ về câu văn: + Khẳng định niềm tin là quan trọng trong công việc và cuộc sống. + Những người có niềm tin luôn là những người thành công. - Thông điệp: Luôn có trong mình niềm tin vào công việc và những lĩnh vực khác trong xã hội. | 1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nhận định: Vẫn hoài nghi thì vẫn còn thất bại | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của niềm tin. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Niềm tin đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi người. Nó giúp cho con người mạnh dạn, tự tin hơn, dám thử thách, dám nghĩ, dám làm để hướng tới cuộc sống tốt đẹp sau này. Hoài nghi làm cho người ta thối chí, nản lòng, không dám xông pha, thử thách, bỏ lỡ nhiều cơ hội, con người trở nên rụt rè, thiếu can đảm, sống | 0,5 |
cuộc sống khép mình. Từ đó có nhận thức và hành động thực tiễn đóng góp vào xã hội. | |||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. | 0,5 | ||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút trong đoạn trích. | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tùy bút trong đoạn trích. | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. * Giới thiệu đặc trưng của thể loại tùy bút: - Là tác phẩm văn xuôi trữ tình, tự sự phi hư cấu. - Ghi lại cảm xúc chủ quan về sự việc và con người; thể hiện tâm hồn, cái tôi độc đáo của tác giả. - Thường có sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và trữ tình. * Biểu hiện yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích: - Yếu tố tự sự: Kể về những cảm nhận của “anh”; sự si tình, sủng ái của bậc quân vương với mĩ nhân, so sánh với sự quyến rũ của cái rét đột ngột tháng Ba;... - Yếu tố trữ tình: + Sự việc được chọn miêu tả (tháng Ba). + Sự vi diệu của trời đất khi thời tiết thay đổi. + Ngôn ngữ: Lời kể giàu tính từ, từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh, chất thơ, hình ảnh liên tưởng, giọng văn nghẹ nhàng, dư ba, v.v.. + Cảm xúc mãnh liệt của tác giả. - Tác dụng: Tăng sức hấp dẫn, đa giọng điệu, gợi những cảm xúc tinh tế ở độc giả, làm nổi bật nỗi nhớ và tình yêu mùa xuân, v.v.. | 1,0 |
- Đánh giá chung: Giàu giá trị nghệ thuật, thành công về nội dung. Làm bật lên vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời kì ảo và lãng mạn. | |||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1,5 | ||
đ. Diễn đạt Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
ĐỀ MINH HỌA SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Có một câu nói là: “Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại, hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.”
Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.
Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.
Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển khả năng hành động không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty. Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.
Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên".
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2018, tr.115)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Trong văn bản, tác giả sử dụng các thao tác lập luận nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích.
Câu 4. Theo tác giả: Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên. Anh/Chị cần chuẩn bị hành trang gì để phát triển bản thân? Vì sao?
Câu 5. Nêu suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của tác giả trong câu văn: Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay.
Câu 2. (4,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh tuổi trẻ trong đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về sự hi sinh cao cả của lớp thế hệ thanh niên ngày nay.
Tuổi trẻ của tôi
mười tám, hai mươi
trong và tinh khiết như nước suối đá
khỏe và mơn mởn như mầm lá
rộng và dài như mơ ước, yêu thương
vươn lên và bền vững như con đường
gắn vào đất, tạc vào mặt đất
Tuổi trẻ như sao trời mát mắt
khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên
và cháy bùng như lửa thiêng liêng
khi giặc giã đụng vào bờ cõi
dẫu rụng xuống, vẫn chói lên
lần cuối gọi dậy những lớp người
dẫu rụng xuống, bầu trời không trống trải
trong mắt người sao vân mọc khôn nguôi…
(Trích Con đường của những vì sao, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Trọng Tạo tuyển tập - Thơ và nhạc, Tập một, NXB Văn học, 2019, tr. 549-550)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Phong cách ngôn ngữ: Chính luận. | 0,5 | |
2 | Các thao tác lập luận trong văn bản: Giải thích, bình luận, chứng minh. | 0,5 | |
3 | - Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ. - Tác dụng: + Nhấn mạnh thế hệ trẻ chủ động, dấn thân, không ngại khó khăn gian khổ để vượt qua giới hạn của bản thân. + Làm cho câu văn thêm sinh động, tăng giá trị biểu cảm. | 1,0 | |
4 | - Cần chuẩn bị: tri thức và kĩ năng để phát triển bản thân. - Vì: Những tri thức giúp ta có những suy nghĩ đa chiều, hiểu biết sâu rộng để tự tin hơn; kĩ năng giúp ta thích nghi được trong những môi trường mới. Để làm được vậy cần phải đọc sách và học hỏi. | 1,0 | |
5 | - Ý kiến xác đáng, trí lí. - Lí do: Người trẻ không có năng lực hành động sẽ không thể phát huy những thế mạnh của mình trong tương lai, phát triển bản thân như giao tiếp, CNTT, ... | 1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Biến ý tưởng thành hành động. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Ý tưởng là những gì có trong suy nghĩ, hành động là việc biến ý tưởng thành thực tiễn. Câu nói nhằm nhấn mạnh sự khó khăn trong việc thực hiện ý tưởng của bản thân; thành công luôn là hành trình dài, vì vậy phải biết kiên trì và làm đến cùng những ý tưởng; đồng thời nên nhìn nhận đúng đắn những khó khăn của bản thân và thời đại để ý tưởng không hoài phí; v.v.. | 0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 |
- Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. | |||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Cảm nhận về hình ảnh tuổi trẻ trong đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về sự hi sinh cao cả của lớp thế hệ thanh niên ngày nay. | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận hình ảnh của tuổi trẻ và vai trò của lớp trẻ ngày nay. | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. - Hình ảnh của tuổi trẻ: Đẹp, giàu sức sống, có cách nhìn đa chiều về tuổi trẻ với những khát khao và lý tưởng cống hiến. - Nhận xét: Đó là lý tưởng cao đẹp, biết hi sinh, cống hiến sức trẻ của mình cho đất nước và quê hương. * Nghệ thuật: - Cách tạo hình độc đáo, sáng tạo. - Sử dụng biện pháp tu từ so sánh linh hoạt. - Cách sử dụng từ ngữ, lựa chọn hình ảnh giàu cảm xúc. | 1,0 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1,5 | ||
đ. Diễn đạt Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
.........................
Để xem toàn bộ nội dung 5 đề thi Ngữ văn lớp 12 cấu trúc mới bộ Kết nối tri thức, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đọc hiểu Đất nước ở trong tim
Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người
Đọc hiểu Những viên đá lẻ
Đáp án đề khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024
Kết bài hay cho các tác phẩm văn học 12 2024
Top 5 bài cảm nhận Những đường Việt Bắc của ta siêu hay
Đọc hiểu Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu
(Bài 1-9) Tri thức Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bộ đề minh họa Ngữ văn 12 Kết nối tri thức cấu trúc mới 2025
29/07/2024 10:51:00 SAGợi ý cho bạn
-
(19 mẫu) Mở bài Những đứa con trong gia đình siêu hay
-
Nghị luận gặp gỡ những người tử tế là điều vô cùng giá trị
-
(Lần 2) Đề thi thử Văn Bắc Giang 2024 có đáp án
-
So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Hoàng hạc lâu và Tràng giang
-
Tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh
-
Thủ vĩ ngâm đọc hiểu
-
Đọc hiểu Những viên đá lẻ
-
Đọc hiểu bình yên bên mẹ
-
(Chính thức) Đề thi thử Văn sở Kiên Giang 2024 có đáp án
-
Trình bày suy nghĩ của anh, chị về sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27