Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh Diều
Đề thi giữa kì 1 Văn 12 có đáp án
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh Diều trong bài viết sau đây của Hoatieu là mẫu đề tham khảo kì thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 sách mới có đáp án chi tiết. Đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn Văn được thiết kế với các nội dung kiến thức bám sát chương trình sách giáo khoa mới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
- Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
- Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện lớp 12
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh Diều
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong cuộc sống, có những người dù có tài và học thức cao nhưng vẫn không thành công. Ngược lại, có những người tuy rất bình thường nhưng thành công vẫn luôn mỉm cười với họ. Chuyện thành - bại, hay được - mất phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi chúng ta. Ai đó từng nói rằng "tương lai thuộc về người biết đón nhận và giữ lấy nó". Thật vậy, không ít người dù trong khó khăn vẫn luôn tìm thấy cơ hội cho mình, nhưng cũng không ít người khi cơ hội đến, họ lại chần chừ, rồi bỏ qua vì ngại gian khổ. Có người vượt qua trở ngại bằng thái độ lạc quan, lại có người chao đảo bởi những ý nghĩ tiêu cực. Bởi vậy, không quá khi nói rằng thái độ đóng vai trò quyết định chuyện thành - bại của mỗi người.
Không đơn giản là yếu tố thuộc về cảm xúc, cũng không phải là kết quả của bất kỳ tác động bên ngoài nào, thái độ là yếu tố thuộc về nhân sinh quan của chúng ta. Thái độ quyết định cách chúng ta hành động, quyết định sự gắn bó khắng khít trong các mối quan hệ. Nó có khả năng biến trở ngại thành cơ hội, chuyển thất bại sang thành công. Một thái độ đúng đắn sẽ mở ra một tương lai tươi sáng, khiến cho cuộc sống hiện tại tràn đầy sức sống và tin yêu. Đó chắc chắn không phải là cái đích quá xa so với khả năng của con người. Chỉ cần một vài điều chỉnh nhỏ, bạn hoàn toàn có thể xoay chuyển mọi việc theo chiều hướng tốt đẹp.
(Trích từ cuốn Thái độ quyết định thành công - Wayne Cordeiro - NXB Tổng hợp thành phố HCM, 2016)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các thao tác lập luận trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, chuyện thành - bại, hay được - mất phụ thuộc rất lớn vào điều gì?
Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp trong câu văn Thái độ quyết định cách chúng ta hành động, quyết định sự gắn bó khắng khít trong các mối quan hệ?
Câu 4. Anh/Chị rút ra được bài học gì sau khi đọc ngữ liệu trên?
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những biểu hiện của thái độ sống tích cực trong giới trẻ hiện nay.
Câu 2. (4.0 điểm)
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh tâm trạng của hai người lính trong hai đoạn trích sau:
[…]Chính lúc này, đứng bên Nhẫn và Lượng trước cái vẻ bề ngoài hết sức yên tĩnh của tập đoàn cứ điểm Khe Sanh có gần một vạn quân Mỹ và ngụy chiếm giữ, Kinh chợt nhớ như in trong óc cái mùi nhàn nhạt của sương mù miền Tây Bắc, và tiếng vồ nện đất của những người lính đóng cối xay cứ chan chát, chan chát, khua động cả khu rừng. Ngày đó chiến trường Điện Biên Phủ cũng mang một vẻ yên tĩnh như thế này. Ngày 10 tháng chạp năm 1953 trung đoàn Kinh tiến quân vào phía bắc Điện Biên Phủ. Sau cuộc hội ý trung đoàn ủy cấp tốc bên đường hành quân, trung đoàn liền bỏ đường 41 để rẽ ngang, băng mình xuyên sâu vào giữa những cánh rừng rậm rạp và hoang vu phía tây. Cả trung đoàn chỉ có một đồng chí cán bộ địa phương người Thái dẫn đường. Nhưng chỉ đi được một chặng, đồng chí cán bộ địa phương cũng không còn biết lối mà đi nữa. Đó là những ngày trước khi mở chiến dịch, hằng mấy tháng trước, quân ta được lệnh đóng cái chốt ngã ba Păm Lót cấp tốc ngăn không cho địch ở Điện Biên Phủ tháo chạy sang Lào. Bộ đội sống và chiến đấu giữa rừng sâu, lại chỉ được tiếp tế toàn thóc, cả trung đoàn phải tìm cách đóng cối xay thóc lấy mà ăn.
(Nguyễn Minh Châu, Dấu chân người lính 1, NXB Thanh niên, 1975, tr.98- 99)
[…]Suốt đêm tôi trôi dạt trong bể khổ thời Mậu Thân. Khi tỉnh dậy thì ngoài cửa sổ trời đã tảng sáng, và lưu ảnh cuối cùng đọng trong tâm trí là cảnh tượng đau thương rùng rợn ấy: Hòa gục ngã giữa tráng cỏ và đằng sau bọn Mỹ xô tới, vây xúm lại, trần trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, phì phò thở, giằng giật, nặng nề hộc rống lên… Toàn thân tôi lạnh giá nhưng đẫm mồ hôi, cổ họng đau rát vì mê hoảng la hét, môi rớm máu, cúc áo ngủ đứt tung, ngực bị móng tay cào xoạc da. Và trái tim tôi run rẩy nhói đau, hồi hộp đập dồn như treo trên đầu sợi chỉ. Trở về sau chiến tranh, cho đến tận bây giờ, tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, ngày này qua ngày khác, đêm thâu này thấu đêm thâu kia thử hỏi đã bao năm ròng?
(Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh 2, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1991, t.r 43)
1“Dấu chân người lính”: cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho sự nghiệp văn chương của Nguyễn Minh Châu và văn chương sau Cách mạng tháng Tám nói chung. Lần theo bước chân của những người lính, nhà văn đưa độc giả trở về những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đầy oanh liệt của dân tộc. Trong đó, Chính ủy Kinh là người dạn dày kinh nghiệm, gần gũi, đầy yêu thương, đức độ. Đoạn trích kể lại tâm trạng của ông khi chuẩn bị tham gia trận đánh chống Mĩ - ngụy.
2 Nhân vật chính trong “Nỗi buồn chiến tranh” là Kiên, một anh bộ đội bước ra từ cuộc chiến với chấn thương tâm hồn nặng nề trước những hi sinh, mất mát, đổ vỡ do chiến tranh gây nên và trước khả năng mai một của trí nhớ cộng đồng về một thời kì lịch sử đặc biệt đã qua. Do những thúc bách nội tâm, anh thành người viết – nhà văn. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là một chiến sĩ trong những trang viết của Kiên. Đoạn trích kể lại tâm trạng của “tôi” ở thời hậu chiến.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn 12 Cánh Diều
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| Đọc hiểu | 4,0 |
| Câu 1 | - Thao tác lập luận: Phân tích, bình luận Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời/ trả lời không đúng: 0 điểm | 1,0 |
| Câu 2 | Theo tác giả, chuyện thành - bại, hay được - mất phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi chúng ta. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời/ trả lời không đúng: 0 điểm | 1,0 |
| Câu 3 | - Tác dụng của phép điệp: - Điệp từ “quyết định” + Nhấn mạnh vai trò của thái độ sống đối với cách thức sống và hành động của mỗi người. + Tăng sức biểu đạt, tạo âm hưởng, nhịp điệu nhấn mạnh nội dung. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý của đáp án: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: 0 điểm | 1,0 |
| Câu 4 | Bài học rút ra từ văn bản miễn là tích cực và liên quan đến vấn đề , sau đây là gợi ý : Điều chỉnh hành vi, thói quen xấu để xây dựng lối sống tích cực, sống lạc quan, tin yêu… | 1,0 |
II |
| Viết | 6,0 |
| Câu 1 | Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng (150 chữ) nêu những biểu hiện của thái độ sống tích cực trong giới trẻ hiện nay. | 2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn -Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. -Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Biểu hiện của thái độ sống tích cực trong giới trẻ hiện nay. | 0,25 | ||
|
| c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: Xác định được các ý phù hợp để làm rõ Biểu hiện của thái độ sống tích cực trong giới trẻ hiện nay, sau đây là một số gợi ý: - Giới trẻ hiện nay đa số đã biết xây dựng cho mình một thái độ sống tích cực, ý nghĩa. Điều này được thể hiện qua một số biểu hiện sau: + Có nhận thức đúng đắn, tích cực: Có ý thức xây dựng hình ảnh và giá trị cho bản thân; ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và cộng đồng xã hội. + Có hành động cụ thể, thiết thực: - Tuy vậy, cũng có không ít bạn trẻ chưa xây dựng cho mình thái độ sống tích cực: còn ham chơi, đua đòi, sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. - Rút ra bài học nhận thức và hành động. | 0,5 |
|
| d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. | 0,5 |
|
| đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn | 0,25 |
|
| e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ | 0,25 |
Câu 2 | Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh tâm trạng của hai người lính trong hai đoạn trích từ tiểu thuyết “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu) và “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh) | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,25 | ||
|
| b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: so sánh tâm trạng hai nhân vật người lính trong hai đọan trích.
| 0,5 |
|
| c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: Xác định được các ý chính của bài viết, sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Giới thiệu vấn đề nghị luận: khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. - Triển khai vấn đề nghị luận: + Điểm giống nhau trong tâm trạng của hai người lính ++ Cả hai đoạn văn đều sử dụng phương thức tự sự với biểu cảm, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, tập trung khắc họa những suy tư, hồi tưởng của nhân vật. + Điểm khác nhau: ++ Nhân vật người lính trong đoạn truyện Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu) là một chính ủy, chuẩn bị tham gia trận đánh Mĩ- ngụy, đang hồi tưởng lại trận đánh ở Điện Biên Phủ, với niềm tự hào. Nhân vật được kể ở ngôi thứ ba, điểm nhìn toàn tri. Nhân vật người lính trong đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh): là một người lính ở thời hậu chiến với những nỗi niềm day dứt, dằn vặt về “khuôn mặt” chiến tranh, nhân vật là “con người nếm trải”, xung đột giữa các ý thức xã hội. Nhân vật được kể ở ngôi thứ nhất, điểm nhìn hạn tri, sử dụng bút pháp “dòng ý thức”. + Lý giải sự giống và khác nhau về tâm trạng của hai nhân vật người lính: ++ Nguyên nhân của sự giống nhau: Cả hai đều là những người lính tham gia kháng chiến chống Mĩ, gắn bó với đồng đội. ++ Nguyên nhân của sự khác nhau: Mỗi nhà văn có cách thể hiện cái nhìn riêng của mình về hình ảnh người lính. Người lính trong đoạn truyện Dấu chân người lính được xây dựng với bút pháp lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Người lính trong đoạn truyện của Nỗi buồn chiến tranh được xây dựng với bút pháp “dòng ý thức” khắc họa tâm trạng luôn cật vấn đến đau đớn về những tổn thương, mất mát của người lính thời hậu chiến. * Đánh giá - Cả hai nhân vật góp phần làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm. - Hai nhân vật đều thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật. | 1,5 |
|
| d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Triển khai ít nhất 3 luận điểm để làm rõ vấn đề cần nghị luận - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. | 1,0 |
|
| đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 |
|
| e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, vận dụng kiến thức lí luận phù hợp,... | 0,5 |
|
| TỔNG ĐIỂM | 10,0 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
So sánh Mây trắng còn bay của Bảo Ninh và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
So sánh, đánh giá nét tương đồng và khác biệt giữa Bí ẩn của làn nước và Sống chết mặc bay
(2 đề) Cuộc chia ly màu đỏ đọc hiểu
So sánh 2 tác phẩm truyện Tư cách mõ và Đêm làng Trọng Nhân
So sánh thân phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám trong Một bữa no và Tư cách mõ
So sánh nhân vật Điền và Hộ trong hai đoạn trích
Dạng đề so sánh 2 đoạn thơ
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 12
Nêu nội dung của hai dòng thơ: tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ
So sánh hình tượng người phụ nữ trong Tự tình 2 và Thuyền và biển
Ngừng viện cớ đọc hiểu (có đáp án)
Thủ vĩ ngâm đọc hiểu
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống
Suy nghĩ về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống