So sánh thân phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám trong Một bữa no và Tư cách mõ
So sánh thân phận người nông dân trong Một bữa no và Tư cách mõ
Số phận của những người nông dân trước cách mạng tháng 8 là một trong những đề tài được rất nhiều nhà văn lựa chọn trong đó có Nam Cao. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu dàn ý so sánh thân phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám trong Một bữa no và Tư cách mõ sẽ là gợi ý bổ ích để các bạn nắm được các ý chính cần nêu khi so sánh 2 tác phẩm trên.
Dàn ý so sánh thân phận người nông dân trong Một bữa no và Tư cách mõ
Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh thân phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám trong hai đoạn trích Một bữa no và Tư cách mõ.
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích vấn đề nghị luận
- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
LĐ1: Khái quát về đề tài, chủ đề:
- Nam Cao miêu tả cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn: Ám ảnh về cái đói, sự tha hóa và biến chất của con người.
- Nam Cao đã phản ánh chân thực cuộc sống khốn khổ, bần cùng của người nông dân ở Việt Nam trước cách mạng; cảm thông, thương xót trước nỗi cơ cực của họ, đồng thời đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc - vấn đề nhân phẩm con người.
LĐ2: Thân phận người nông dân trước cách mạng:
* Thân phận anh cu Lộ:
- Gia cảnh và phẩm chất trước khi nhận công việc làm mõ: Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, tử tế; là một con người hiền lành, chịu khó, đầy lòng tự trọng.
- Sự thay đổi của nhân vật từ khi nhận công việc làm mõ:
+Trước ánh nhìn, lời nói và thái độ mỉa mai, khinh bỉ của dân làng, lúc đầu Lộ hối hận vì đã nhận làm mõ, cảm thấy ngượng nghịu, xấu hổ, nhục nhã, muốn lảng tránh: “Tai hắn vẫn đỏ như cái hoa mào gà, và mặt hắn thì bẽn lẽn muốn chữa thẹn”, “ra vẻ ung dung”...
+ Về sau: Lộ cảm thấy “phấn khích”, có ý định “chọc tức” và “trả thù” những kẻ đã khinh hắn, làm nhục hắn, quàng vào hắn “tư cách mõ” tham lam, đê tiện bằng cách trở thành “mõ” thực thụ: “Từ đấy... cho khỏe đi”.
+ Sự “tiến bộ” của nhân vật trong nghề làm mõ: dân làng càng khinh bỉ, làm nhục hắn; Lộ càng trở nên tham lam, đê tiện: “...mõ hơn cả những thằng mõ chính tông”...
- Nhận xét và đánh giá chung về nhân vật:
Nhân vật Lộ trước khi trở thành mõ thật đáng quý, đáng trọng; khi trở thành mõ rồi thật đáng ghét, đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Qua sự tha hoá đó, nhà văn đã thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước xã hội đương thời và gửi gắm triết lí nhân sinh sâu sắc.
* Thân phận bà cụ:
- Xuất thân: Là một người nông dân nghèo, người phụ nữ góa chồng, dành suốt đời để nuôi con, nuôi cháu.
- Hoàn cảnh, số phận nhân vật:
+ Khi con lớn thì “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”, con dâu bỏ đi, để lại bà với đứa cháu nhỏ; bà phải bán cháu gái nhỏ để có tiền sinh sống, trải qua cảnh ốm thập tử nhất sinh; sống một mình, nghèo đói và già yếu, bệnh tật → Cuộc sống của bà là một chuỗi ngày tháng cơ cực, khổ đau.
+ Đánh mất hết liêm sỉ, nhân phẩm của mình để cúi đầu xin ăn trong lúc tuổi xế chiều, khi đã “gần đất xa trời”.
+ Ra đi trong sự đau khổ, tủi nhục
* Nhận xét và đánh giá chung về nhân vật:
- Bà lão đại diện cho người nông dân nghèo, có số phận bất hạnh trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Thông qua nhân vật, Nam Cao không chỉ thể hiện sự xót xa và thương cảm đối với những người nghèo khổ mà còn lên án những bất công và tội ác của bọn cường quyền. Đồng thời, kêu gọi và nhấn mạnh về sự cần thiết của sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội, khẳng định sự cần thiết của việc quyết liệt đấu tranh chống lại hiện thực để giữ gìn phẩm giá con người.
LĐ3: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhà văn đi sâu vào miêu tả, phân tích sâu sắc thế giới tinh thần của nhân vật, thể hiện đời sống tinh thần bên trong thông qua hình thức độc thoại nội tâm; sử dụng ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại:
+ Hòa quyện giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật
+ Có sự chuyển hóa, trao đổi từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật, khiến nhân vật đối diện với chính mình tự phơi bày, tạo ra những cuộc tranh luận ngầm, bộc lộ ý kiến cá nhân của nhân vật về vấn đề nhân cách con người.
LĐ4: Nhận xét về hình tượng người nông dân thông qua hai đoạn trích “Một bữa no” và “Tư cách mõ”:
- Giống nhau:
+ Số phận bi kịch.
Giá trị vật chất >< Phẩm giá con người
Phản kháng số phận >< Buông xuôi
+ Cả hai đều ám ảnh bởi cái đói.
+ Đều bị tha hóa về phẩm chất.
- Khác nhau:
Tuy cả hai nhân vật đều rơi vào bi kịch bị tha hóa, nhưng mỗi một nhân vật lại có những nguyên nhân tha hóa khác nhau:
+ Anh cu Lộ: Xuất thân là một người nông dân nghèo, hiền lành, chân chất bị xã hội “khinh bỉ, coi thường”. Khi có quyền lực trong tay, nhân vật anh cu Lộ bị tha hóa bởi quyền lực trở nên tham lam, bần tiện và ngông cuồng.
+ Bà cụ:
- Đến cuối đời khi bị tha hóa bà cụ vẫn sống trong cảnh nghèo túng cho tới khi chết. Bà lão chết vì miếng ăn – “một bữa no” cũng là bữa ăn cuối cùng của bà, một bữa ăn nhục nhã.
* Ý nghĩa của việc so sánh:
- Con người cần vượt qua thực tế tầm thường và đầy nghịch cảnh để khẳng định nhân cách và phẩm chất của chính mình; Qua sự tha hóa của nhân vật, gửi gắm bài học về quy tắc ứng xử: cách chúng ta cư xử với người khác có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của người đó.
- Khẳng định giá trị của sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội, sự cần thiết của việc quyết liệt đấu tranh chống lại hiện thực để giữ gìn phẩm giá con người.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
So sánh 2 tác phẩm truyện Tư cách mõ và Đêm làng Trọng Nhân
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
So sánh nhân vật Điền và Hộ trong hai đoạn trích
(2 đề) Cuộc chia ly màu đỏ đọc hiểu
Dạng đề so sánh 2 đoạn thơ
So sánh, đánh giá nét tương đồng và khác biệt giữa Bí ẩn của làn nước và Sống chết mặc bay
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công