So sánh, đánh giá nét tương đồng và khác biệt giữa Bí ẩn của làn nước và Sống chết mặc bay
So sánh nét tương đồng và khác biệt của 2 tác phẩm Bí ẩn của làn nước và Sống chết mặc bay
Bí ẩn của làn nước và Sống chết mặc bay đều là những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Bảo Ninh và Phạm Duy Tốn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý so sánh, đánh giá nét tương đồng và khác biệt giữa Bí ẩn của làn nước và Sống chết mặc bay để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo nếu gặp dạng đề bài tương tự.
Dàn ý so sánh Bí ẩn của làn nước và Sống chết mặc bay
Đề bài:
Viết bài văn nghị luận (600 chữ) so sánh, đánh giá một nét tương đồng, một nét khác biệt trong 2 đoạn trích từ 2 truyện ngắn sau đây.
(1) Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh)
...Nước đã ngập làng. Tôi vê, kịp dìu vợ leo lên mái. Mái nhà tranh của vọ chồng tôi bị lôi đi trong đêm đen. Đến khi mái ra sắp rã tan ra thì ơn trời nó vướng vào thân đa trước đình làng. Đã cả một đám đông bám trên các cành. Nhiều bàn tay chìa xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên. Vợ tôi ôm khư khư đửa con mới sinh, nhất định không để tôi bế đỡ.
- Con trai... con trai mà... con trai... Để yên em ẵm, anh vụng...
Nhiều giờ trôi qua. Mưa tuôn, gió thổi. Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn. Cây đa đầy người hơn. Tôi mỏi nhừ. Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây. Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt.
Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôi. Một giọng nghẹn sặc với lên: Cứu mẹ con tôi mấy... cứu mấy, người ơi...
Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thống. Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra. Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm. Cành đa kêu rắc, chao mạnh. Vợ tôi ối kêu một tiếng thảng thốt, và "ùm", con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, sa xuống làn nước tối tăm.
- Con tôi...! - Vợ tôi hét rú lên và lao ngay lập tức xuống nước hòng chụp lấy con.
Tôi phóng mình theo. Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh. Tôi vớ kịp thằng con, nhao vội lên, trao nó cho những bàn tay đang chìa xuống, rồi lại lặn tiếp ngay để cứu vợ. Nhiều người phi xuống theo để trợ sức tôi... Tôi tỉnh lại, thấy trời sáng rồi và đã tạnh mưa. Tôi nằm trong khoang một ca nô cứu nạn đầy ắp người. Hồi đêm, tôi đã vật lộn điên dại quyết sống mái một phen với làn nước giết người, nhưng tôi đã thua cuộc. Ưa ra cả máu tai máu mũi mà không những không cứu nổi vợ, đến thi thể cô ấy tôi cũng không tìm thấy. Khi ca nô quân đội tới, mọi người đã phải dùng sức để buộc tôi rời mặt nước. Kiệt sức, tôi ngất đi. Khổ đau, tôi tỉnh dậy, nước mắt nóng rực, tê nhói. Một chị phụ nữ chen tới bên tôi, lên lời an ủi:
- Phận chị ấy đã vậy, thôi thì anh phải nén lòng lại, giữ sức khỏe mà nuôi con. Ơn trời, anh còn kịp cứu được cháu. Chao ôi, vừa kịp khóc chào đời đã trải một cơn kinh hoàng hú vía. Anh coi con anh này. Cứ như không. Đã bú, đã ngủ rồi đây này. Ngoan chưa này... Ôi chao, nó tè dầm rồi này.
Chị nựng nịu, và từ từ giở bọc chăn chiên đang ủ kín con tôi. Chị thay tã cho nó. Tôi nhìn, chết lặng.
Con tôi... - Tôi khóc, đỡ lấy bọc chăn, - Con tôi!
Thời gian trôi qua và triển nước trôi đi, tôi đã có tuổi và con gái tôi đã thành một thiếu nữ. Nó là đứa con của làn nước, điều bí mật ấy, không ai hay, kể cả con gái tôi cũng không thể biết. Chỉ có dòng sông biết.
(Bảo Ninh, Những truyện ngắn, NXB Trẻ, 2021)
(2) Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên lên to quá, khúc đê làng... thuộc phủ... xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật thảm.
Than ôi. Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất, ấy lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà chống với mưa to gió lớn, để bảo thủ lấy tính mạng, gia tài, thế thời quan cha mẹ ở đâu?
Thưa rằng: đang ở trong đình kia. Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nào cũng không việc gì.
Trong đình đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chẽm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông chốc chốc lại phe phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay chực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng... trông mà thích mắt.
Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu mọi người không dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: "Điếu mày", tiếng tên lính hầu thưa: "Dạ"; tiếng thầy đề hỏi: "Bẩm bốc", tiếng quan lớn truyền: "ừ". Kẻ này "Bát sách! ăn". Người kia "thất văn".... "Phỗng", lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh. [...]
(Nguyễn Cừ, Phạm Duy - Phạm Duy Tốn tác phẩm chọn lọc, NXB Văn học, 2002)
Gợi ý
Mở bài
- Giới thiệu 2 tác phẩm và tác giả cần so sánh; vấn đề (điểm chung giữa 2 tác phẩm đề yêu cầu so sánh).
- Nêu bình diện cần so sánh và vị trí của chúng đối với tác phẩm dư luận.
Thân bài
* Điểm chung ở 2 tác phẩm (dùng hình ảnh/chi tiết giàu ý nghĩa):
- Thể loại: truyện ngắn.
- Bồi cảnh, tình huống gay cấn, nguy hiểm bởi thiên tai, lũ lụt.
→ 2 tác giả chọn thể loại truyện ngắn và bối cảnh lũ lụt để phản ánh cuộc sống và bản chất con người.
- Phong cách hiện thực; tư tưởng nhân đạo (xót thương thảm cảnh con người trước thiên tai...).
* Điểm khác biệt:
- Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn: tố cáo sự vô nhân đạo, bất nhân của bọn quan lại, mang đậm giá trị hiện thực, nhân đạo cao cá về tình người.
- Bí ẩn của làn nước - Bảo Ninh: Trong những tình huống nguy nan, ranh giới sống chết chỉ như sợi tóc, con người vẫn có thể sống yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, thậm chí hy sinh cả sinh mạng cho người khác, cao thượng, nhân hậu.
* Lý giải sự khác biệt: căn cứ vào hoàn cảnh ra đời của 2 tác phẩm, góc nhìn và sự sáng tạo của mỗi nhà văn.
Kết bài
- Nhận thức, đánh giá của cá nhân về ý nghĩa của từng tác phẩm (bình diện đã so sánh ở trên).
- Đánh giá sự đóng góp, thành công của từng nhà văn (rút ra từ phần phân tích trên) đối với nền văn học.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích nhân vật Điền trong Giăng sáng
Tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh
Trình bày về so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện trang 41
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Thạch Sanh
So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Hoàng hạc lâu và Tràng giang
So sánh, đánh giá hai đoạn trích Hai lần chết (Thạch Lam) và Dì Hảo (Nam Cao)
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
So sánh 2 tác phẩm Chí phèo và Vợ nhặt
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 12
Đoạn văn cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phụ sinh về tinh thần
(3 đề) Việt Nam đất nước ta ơi đọc hiểu
So sánh thân phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám trong Một bữa no và Tư cách mõ
Đề thi văn THPT quốc gia 10 năm gần đây
So sánh Gió lạnh đầu mùa và Áo Tết
(19 mẫu) Mở bài Những đứa con trong gia đình siêu hay