Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện lớp 12

Viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện là một trong những nội dung bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 sách mới. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được các bước trong quy trình viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện để từ đó làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm truyện xét trên một số phương diện nội dung và hình thức cụ thể theo mục đích và phạm vi đã xác định.

Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện cùng với các dạng đề cụ thể để các em có thêm tài  liệu tham khảo khi làm dạng bài viết này.

Tìm hiểu yêu cầu viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

1. Nêu được mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

2. Trình bày được các thông tin khái quát về hai tác phẩm truyện.

3. Làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm truyện xét trên một số phương diện nội dung và hình thức cụ thể theo mục đích và phạm vi đã xác định.

3. Rút ra được những nhận xét, đánh giá cần thiết, phù hợp về hai tác phẩm truyện căn cứ vào kết quả so sánh.

4. Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá hai tác phẩm truyện thông qua việc so sánh.

Dàn ý chung so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện

1. Mở bài

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng so sánh: tên hai tác phẩm, hai tác giả.

- Nêu vấn đề cần so sánh.

2. Thân bài

* Đoạn văn khái quát chung

- Giới thiệu vài nét về hai tác giả (Nếu là tác giả được học trong chương trình hoặc được giới thiệu trong đề thi).

- Giới thiệu vài nét về hai tác phẩm:

+ Hoàn cảnh ra đời (Căn cứ vào phần chú thích giới thiệu trong để thi).

+ Đề tài, cốt truyện, nhân vật chính (Căn cứ vào văn bản).

- Khái quát điểm giống và khác nhau được thể hiện qua hai tác phẩm/ đoạn trích.

* Luận điểm 1. Điểm giống nhau của hai tác phẩm đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

+ Điểm giống về nội dung: Đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật, giá trị hiện thực, nhân đạo,... của hai tác phẩm truyện.

+ Điểm giống về nghệ thuật: Ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu,... của hai tác phẩm truyện.

* Luận điểm 2. Điểm khác nhau của hai tác phẩm/ đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

- Điểm khác nhau về nội dung:

+ Tác phẩm/ đoạn trích 1: Tư tưởng chủ đề của tác phẩm có gì khác? Số phận cuộc đời, vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong tác phẩm có gì khác? Nét mới về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tư tưởng chủ đề của tác phẩm?

+ Tác phẩm/ đoạn trích 2: Nét khác biệt về tư tưởng chủ đề của tác phẩm là gì? Hình tượng nhân vật có số phận cuộc đời, vẻ đẹp như thế nào? Có điểm khác biệt như thế nào? Nét mới về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm?

- Điểm khác nhau về nghệ thuật:

+ Tác phẩm/ đoạn trích 1: Ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu,...

+ Tác phẩm/ đoạn trích 2: Ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu,...

* Luận điểm 3. Lí giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa.

- Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt?

+ Bối cảnh thời đại.

+ Đặc trưng thi pháp của thời kì/ giai đoạn văn học.

+ Phong cách nghệ thuật riêng của tác giả.

- Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:

+ Sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả, đặc trưng thi pháp của thời kì/ giai đoạn; xu thế chung của thời đại.

+ Sự độc đáo, đa dạng trong phong cách nghệ thuật. Sự phong phú của nền văn học.

* Đoạn văn đánh giá

- Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

- Khẳng định sự đóng góp của hai tác phẩm, hai tác giả.

3. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.

So sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Hai lần chết và Dì Hảo

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề.

2. Thân bài:

* Khái quát chung:

- Giới thiệu hai tác giả hai tác phẩm: Nếu Nam Cao là nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 thì Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn. Truyện ngắn “Hai lần chết” của và “Dì Hảo” là những tác phẩm tiêu biểu về đề tài người phụ nữ của hai nhà văn.

- Khái quát điểm giống và điểm khác nhau: Hai đoạn trích đã gặp nhau ở đề tài, tư tưởng chủ đề, hình tượng nhân vật cùng những nét độc đáo về nghệ thuật như ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ. Thế nhưng bên cạnh những - điểm giống nhau đó, hai đoạn trích, hai tác phẩm vẫn mang những nét độc đáo riêng biệt bởi lẽ người nghệ sĩ không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình.

* So sánh, đánh giá hai tác phẩm:

- Luận điểm 1. Điểm giống nhau của hai đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

+ “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó.”. Hai trích đoạn truyện ngắn của Thạch Lam và Nam Cao đã gặp nhau trước tiên ở giá trị tư tưởng.

++ Cả hai đoạn trích đều viết về đề tài người nông dân nghèo mà cụ thể là người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nửa thực dân. Qua số phận cuộc đời đầy đau khổ bất hạnh của người phụ nữ, Thạch Lam và Nam Cao lên tiếng tố cáo sự bất công ngang trái của xã hội và thể hiện sự cảm thông, xót xa, thương yêu cùng niềm trân trọng ngợi ca, bênh vực những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nửa thực dân.

++ Hình tượng nhân vật trung tâm ở hai đoạn trích là Dì Hảo và Dung. Đó đều là những người phụ nữ có số phận cuộc đời bất hạnh. Từ nhỏ họ đã phải chịu cảnh thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu thốn tình cảm của mẹ cha. Đến khi lớn lên, lấy chồng, họ đều phải lao động quần quật, chịu sự đánh đập, hành hạ.

+ Điểm giống về nghệ thuật: Cả hai đoạn trích đều sử dụng ngôi kể thứ ba, có sự kết hợp giữa các điểm nhìn như điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong, bút  pháp tả thực với cách miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, khiến nỗi đau của người phụ nữ càng được khắc sâu, tô đậm.

- Luận điểm 2. Điểm khác nhau của hai tác phẩm/ đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

+ Văn học là lĩnh vực của sự độc đáo, chính vì thế ở mỗi một đoạn trích, người đọc đều cảm nhận được những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật.

++ Đoạn trích “Hai lần chết” khắc hoạ số phận khổ đau, bất hạnh của nhân vật Dung trước sự ghẻ lạnh của mẹ đẻ và sự cay nghiệt của mẹ chồng. Nàng bị chính mẹ đẻ gả bán cho một nhà giàu để lấy mấy trăm đồng bạc và bị mẹ chồng đối xử không khác gì kẻ ăn người ở trong nhà. Đoạn trích “Dì Hảo” khắc hoạ số phận của một người phụ nữ bất hạnh, mồ côi cha, phải sớm đi làm con ở, phải chung sống với một người chồng cờ bạc, vũ phu, không những không được yêu thương mà còn bị khinh ghét, đánh đập. Đó còn là người phụ nữ phải chịu nỗi đau mất con, nỗi đau bị bệnh tật giày vò.

+ Điểm khác nhau về nghệ thuật: Đoạn trích “Hai lần chết” (Thạch Lam) có sự kết hợp - giữa điểm nhìn của người kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong cùng với ngôn ngữ, giọng điệu của người kể chuyện, của nhân vật. Nhân vật Dung được khắc hoạ qua những đoạn đối thoại với nhân vật người mẹ chồng. Vì thế, đoạn văn có sự đan cài của ngôn ngữ và giọng điệu của nhân vật người mẹ. Còn trong đoạn trích “Dì Hảo” (Nam Cao) là sự kết hợp giữa điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn bên trong, cùng với ngôn ngữ nửa trực tiếp. Những câu văn còn là chính những dòng suy nghĩ, độc thoại nội tâm của nhân vật để từ đó giúp người đọc cảm nhận rõ hơn tâm trạng đau đớn, tủi cực của nhân vật dì Hảo. Bên cạnh đó, nếu nhân vật Dung được tô đậm bởi tình huống nàng trẫm mình xuống sông để tự tử: “Nàng hoa mặt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một sự thoát nợ,”, thì nhân vật dì Hảo được tô đậm bởi chi tiết dì Hảo khóc: “Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.”.

- Luận điểm 3. Lý giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa

+ “Hai lần chết” và “Dì Hảo” đều là hai tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn 1930 - 1945, vì thế, cả hai tác phẩm đều có chung
bối cảnh đời sống xã hội.

+ Nam Cao và Thạch Lam đều là những nhà văn có tấm lòng nhân đạo cao cả, đều có chung quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”.

+ Tuy nhiên, cả hai đều là những nhà văn lớn với phong cách nghệ thuật độc đáo. Vì thế, hai tác giả tạo được dấu ấn riêng cho mình trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

+ Chính điểm gặp gỡ và nét độc đáo trong tư tưởng chủ đề, trong nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đã khẳng định giá trị tư tưởng nghệ thuật của hai đoạn trích nói riêng và hai tác phẩm nói chung. Từ đó, góp phần làm tỏa sáng cái tài, cái tâm của hai nhà văn, làm nên tính thống nhất, kế thừa, cùng sự phong phú đa dạng của văn học giai đoạn 1930 - 1945.

* Đánh giá:

- Hai đoạn văn tuy chỉ là hai lát cắt nhỏ trong thiên truyện ngắn của Nam Cao, Thạch Lam thế nhưng đã phản ánh chân thực số phận, cuộc đời của những người phụ nữ lao động nghèo khổ dưới chế độ xã hội phong kiến đầy những bất công ngang trái, từ đó cất lên tiếng nói tố cáo những quan niệm những định kiến cổ hủ về thân phận người phụ nữ trong xã hội, cùng sự thấu hiểu, cảm thông, trân trọng, yêu thương những người phụ nữ nhỏ bé, bất hạnh.

- Qua hai lát cắt trong “Hai lần chết” và “Dì Hảo”, người đọc càng thêm trân trọng tấm lòng và phong cách nghệ thuật độc đáo của hai bậc thầy truyện ngắn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.

So sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Mây trắng còn bay và Một người Hà Nội

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề.

Nguyễn Văn Siêu đã từng cho rằng : “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ, loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con
người”. Văn chương muôn đời là vậy, hướng về con người và vì con người. Và từ đoạn trích trong “Mây trắng còn bay” của nhà văn Bảo Ninh và “ Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải ta sẽ hiểu hơn về con người qua hai nhân vật bà cụ và cô Hiền.

2. Thân bài:

* Khái quát chung:

- Giới thiệu hai tác giả hai tác phẩm:

Đi giữa đại ngàn văn chương, nếu như Bảo Ninh xuất hiện với những suy tư nặng trĩu, những nỗi đau mất đi người thương ngay trước mắt, mà trải hết lòng vào trong áng văn. thì Nguyễn Khải lại mang đến cho văn chương nước nhà một ngòi bút giàu chất triết luận, nhưng thể hiện cảm hứng lãng mạn để ca ngợi con người và quan tâm đến số phận con người. Hai nhà văn - hai “ dấu vân tay riêng” để lại cho văn đàn một dấu triện đặc biệt.

* Nhân vật bà cụ trong đoạn trích 1:

- Một bà mẹ già nua, gầy guộc, bé nhỏ

- Số phận đáng thuơng: cuộc sống lam lũ, vất vả; chịu những thương đau và mất mát do chiến tranh

- Một người phụ nữ với tình yêu thương con, tình mẫu tử đẹp đẽ thiêng liêng.

=> Tiêu biểu cho số phận của những người mẹ, người vợ chịu nhiều nỗi đau bởi chiến tranh

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật

+ Khắc họa nhân vật qua những chi về ngoại hình, lời nói, hành động, cử chỉ, điểm nhìn…

+ Tự sự kết hợp với miêu tả + Lựa chọn chi tiết đặc sắc

+ Giọng xót xa, thương cảm + Đặt nhân vật vào tình huống độc đáo

* Nhân vật cô Hiền ở trong đoạn trích 2:

- Xuất thân từ một gia đình nề nếp, gốc Hà Nội

- Là một người phụ nữ thông minh, thức thời, tháo vát, luôn có ý thức giữ gìn nề nếp gia phong, yêu Hà Nội

- Thẳng thắn, giàu lòng tự trọng

=> Tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Hà Nội

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật: Hiện lên qua điểm nhìn của nhân vật Tôi, cái nhìn đa diện, đa chiều.. có sự đan xen giữa giọng tác giả và giọng nhân vật; giọng ngợi ca, ngưỡng mộ…

* So sánh, đánh giá hai tác phẩm:

- Luận điểm 1. Điểm giống nhau của hai đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

- Khắc họa nhân vật qua điểm nhìn của nhân vật “tôi”, tạo nên tính chân thực, khách quan, lời kể kết hợp tả, bình, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu,

- Những người phụ nữ hiện lên với những vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng

- Luận điểm 2. Điểm khác nhau của hai tác phẩm/ đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

- Khắc họa nhân vật bà Cụ, tác giả chú ý miêu tả những chi tiết bên ngoài, ngôn ngữ bình dị, mộc mạc hiện lên hình ảnh của người mẹ nông dân lam lũ, nghèo khổ với nhiễu nỗi đau -> từ đó thẻ hiện niềm cảm thương cho số phận của người phụ nữ, đồng thời bộc lọ rõ những trở trăn về số phận con người về chiến tranh

- Khắc họa nhân vật ở cái nhìn đa diện, đa chiều, ngôn ngữ đậm màu sắc triết lí -> hiện lên hình ảnh của người Hà Nội thuần túy không pha trộn -> Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của cô Hiền, của người Hà Nội

- Luận điểm 3. Lý giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa

- Hoàn cảnh sáng tác: sau 1975, quan tâm tới số phận con người, con người cá nhân, cái nhìn về đời tư, thế sự…

- Phong cách sáng tác

- Yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật

* Đánh giá:

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.

So sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Nhà mẹ Lê và Làm mẹ

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề.

“Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới" (Pautopxky). Văn học sinh ra để cho đời thêm hoa thơm trái ngọt, cho sự sống vút cao trên mỗi trang văn. Bước vào địa hạt văn học Việt Nam, ta không thể không nhắc tới hai nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Ngọc Tư. Bởi đó là hai tác giả, người trước, kẻ sau đã đóng những dấu triện riêng của mình vào nền văn học bằng những thiên truyện hấp dẫn của mình. Đặt 2 đoạn trích trong truyện “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam cạnh “Làm mẹ” của Nguyễn Ngọc Tư ta có thể thấy rõ hơn giá trị đặc sắc của mỗi tác phẩm cũng như sự tương đồng và khác biệt trong lối viết giữa hai tác giả.

2. Thân bài:

* Khái quát chung:

- Giới thiệu hai tác giả hai tác phẩm:

Thạch Lam (1910-1942), sinh ra tại Hà Nội, trong gia đình công chức gốc quan lại. Thuở nhỏ sống ở quê ngoại: phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ông là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Mỗi truyện của Thạch Lam như bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm trước biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. Truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” kể về cuộc đời nhiều đau khổ, nghèo đói của những người dân ngụ cư. Nổi bật trong đó chính là gia đình nhà mẹ Lê - một người mẹ nghèo, góa chồng và có mười một người con. Cuộc sống tăm tối, nghèo đói, làm bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cái nghèo cứ đeo bám, vì thương con mẹ Lê đi vay nhà ông Bá ít gạo.

Nhưng số phận trớ trêu, đã không được cho vay mẹ Lê còn bị ông Bá cho chó ra cắn. Từ vết thương ấy, mẹ Lê đã ra đi mãi mãi để lại những đứa con thơ dại.

Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm và biết rằng mình muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Truyện ngắn Làm mẹ được in trong “Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, do NXB Trẻ phát hành vào tháng 5 năm 2024. Truyện xoay quanh một quãng đời của nhân vật chính là dì Diệu nhưng khái quát lên được vẻ đẹp của lòng người nhân ái giữa muôn vàn khó khăn của cuộc sống. Dì Diệu lấy chú Đức chưa được bao lâu phải làm phẫu thuật vì khối u buồng trứng khiến dì không thể tự mình sinh con. Trải qua bao đau khổ, buồn bã, dì tìm được tia hi vọng khi chị Lành gánh nước thuê gần nhà vì hoàn cảnh gia đình mà đồng ý mang thai đứa bé hộ dì. Niềm vui đến với dì song hành với niềm hạnh phúc nảy nở trong chị Lành khi cái thai bắt đầu xuất hiện, lớn lên. Một ngày chị Lành bỏ đi mất, dì Diệu đau đớn kiếm tìm trong vô vọng và tự trách mình. Rồi khi chị Lành xuất hiện trở lại, dì Diệu vui mừng khôn xiết, quyết định đốt đi bản hợp đồng ngăn cách tình yêu của hai người mẹ dành cho đứa trẻ.

- Khái quát điểm giống và điểm khác nhau

* So sánh, đánh giá hai tác phẩm:

- Luận điểm 1. Điểm giống nhau của hai đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

- Thể loại: truyện ngắn thấm đượm chất trữ tình, chất thơ, giàu xúc cảm

- Đối tượng thẩm mĩ: là người phụ nữ với số phận, cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.

- Chủ đề: đều trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, tình mẫu tử thiêng liêng.
Quả thật, khi đặt hai đoạn truyện trong tác phẩm cạnh nhau, người đọc dễ dàng nhận thấy giữa chúng có không ít điểm tương đồng, gặp gỡ thú vị.

Trước hết hai đoạn trích trong hai tác phẩm có sự gần gũi về thể loại và đề tài. Cùng là truyện ngắn, thấm đượm chất trữ tình, chất thơ, giàu xúc cảm, ở mỗi trang viết, người đọc như cảm nhận được sự nâng niu, trân trọng của mỗi nhà văn với những niềm vui nhỏ bé, bình dị của con người. Hơn nữa, cả hai tác phẩm đều chọn đối tượng thẩm mĩ là người phụ nữ với số phận, cảnh ngộ khác nhau, nhưng đều mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.
Sự tương đồng trong lựa chọn thể loại và đề tài đã đưa đến sự gặp gỡ quan trọng và thú vị hơn: cả hai đoạn trích đều trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, tình mẫu tử thiêng liêng. Hình ảnh mẹ Lê hiện lên qua lời kể của Thạch Lam là phụ nữ đói nghèo, khổ sở nhưng có khổ đến mấy cũng không bỏ con, thà chịu đói, chịu rét, chịu hết tất cả sự khổ đau thì cũng nuôi con cho bằng được. Sự vĩ đại ấy, cứ âm thầm lặng lẽ, chịu đựng. Ngòi bút truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong “Làm mẹ” tái hiện trước mắt bạn đọc một nhân vật dì Diệu đời thường với hoàn cảnh riêng éo le, vì bệnh tật dì Diệu không thể làm mẹ, sinh con, ngày này qua tháng khác dì Diệu đau đáu, không yên. “Làm mẹ” đã để lại cho người đọc một tình mẫu tử thiêng liêng, tình người cao đẹp mà hai người phụ nữ (dì Diệu và chị Lành), hai người mẹ đã dành cho nhau, dành cho đứa con chung của mình. Hai câu chuyện về những cảnh ngộ khác nhau nhưng đều giống như ngọn gió mát lành xoa dịu tâm hồn người đọc, để rồi chúng ta thêm yêu thương những người phụ nữ của mình, để chúng ta biết trân trọng đấng sinh thành và tin tưởng vào vẻ đẹp tâm hồn của những người lương thiện.

- Luận điểm 2. Điểm khác nhau của hai tác phẩm/ đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

a. Đặc điểm nhân vật:

- Mỗi nhân vật một cảnh ngộ, số phận khác nhau:

+ Mẹ Lê trong thiên truyện của Thạch Lam bị cái nghèo đói đeo đẳng đến khổ sở, thảm hại

+ Hai người phụ nữ trong “Làm mẹ”:

++ Người đau khổ vì thân phận “đẻ thuê”, phải dứt ruột lìa xa đứa con chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, dầu không chung dòng máu.

++ Kẻ tủi phận, đắng cay vì mang thân phụ nữ mà không có được may mắn tận hưởng thiên chức làm mẹ, chỉ biết âm thầm thèm ước, khát khao

- Mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng:

+ Nếu người mẹ của mười một đứa con khiến ta hết mực yêu thương ở sự tần tảo, chịu thương chịu khó, dãi nắng dầm sương, không quản nhọc nhằn, đói khát để mang cho con hạt gạo, miếng cơm;

+ Thì người phụ nữ chưa một lần được gọi hai tiếng “mẹ ơi” của Nguyễn Ngọc Tư vẫn dư đầy sự nhân hậu, bao dung, vị tha và cao thượng; không chỉ khát con, yêu con, chị còn biết thấu cảm, sẻ chia với nỗi khổ đau của người khác; không vì lòng ích kỉ, vụ lợi mà cạn tình cạn nghĩa.

b. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ:

+ Thạch Lam ưa dùng thứ ngôn ngữ đậm chất nông dân thuần hậu, chất phác

+ Nguyễn Ngọc Tư lại khéo léo thổi vào ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật cái hơi thở tươi trẻ và hiện đại hơn

- Xây dựng hình tượng trung tâm:

+ Mẹ Lê – một người mẹ thôn quê già nua và nghèo khó

+ nữ nhà văn Nam Bộ lại khắc họa cùng một lúc hai hình ảnh phụ nữ hiện đại trẻ trung, sống tốt đời đẹp đạo mà thân phận thật lắm éo le. => lối kể chuyện đối sánh, kết hợp với nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế

- Nghệ thuật dựng truyện:

+ “Nhà mẹ Lê” tựa như thước phim toàn cảnh về một quãng đời gian khó của người phụ nữ nông dân; thiên về kể và tả cảnh đời, cảnh thiên nhiên

+ Câu chuyện của dì Diệu, chị Lành trong “Làm mẹ” chỉ đơn thuần là sự bắt lấy một khoảnh khắc chuyện trò tâm tình của hai người đàn bà xoay quanh đứa “con chung” của họ. Một bên; đi sâu và thế giới tâm tư tình cảm đầy những góc khuất, những niềm đau chôn giấu của nhân vật.

- Luận điểm 3. Lý giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa

* Đánh giá:

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.

Có thể nói, chính những điểm gặp gỡ và khác biệt của hai đoạn trích về cả nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện đã góp phần làm phong phú thêm những trang viết về đề tài tình mẫu tử, người phụ nữ trong văn học Việt Nam; đồng thời, khẳng định sự độc đáo, ấn tượng trong lối kể chuyện, phong cách văn chương của hai cây bút truyện ngắn xuất sắc của hai thời đại. Dù khác nhau trong “đôi mắt” nghệ thuật và “đôi tay” sáng tạo nhưng cả hai đều xứng đáng với vị trí những nhà văn hiện đại đầy tài năng, có tấm lòng nhân đạo bao la, với những trang viết thổn thức trái tim bạn đọc muôn đời.

So sánh đánh giá hai tác phẩm truyện Ông ngoại và Giàn bầu trước ngõ

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề.

- Giới thiệu tác giả, và 2 đoạn trích.

- Nêu vấn đề nghị luận: nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư qua hai truyện ngắn.
Nguyễn Ngọc Tư đã từng chiêm nghiệm rằng: "Truyện ngắn như một tấm ảnh chụp nhanh, bắt lấy khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc đời." Nó là một lát cắt ngắn nhưng sự sống được kết tinh một cách đậm đặc. Vốn là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, với những truyện ngắn mang đậm chất quê hương Nam Bộ. Hai truyện ngắn "Ông ngoại" và "Giàn bầu trước ngõ" là những tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật kể chuyện của bà. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ mang lại những câu chuyện đầy cảm xúc mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người. Qua hai tác phẩm này, chúng ta có thể thấy rõ tài năng và phong cách kể chuyện độc đáo của bà.

2. Thân bài:

Thân bài:

- Giải thích: nghệ thuật kể chuyện (storytelling) là một hình thức giao tiếp, truyền tải thông điệp, cảm xúc và thông tin thông qua việc kể lại các câu chuyện. Nghệ thuật kể chuyện không chỉ đơn thuần là việc kể lại sự kiện mà còn là sự kết hợp giữa sáng tạo, cảm xúc và kỹ thuật để tạo nên một trải nghiệm đáng nhớ cho người nghe hoặc người đọc.

- Điểm giống nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư qua hai đoạn trích:

+ Truyện ngắn với cốt truyện đơn giản, thời gian ngắn, không gian nhỏ hẹp, xoay quanh cuộc sống đời thường, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

+ Cách đặt nhan đề: Mộc mạc hướng đến nhân vật, đề tài, góp phần thể hiện chủ đề.

+ Ngôn ngữ đời thường, đậm chất Tây Nam Bộ và có giá trị biểu cảm cao; giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng thấm thía.

+ Giàu tính nhân văn khi đề cập đến sự nối kết thế hệ: Tình cảm gia đình, tinh thần trách nhiệm, biết sẻ chia, hi sinh.

- Điểm khác biệt:

* Truyện ngắn: “Ông ngoại”

+ Ngôi kể thứ ba, người kể chuyện toàn tri cho phép người kể chuyện quan sát được tất cả các nhân vật.

+ Người kể chuyện nương theo điểm nhìn của nhân vật Dung.

+ Chủ đề và tư tưởng tác phẩm: Qua quá trình rút ngắn khoảng cách thế hệ để thấu hiểu, yêu thương giữa Dung và ông ngoại, tác phẩm hướng tới đề cao những giá trị nhân văn truyền thống.

* Truyện ngắn “ Giàn bầu trước ngõ”

+ Ngôi kể thứ ba, người kể chuyện hạn tri:

+ Tâm trạng và cảm xúc của bà: Bà tận hưởng việc làm bánh, tìm niềm vui trong những công việc truyền thống. Tuy nhiên bà vẫn có một nỗi buồn sâu kín.

- Đánh giá chung:

+ Giàu tính nhân văn khi đề cập đến sự nối kết các thành viên trong gia đình.

+ Nghệ thuật kể chuyện rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.

Nguyễn Minh Châu đã từng viết: "Nhà văn chân chính là người suốt đời đi tìm kiếm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người, để rồi bằng tài năng và trái tim của mình, mang những hạt ngọc ấy ra ánh sáng, soi rọi và làm đẹp cho đời." Có lẽ Nguyễn Ngọc Tư đã thành công trong vai trò của một nhà văn chân chính, viết về cuộc đời và tấm lòng vì cuộc đời. Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, bà phát triển các tình tiết khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn. Nghệ thuật kể chuyện của bà không chỉ thu hút người đọc mà còn để lại những ấn tượng sâu sắc về giá trị nhân văn và tình cảm gia đình. Qua hai truyện ngắn "Ông ngoại" và "Giàn bầu trước ngõ", chúng ta có thể thấy rõ sự tinh tế và tài năng của Nguyễn Ngọc Tư trong việc kể chuyện, mang đến những câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.162
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi