Đoạn văn cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phụ sinh về tinh thần

Cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên nhớ và viết để được phụ sinh về tinh thần

“Nỗi buồn chiến tranh” là tiểu thuyết đã vượt lên chiến tranh; ở đây chiến tranh chỉ là bối cảnh, còn nội dung tiểu thuyết là nỗi buồn đau triền miên mà chiến tranh để lại. Thông qua nhân vật Kiên, người đọc có thể cảm nhận được nỗi buồn của tuổi trẻ phôi pha, nỗi đau của tình yêu tan vỡ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý trả lời câu hỏi Viết kết nối với đọc bài Nỗi buồn chiến tranh với tựa đề cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phụ sinh về tinh thần. Mời các em cùng tham khảo.

Viết kết nối với đọc trang 25 Ngữ văn 12 KNTT tập 1

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần.

Gợi ý

Trình bày cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần. Trình bày cảm nhận khái quát về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần. Lí giải những cảm nhận cụ thể về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần. Những điều rút ra từ sự lựa chọn của Kiên.

Mẫu 1

Đoạn trích "Nỗi buồn chiến tranh" của tác giả Bảo Ninh mang đến một thông điệp đầy ý nghĩa về tác động của chiến tranh lên tâm hồn và cuộc sống của con người; nó giúp người đọc hiểu được:

-Tác động sâu sắc của chiến tranh: Đoan trích thể hiên rõ rằng chiến tranh không chỉ gây ra những tổn thất về thể xác mà còn có tác động sâu sắc vào tâm hồn, tạo ra những đau thương không thể nào quên.

- Chiến tranh đưa đến nỗi buồn và sư mất mát: "Nỗi buồn chiến tranh" khắc họa rõ nét cảm giác mất mát, đau đớn mà Kiên và cả thế hệ của anh phải trải qua. Những người lính trở về sau chiến tranh phải đối mắt với một thế giới hoàn toàn khác, nơi quá khứ vẫn ám ảnh họ mỗi ngày. Tác phẩm nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh đã làm thay đổi con người, biến họ trở thành những người luôn sống trong nỗi buồn và hoài niệm. Dù đau đớn nhưng trong ký ức của Kiên, vẫn tồn tại những tình cảm cao đẹp như tình yêu, tình bạn, và tình đồng đội giúp họ vượt qua khó khăn.

-Sức mạnh của việc ghi chép và viết: Đoạn trích cũng nhấn mạnh sức mạnh của việc ghi chép và viết trong việc thể hiện và giải quyết tâm trạng của nhân vật. Việc viết giúp Kiên thấu hiểu và xử lý những cảm xúc và ký ức đau buồn.

-Sự hy vọng và ý nghĩa trong cuộc sống: Cuối cùng, đoạn trích chứa thông điệp về sự hy vọng và ý nghĩa trong cuộc sống. Dù cuộc chiến tranh có thể gây ra nhiều khó khăn và đau khổ, nhưng việc tìm thấy cách để thể hiên cảm xúc, giữ lại những ký ức và lục tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống sau chiến tranh là điều có thể giúp con người tiếp hướng về tương lai và hy vọng.

=>Tác phẩm thể hiện sự thất vọng về chiến tranh, những hậu quả mà chiến tranh gây ra và thể hiện khao khát hòa bình, khơi sâu ý thức về tầm quan trọng của hòa bình và hậu chiến tranh, góp phần làm thay đổi cách nhìn của thế giới về những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Mẫu 2

Dù chiến tranh đã qua đi, nhưng hậu quả mà nó để lại vô cùng lớn. Chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử, những người lính trở về từ chiến trường phải đối mặt với sự khủng hoảng tâm lý vô cùng nghiêm trọng. Nhân vật “Kiên” trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” đã chịu hậu quả nặng nề về tinh thần, bị ám ảnh bởi ký ức, nỗi mất mát đau thương chiến do tranh để lại. “Nỗi buồn chiến tranh” phản ánh cuộc chiến tranh phi nghĩa, nỗi mất mát không chỉ là thể xác mà nó còn in hằn sâu trong tâm hồn mỗi người chiến sĩ. Ấy là những ký ức oanh liệt về một thời kháng chiến luôn mãi ở trong ký ức của nhân vật. Thế nhưng ông chọn “nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần”. Lời văn trong tác phẩm của nhân vật Kiên là những dòng ký ức lộn xộn, vì đó là những ký ức chợt ùa về trong tâm trí, được ông nhớ và viết lại. Phải chăng ông đang ngồi viết lại những ký ước đau thương, tâm hồn ông không thể dứt ra khỏi sự đau buồn mất mát trong quá khứ. Nhưng hiểu theo cách khác nhân vật đã chọn nhìn thẳng vào hiện thực, nhớ và viết để phục sinh. Khi con người dám đối diện với sự thật, chấp nhận và bước tiếp, ông nhớ và viết lại là cách tốt nhất để phục sinh tâm hồn. Tìm lại trong đó những kỷ niệm đẹp, những năm tháng cùng đồng đội chiến đấu, những thành tựu mà mình đã đạt được. Nhớ lại quá khứ cũng là cách để tự động viên và tạo thêm sức mạnh cho con người đối mặt với bao khó khăn trước mắt. Trong những năm tháng ác liệt đó, con người vẫn dành tình yêu thương cho nhau, tình đồng đội gắn kết, đó là niềm tin, sự lạc quan vào ngày chiến thắng giành độc lập cho dân tộc.

Mẫu 3

Cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên nhớ và viết để được phụ sinh về tinh thần

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 6
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm