So sánh 2 tác phẩm truyện Tư cách mõ và Đêm làng Trọng Nhân
Nghị luận so sánh Tư cách mõ và Đêm làng Trọng Nhân
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện là một trong những dạng bài các em sẽ gặp trong chương trình Ngữ văn 12 sách mới. Việc so sánh, đánh giá 2 tác phẩm sẽ giúp người đọc nhìn nhận sâu hơn về giá trị cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý so sánh, đánh giá 2 tác phẩm truyện Tư cách mõ và Đêm làng Trọng Nhân. Mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý so sánh Tư cách mõ và Đêm làng Trọng Nhân
Đề bài:
Đọc 2 đoạn văn sau:
TƯ CÁCH MÕ
Bây giờ thì hắn trở thành mõ thật rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém một anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ cổng vào. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ tráo ngồi ăn. Ăn xong, còn thừa bao nhiêu, hộn tất cả vào, lấy lá đùm thành một đùm to bằng cái vế đùi, để đem về cho vợ, cho con. Có khi hắn còn sán đến những chỗ người ta thái thịt, dỡ xôi, lấy cắp hoặc xin thêm một đùm to nữa… Mùa đến, hắn vác một cái đòn càn có quấn mấy sợi thừng ở một đầu, đi hết ruộng nọ đến ruộng kia:
- Mùa màng, anh em đến xin cụ lượm lúa… Mùa màng, anh em đến xin ông lượm lúa… Đến xin bà, hay thầy, hay cô lượm lúa…
Cứ thế, hắn ỷ vào cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người ta, và lấy sự nhiễu dược của người ta làm khoái lắm. Nhiều người phải bực mình. Họ lại còn bực mình vì cái cách hắn ưng nịnh những người rộng rãi và tỏ vẻ xấc láo, bùng phỉu đối với những kẻ không lấy gì mà rộng rãi với hắn được. Thật hắn đã vô liêm sỉ quá. Mỗi lần hắn đi khỏi, những người đàn bà nguýt theo, chúm mỏ ra và lẩm bẩm:
- Giống mõ có khác! Không trách được người ta gọi là đồ mõ!… Trông ghét quá!…
Người ta tưởng như ông trời đã cố ý sinh ra hắn như thế để mà làm mõ; hắn có cái cốt cách của một thằng mõ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, và là mõ ngay từ ngày mới sinh.
Không! Lộ sinh ra là con một ông quan viên tử tế, hẳn hoi. Và chỉ mới cách đây độ ba năm, hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ. Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm, chút chút làm để nuôi vợ, nuôi con... Anh chỉ làm mà ăn với nuôi vợ, nuôi con, chứ không hề ăn trộm, ăn cắp của ai. Cái sự túng làm liều, anh tịnh là không có. Bởi vậy, kẻ trên, người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến…
[…] Lộ đến. Người ta kể tất cả những cái lợi ra mà nhử. Rồi người ta lại cố cắt nghĩa cho anh hiểu; làm sãi chẳng có gì mà nhục, cũng là làm việc họ đấy thôi; ai cũng ngại, không chịu đứng ra cáng đáng, thì mình đứng ra cáng đáng giùm cho cả họ; có phải mình tham lợi, tự nhiên đem trầu cau đến xin làm dâu đâu mà sợ tiếng?…[…]
Lộ bùi tai, làm vậy. Và quả nhiên, hắn làm được ít lâu thì nhà đỡ xo dụi hơn trước thật…Bấy giờ những anh khác trông thấy thế mới sinh ra tiếc. Họ thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá. Họ ngấm ngầm ghen với hắn. Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa với nhau để báo thù.
Những lời tiếng mỉa mai truyền từ người nọ đến người kia. Lộ thấy những bạn bè cứ lảng dần. Những người ít tuổi hơn, nói đến hắn, cũng gọi bằng thằng. Trong những cuộc hội họp, nếu hắn có vui miệng nói chõ vào một vài câu, nhiều người đã ra vẻ khinh khỉnh, không thèm bắt chuyện… Hắn nhận thấy sự thay đổi ấy, và bắt đầu hối hận. Nhưng sự đã trót rồi, biết làm sao được nữa? Hắn tặc lưỡi và nghĩ bụng: “Tháng ba này, thằng nào thằng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết còn làm bộ!…” Một ý phấn khích đã bắt đầu nảy mầm trong khối óc hiền lành ấy… Một hôm, trong một đám khao, Lộ vừa chực ngồi cỗ thì ba người ngồi trước đứng cả lên. Lộ ngồi trơ lại một mình. Mặt hắn đỏ bừng lên. Hắn do dự một lúc rồi cũng phải đứng lên nốt, mặt bẽn lẽn cúi gầm xuống đất…
Lộ ầm ừ cho xong chuyện, rồi nhân một lúc không ai để ý, lẻn ra về. Hắn tấm tức rất lâu. Trông thấy vợ, hắn cúi mặt, không dám nhìn thị, làm như thị đã rõ cái việc nhục nhã vừa rồi. Hắn thở ngắn thở dài, lắm lúc hắn muốn bỏ phắt việc, trả lại vườn cho họ đỡ tức. Nhưng nghĩ thì cũng tiếc. Hắn lại tặc lưỡi một cái, và nghĩ bụng: “Mặc chúng nó.
Bây giờ thì hắn mõ hơn cả những thằng mõ chính tông. Hắn nghĩ ra đủ cách xoay người ta. Vào một nhà nào, nếu không được vừa lòng, là ra đến ngõ, hắn chửi ngay, không ngượng:
- Mẹ! Xử bẩn cả với thằng mõ…
(Nam Cao, Trích Tư cách mõ, NXB Hội nhà văn 1993)
ĐÊM LÀNG TRỌNG NHÂN
Trời mãn chiều!
Tường về đến cây đa đầu làng. Mặt trời đỏ ối đang từ từ lặn xuống phía dãy núi Bạch Bát. Những đám mây ẩn hiện, hình thù kỳ quái che khuất tia nắng cuối cùng trong ngày.
Trời xám dần.
Nhìn mặt trời vẫn rõ. Tường tạt vào quán nước dưới gốc đa. Chim đang bay về tổ. Lá cây lao xao. Chùa Cháy trầm mặc, im lìm. Những quả đa chín thỉnh thoảng rơi lộp bộp.
- Cháu cho chú đọi nước. Tường bắt chước giọng Nghệ Tĩnh. Anh bỏ mũ cối xuống chõng tre hàng nước và tháo kính râm ra khỏi mắt. Cô bé ngước nhìn lên và giật mình. Tường thấy hai mắt cô bé mở to kinh ngạc.
- Chú mời nước ạ! Bà ơi có khách. Bà ra trông hộ cháu.
Cô gái đứng dậy cầm quyển sách vào trong rất nhanh. Tường chạnh lòng, tủi thân. Anh đưa tay sờ lên mặt: thô, ráp, xù xì. Đó là cảm giác của tay anh nhận được trên khuôn mặt đã chết.
- Chú bộ đội quê ở đâu ta? - Bà già còng lưng chậm rãi từ trong đi ra. Tường nhận ra bà Còm. Bà già nhiều và yếu, lưng còng hơn ngày anh ở nhà.
- Dạ! Cháu quê tận Nghệ An. Bà ở luôn đây à?
- Ấy! Trước bà ở trong làng, sáng đem ra bán, tối lại dọn về. Từ ngày thằng Cu Theo có giấy báo tử, bà yếu nhiều không dọn đi, dọn về được, nghỉ luôn ở đây. Đứa cháu lúc nãy đấy, tối ra học rồi ngủ chung với bà.
Lòng Tường chợt se lại. Thế là thằng Cu Theo cái thằng cùng đơm lờ để đó với anh thuở nhỏ đã hy sinh. Anh còn may hơn nó là ra khỏi chiến tranh, mang được tấm thân thương tật về nhà.
- Giời sắp tối rồi. Nếu còn xa cứ nghỉ lại quán của bà, sáng mai đi tiếp. Khổ thân các chú bộ đội vất vả.
- Cảm ơn bà! Cháu là bạn anh Tường làng Trọng Nhân đây bà ạ!
[…] Dạo ni ông bà Tân có khỏe không bà. O Thương vợ anh Tường bây giờ ra răng ạ...? Anh hỏi liên tục.
- Ôi dào ơi! Già cả rồi! ì oặt luôn. Chú này, cái đám cô Thương ấy mà. Có khối đám đến dập dìu đấy. Ông bà Tân chỉ ưng gả con dâu cho anh giáo Mười thôi.
Lòng Tường thắt lại. Anh hoang mang. Tim anh đập loạn xạ. Phải về thôi! Về ngay nhà. Thương ơi! Tất cả hãy dừng lại. Anh đang về với em đây.
Tối chạng vạng. Tường bước vội trên con đường lát gạch về làng Trọng Nhân. Hơn sáu năm đi xa, chắc bây giờ mẹ anh già lắm. Có già như bà Còm không. Anh đổi khác, mẹ anh có nhận ra không. Còn bố anh có còn đi làm thợ thùng đào, thùng đấu nữa không. Cái nghề ấy khổ lắm bố ơi. Và Thương nữa! Tường nhớ lại cây đa hai trăm tuổi đã nhiều lần chứng kiến tình yêu của anh[...]
Tường giật mình. Mải nghĩ, anh đã đi qua ngõ nhà mình mấy bước.[…]Tường đứng trước ngõ. Nhà mình đây rồi. Tường reo to trong lòng. Ôi! Bao năm anh lặn lội khắp các nẻo chiến trường. Bao năm Tường sống trong nhớ nhung, khát khao, chờ đợi. Hình ảnh mẹ, vợ và cha lúc nào cũng đau đáu, khắc khoải trong tim.
[...] Lòng anh rạo rực. Những bước chân rất nhẹ, lâng lâng. Gặp mẹ như thế nào nhỉ. Anh sẽ chạy nhanh đến ôm chầm lấy mẹ. Không! Anh sẽ hiu hiu nhắm mắt, hai tay đưa về trước khi dò dẫm trong sân. Cũng không! Nhìn thấy, mẹ sẽ ngã mất. […] Còn bố nữa. Bố anh cười rạng rỡ: "Cha anh chứ! Mẹ và vợ anh hết nước mắt". Còn Thương nữa! Anh sẽ đeo ba lô đứng chờ bên cửa buồng. […] “Không! Trái tim của anh nhưng còn gương mặt..."
- Chị Thương! Có tắm thì ào đi còn ăn cơm. Bà ấy không về đâu. Tường bừng tỉnh. Đúng là tiếng bố rồi.
- Thầy cứ uống rượu trước đi. U cũng bảo con vài hôm u mới về. Tiếng nói của Thương vẫn như xưa, dịu dàng và đằm thắm. Bố rất quý cái nết anh giáo Mười. Anh giáo với con ở đây bố mẹ yên tâm lúc tuổi già. Anh giáo cũng giản dị, đã đi lính rồi nên dễ thông cảm.
Tai Tường ù đi. Chiến tranh. Xa cách. Mất mát. Chia ly và chiến thắng. Anh rùng mình nhớ lại: ánh mắt trố ra kinh ngạc của cô gái, lời bà Còm, tiếng kêu kinh ngạc của thằng bé, cái mặt ông ác, tiếng nói của cha. Lòng anh quặn lại. Ngôi nhà bỗng trở nên xa lạ...
Tường quay đầu, khoác ba lô đi ra đường. Tường vấp ngã. Anh luống cuống ngồi dậy. Nước mắt tự nhiên ứa ra. Anh cứ đi, bước thấp, bước cao, hẫng hụt…
(Trích Đêm làng Trọng Nhân, Sương Nguyệt Minh, NXB Quân đội nhân dân, 1998)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh 2 đoạn trích trên để làm nổi bật tác dụng của việc sử dụng điểm nhìn trần thuật.
* Chú thích.
1. Sương Nguyệt Minh :Nhà văn tiêu biểu thời kì VH sau 1975. Có phong cách sáng tác khá độc đáo. Trong các sáng tác của anh, hình ảnh làng quê với những góc nhìn vừa hiện thực, vừa lãng mạn đan cài, soi chiếu vào nhau được hiện lên chân thật và sống động. Hiện lên trên mỗi trang văn của Sương Nguyệt Minh là phong cách viết lịch lãm, tài hoa nhưng tinh tế, sâu sắc. Nhà văn chú ý khai thác thân phận, trách nhiệm, tình yêu, bi kịch của con người thời hậu chiến. TP được sáng tác giai đoạn sau 1975.
2. Nhà văn tiêu biểu của dòng VH hện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945. Coi trọng việc phản ánh thực tại xã hội đương thời và đưa ra tiếng nói cảm thông cho tầng lớp nhân dân lao động phải chịu nhiều cơ cực trước CM. Giong văn vừa lạnh lùng, chua chát vừa giàu tình cảm yêu thương. TP Tư Cách Mõ được sáng tác 1943.
Gợi ý
1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Giới thiệu khái quát 2 tác giả, 2 tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận:
2. Triển khai vấn đề cần nghị luận:
* Điểm nhìn trong 2 đoạn trích:
2.1. Phân tích đối tượng thứ nhất: Điểm nhìn trần thuật trong đoạn “ Tư cách mõ”
- Điểm nhìn không gian, thời gian.
+ Truyện diễn ra ở một làng quê Việt Nam vào thời kỳ thuộc địa, nơi mà cuộc sống của nhân dân bị áp bức bởi chế độ thực dân Pháp.
+ Thời gian đa chiều. Thời gian hiện tai – quá khứ - hiện tại: Tác giả bắt đầu từ những việc làm của anh cu Lộ mang đầy đủ bản chất xấu xa, tham lam của một mõ làng -- Tiếp đó, tác giả kể về nguyên nhân anh ta từ một nông dân hiền lành trở thành một anh mõ làng -> Phần trọng tâm phía sau của truyện, tác giả phân tích quá trình anh ta thích ứng, hình thành, hoàn thiện và phát triển tư cách mõ
=>Việc tác giả miêu tả không theo trình tự thời gian tuyến tính giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và biến đổi của nhân vật Lộ góp phần làm nên số phận của nhân vật: sản phẩm của người nông dân hiền lành bị tha hóa.
- Điểm nhìn bên ngoài. (điểm nhìn của NKC và của dân làng) quan sát bao quát hành động, cử chỉ và lời nói của nhân vật. => giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách của nhân vật.
- Điểm nhìn nhân vật ( dân làng ) Lộ à mày Chà cỗ to ấy nhỉ, tham như mõ
- Lời của những người dân làng
- Hướng đến nhân vật Lộ
=> Nhằm mục đích dè bỉu tính cách của nhân vật Lộ.
Con người đã bị tha hoá biến chất, trở thành một kẻ ti tiện, xấu xí đến mức không nhận ra.
- Điểm nhìn bên trong. (NKC nhập thân vào nhân vật) đi sâu vào miêu tả, phân tích sâu sắc thế giới tinh thần của nhân vật, thể hiện đời sống tinh thần bên trong của họ, miêu tả cả quá trình vận động và phát triển tâm lý, tính cách nhân vật Lộ
=> với điểm nhìn bên trong đi sâu vào miêu tả, phân tích sâu sắc thế giới tinh thần của nhân vật qua đó làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
2.2. Phân tich đối tượng thứ hai: điểm nhìn trần thuật trong đoạn “ Đêm làng trọng nhân”
- Điểm nhìn thời gian: Thời gian đa chiều có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ.
- Điểm nhìn không gian: Miêu tả từ xa đến gần bắt đầu từ không gian của Làng Trọng Nhân đến không gian trong ngôi nhà của Tường.
=> Tăng tính phức tạp và sự hấp dẫn cho câu chuyện, đồng thời khám phá sâu hơn vào tính cách tâm lý và suy nghĩ của nhân vật.
- Điểm nhìn của người kể chuyện: ngôi thứ ba, người kể toàn tri, đứng bên ngoài và kể lại câu chuyện.
=> Dẫn dắt người đọc tìm hiểu thế giới của nhân vật. Đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá các nhân vật từ điểm nhìn của người kể chuyện. Đem đến cho bạn đọc cái nhìn khách quan, đa chiều về cuộc sống
- Điểm nhìn của nhân vật.
+ Nhân vật Tường :
+ Nhân vật bà cụ.
+ Nhân vật người cháu.
=> điểm nhìn di chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác tạo nên sự khách quan cho câu chuyện được kể.
- Điểm nhìn bên ngoài:
+ Miêu tả sự vật: Bức tranh của buổi chiều tà nơi làng Trọng Nhân: quán nước dưới gốc đa. Chim đang bay về tổ. Lá cây lao xao. Chùa Cháy trầm mặc, im lìm. Cây đa đầu làng, con đường lát gạch về làng Trọng Nhân…-> là nơi gắn bó, quen thuộc chứng kiến tình yêu đẹp đẽ, trong trẻo, thơ mộng của Tường và Thương
=> Là phông nền để đi vào khám phá tâm lí bên trong của nhân vật.
+ Miêu tả ngoại hình: thô, ráp, xù xì-> gương mặt biến dạng khó nhận ra của Tường sau chiến tranh. Những , hành động, lời nói, cử chỉ hỏi han ân cần của nhân vật.
=> Gợi lên được hoàn cảnh, số phân của nhân vật
- Điểm nhìn bên trong: NKC nhập thân vào nhân vật miêu tả những diễn biến trong thế giới nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc: luôn nhớ thương những người thân yêu, luôn cháy bỏng khát khao được trở về đoàn tụ với gia đình, tự ti, mặc cảm với gương mặt “đã chết”, nén tình cảm của mình lại, muốn bỏ đi để giữ gìn sự bình yên và hạnh phúc của những người thân yêu…
=> với điểm nhìn bên trong đi sâu vào miêu tả, phân tích sâu sắc thế giới tinh thần của nhân vật đã cho thấy được cả nối đau đớn về thể xác lẫn tinh thần của nhân vật, đồng thời qua đó làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
* So sánh:
- giống nhau:
+ Đều có sự đa dạng điểm nhìn : từ điểm nhìn của không gian – thời gian đều có sự đan xen giữa yếu tố quá khứ hiện tại, sự dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài vào bên trong, điểm nhìn phức hợp giữa người kể chuyện và nhân vật,giữa nhân vật và nhân vật, và người kể chuyện nhập thân vào chính cuộc đời nhân vật để tự bộc lộ giãi bày.
+ Cả hai tác phẩm, nhà văn đều thể hiện được quan niệm nhân sinh sâu sắc của mình, thể hiện đầy đủ chủ đề tư tưởng của văn bản qua đó nhằm hướng bạn đọc đến giá trị đẹp đẽ của Chân- Thiện- Mỹ
- Khác nhau:
+ tác phẩm “ Tư Cách mõ” điểm nhìn trần thuật mang tính khách quan phần nào có yếu tố hài hước, làm nổi bật những khuyết điểm của nhân vật để làm nổi bật cái thối nát ở đời.
+ “ Đêm làng Trọng Nhân “ ta thấy một hình tượng nhân vật với vẻ đẹp anh dũng, kiên cường với sự hi sinh mất mát của anh đêr từ đó làm ánh len hiện thực tàn khốc của cuộc chiến.
+ Nam Cao là cây bút hiện thực phê phán xuất sắc còn Sương Minh Nguyệt là nhà văn cách mạng tiêu biểu, qua điểm nhìn của mình họ đều có cách nhìn về đời, về người khác nhau.
- Nguyên nhân:
+ Do hoàn cảnh sáng tác: TP Tư cách Mõ ra đời trước cách mạng còn Đêm Làng Trọng Nhân viết thời kì hòa bình, khi chiến tranh đã kết thúc.
+ Phong cách sáng tác của Nam Cao và Sương Nguyệt Minh cũng khác nhau.
+ Do khuynh hướng sáng tác, thời đại văn học: Tư Cách Mõ thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán còn Đêm Làng Trọng Nhân thuộc vh thời hậu chiến sau 1975.
Đánh giá: Vị trí, nét độc đáocủa từng tác phẩm, nhà văn trong dòng văn học.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Trình bày về so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện trang 41
So sánh, đánh giá hai đoạn trích truyện Lụm còi và Từ ngày mẹ mất
So sánh Đây mùa thu tới và Tràng giang
So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Hoàng hạc lâu và Tràng giang
Phân tích nhân vật Điền trong Giăng sáng
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Thạch Sanh
So sánh 2 tác phẩm Chí phèo và Vợ nhặt
So sánh, đánh giá hai đoạn trích Hai lần chết (Thạch Lam) và Dì Hảo (Nam Cao)
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Bài viết hay Văn mẫu 12
Đọc hiểu Mùa xuân xanh
Đọc hiểu Bay xuyên những tầng mây có đáp án
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống
Trình bày suy nghĩ của anh, chị về sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống
Phân tích bài thơ Đò Lèn
Nghị luận gặp gỡ những người tử tế là điều vô cùng giá trị