Đọc hiểu Tại sao lại chần chừ?

Tại sao lại chần chừ là một tác phẩm của tác giả Teo Aik Cher. Theo tác giả, thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ.Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. Đây là một trong những suy nghĩ rất hay và đáng suy ngẫm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc bộ đề đọc hiểu văn bản Tại sao lại chần chừ có đáp án chi tiết giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Đọc hiểu Tại sao lại chần chừ

1. Đọc hiểu Tại sao lại chần chừ đề 1

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không nên để thất bại ngăn minh tiền về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hải và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện JK Rowling, tác giả của "Harry Potter", đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loại phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh thất vọng lắm, nhưng điều đó cũng đầu tay được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như Giờ cao điểm " hay "Hiệp sĩ Thượng Hải". Thất bại không phải là cái cơ để ta chắn chủ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ. Tác giả Teo Aik Cher. Người dịch: Cao Xuân Việt Khương. An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)

Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà người thành công luôn dùng" được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/ chị, suy nghĩ tích cực về thất bại được nói đến trong đoạn trích được hiểu là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K. Rowling. Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4. Anh chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn là cái cớ để ta chần chữ" không? Vì sao?

Gợi ý

Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà người thành công luôn dùng" được nêu trong đoạn trích.

Mặt tích cực của thất bại mà người thành công luôn dùng" được nêu trong đoạn trích:

− Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hải và hoàn thiện bản thân.

− Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Câu 2. Theo anh/ chị, suy nghĩ tích cực về thất bại được nói đến trong đoạn trích được hiểu là gì?

Theo em, suy nghĩ tích cực về thất bại được nói đến trong đoạn trích được hiểu là một sự vấp ngã đầu tiên trên con đường bước đến thành công. Thất bại không phải điều gì quá nghiêm trọng, thật ra, thất bại là cơ hội để ta tiếp thu kinh nghiệm, cho ta nhận thấy những bài học quý từ những sai lầm đầu tiên. Từ đó, ta có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích cho bản thân để chỉnh sửa những thất bại thành thành công.

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K. Rowling. Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K. Rowling. Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng làm bằng chứng cho lời nói của văn bản nhằm thuyết phục người đọc về nội dung. Cho văn bản thêm sự thú vị, hướng đến một nội dung dễ tiếp nhận hơn.

Câu 4. Anh chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn là cái cớ để ta chần chừ không? Vì sao?

Thất bại không phải là cái cớ, càng không phải để ta tiếp tục chần chừ.

→ Thành công là cơ hội, vậy cơ hội có chờ đợi ai nắm bắt hay không? Chắc chắn là không, trong cuộc sống, không phải muốn là được. Thành công của bản thân mỗi người phụ thuộc vào chính bản thân họ. Thất bại là để thành công nhưng chúng ta không thể để thất bại là cái cớ để tiếp tục chờ đợi một cơ hội khác. Mà chính chúng ta phải tạo cho mình một cơ hội bằng cách tiếp nhận những thất bại và cố gắng chỉnh sửa những thất bại, không chần chừ vì điều gì. Từ đó, bản thân ta sẽ có thể nhận được một sự thay đổi, thành công sẽ đến với chúng ta.

2. Đọc hiểu Tại sao lại chần chừ đề 2

Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩa tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong phần ngữ liệu trên.

A. Nghị luận

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Tự sự

Câu 2. Vấn đề tác giả bàn luận trong trích đoạn là gì?

A. Ứng xử trước thất bại

B. Phương pháp làm việc

C. Sức mạnh vươn lên

D. Những người đã từng thất bại

Câu 3. Trích đoạn trên có liên quan đến nội dung câu tục ngữ nào sau đây?

A. Cái khó ló cái khôn

B. Thất bại là mẹ thành công

C. Chắc rễ bền cây

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 4. Đoạn văn sau thuộc yếu tố nào trong trích đoạn trên?

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

A. Ý kiến

B. Lí lẽ

C. Lập luận

D. Bằng chứng

Câu 5. Câu văn “Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” là phần ý kiến của tác giả, theo em đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6. Câu nào sau đây là lời khuyên của tác giả dành cho người đọc?

A. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm

B. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện

C. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ

D. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood

Câu 7. Từ họ trong hai câu văn sau thuộc phép liên kết nào?

Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

A. Phép lặp

B. Phép nối

C. Phép thế

D. Phép liên tưởng

Câu 8. Theo tác giả thực tế những người thành công họ luôn làm gì?

A. Những người thành công luôn né tránh những công việc khó khăn

B. Những người thành công luôn học hỏi kinh nghiệm người khác

C. Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân

D. Những người thành công luôn có ý chí và nghị lực vươn lên

Câu 9. Viết một câu có từ “thành công”, trong đó có sử dụng phó từ.

Trong cuộc sống, mọi sự nỗ lực, cố gắng sẽ mang lại thành công.

Chú thích:

- Phó từ: phần in đậm

- Từ “thành công”: phần gạch chân

Câu 10. Từ việc hiểu nội dung đoạn trích, em hãy viết 3 – 5 dòng giải thích ý kiến cho rằng: Thất bại chính là một món quà.

Gợi ý:

Thất bại chính là một món quà có thể được hiểu như sau: từ thất bại, con người thu nhận được nhiều điều kì diệu, thú vị như rút ra được những bài học quý giá để tiến đến thành công nhanh hơn; thất bại cũng khiến con người trưởng thành hơn nhờ rèn luyện được bản lĩnh, hiểu được hạn chế của bản thân để từ đó hoàn thiện mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
20 8.808
0 Bình luận
Sắp xếp theo