Bộ đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc mới KNTT (10 đề)
Tải đề minh họa Ngữ văn 11 KNTT có đáp án
Bộ đề ôn luyện Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là 10 đề minh họa môn Ngữ văn 11 sách mới Kết nối tri thức theo đúng hướng dẫn của Bộ giáo dục, bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT 2025. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề minh họa Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, giúp các em củng cố kiến thức Ngữ văn tốt hơn.
Bộ đề ôn luyện Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức cấu trúc mới
ĐỀ THI BÁM SÁT CẤU TRÚC
ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPTQG 2025
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm có 02 trang)
ĐỀ MINH HỌA SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi ra làm quan với nhà Nguyễn. Lúc bấy giờ ông đã ngoài bốn mươi tuổi, đã trải qua thời Lê – Trịnh, thời Tây Sơn đến thời Nguyễn. Những năm thiếu thời sống ở Thăng Long, ngót mười năm lưu lạc sống chung với nhân dân, và mấy năm làm quan dưới triều đình mới, ông đã chứng kiến những cảnh thối nát của xã hội phong kiến suy tàn thời Lê -Trịnh, đến sự vùng dậy mãnh liệt của thời Tây Sơn, v.v… Những biến cố ấy khắc sâu vào tâm trí của ông và được phản ánh vào văn chương một cách sâu sắc.
Trong Truyện Kiều, mới thoáng qua bề ngoài ta thấy chế độ phong kiến yên tĩnh, vững vàng “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng”. Nhưng thực chất thì mục ruỗng từ bên trong. Bọn quan lại phong kiến toàn là lũ sâu mọt, là những thế lực vô cùng hắc ám: Một tên quan xử kiện vụ Vương Ông, thằng bán tơ vu oan cho gia đình họ Vương, nhưng quan chẳng cần điều tra, nghiên cứu gì, chỉ cốt khảo cho ra tiền: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”, đẩy gia đình họ Vương vào cảnh tan nát, phá tan mối tình đẹp đẽ của Thúy Kiều và Kim Trọng.
Đến như “Quan Tổng đốc trọng thần” họ Hồ, đại diện cho triều đình cũng là con người bỉ ổi, mất tư cách: dụ Từ Hải hàng rồi lừa giết một cách hèn nhát, dở trò dâm ô ngay với người vợ kẻ mình giết, rồi đem gán cho một tên thổ quan, để đến nỗi Kiều phải gieo mình xuống sông Tiền Đường.
Trong lúc đó, bọn đại quí tộc như “họ Hoạn danh gia” tha hồ làm mưa làm gió. Mẹ con Hoạn bà nuôi cả một lũ côn quang để đi đốt nhà, bắt cóc người vô tội, bắt làm nô tỳ, đánh đập tàn nhẫn, thi hành theo “gia pháp” của mụ, bất chấp luật pháp nhà nước. Hoạn Thư còn lập mưu bắt cóc Kiều đem về cho mụ mẹ ngược đãi và bày ra trò gặp gỡ éo le chua xót giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh. Hoạn Thư “con quan Lại bộ”, tuy thông minh sắc sảo có thừa nhưng vô cùng nham hiểm độc ác:
“Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao.”
Bên cạnh cường quyền, bọn phong kiến quan liêu ấy còn có thứ quyền hung hãn hơn là đồng tiền. Cả một lũ quan lưu manh “trong tay sẵn có đồng tiền” nên chúng tha hồ hoành hành làm hại những người lương thiện. Đồng tiền mà trước đây Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tố cáo tác dụng phá hoại đạo đức phong kiến:
“Còn bạc còn tiền còn đệ tử, Hết cơm hết rượu hết ông tôi.”
Đến thời Nguyễn Du, đồng tiền càng tác oai tác quái hơn. Cũng vì có đồng tiền mà bọn con buôn như họ Mã mới dám “Trước thầy sau tớ lao xao”, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, “Cò kè bớt một thêm hai”, và cả lũ Tú Bà, Bạc Hạnh mới tự do buôn bán người lại được sự che chở của pháp luật. “Nghĩ rằng cũng mạch thư hương” như Sở Khanh, vì tiền mà chịu làm “mặt mo” để thi hành độc kế của Tú Bà… Đồng tiền có thể “đổi trắng thay đen”. Nó dày xéo lên công lý, nó mua được lương tâm của con người. Nó đánh giá tài đức, phẩm cách con người như đánh giá một món hàng bán ngoài chợ. Và Nguyễn Du đã vạch mặt tác hại của đồng tiền đối với xã hội và cuộc sống con người:
“Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.”
Qua đó, ta thấy được xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội phong kiến thối nát. Ngòi bút hiện thực sắc sảo của Nguyễn Du đã ghi chép lại những nét thật điển hình, phản ánh những bộ mặt xấu xa, tàn bạo của nhiều nhân vật: Hoạn bà, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh… trong xã hội đó. Truyện Kiều quả thật là một “Bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ phong kiến xấu xa, tàn bạo”.
(Trích: Những giá trị và hạn chế tư tưởng trong Truyện Kiều – GS.TS.Lê Văn Quán, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (113),2012; tr.3-11)
Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Văn bản trên viết về vấn đề gì?
Câu 3. Xác định hệ thống luận điểm của văn bản?
Câu 4. Qua văn bản trên, tác giả bày tỏ quan điểm gì?
Câu 5. Từ văn bản trên, anh/ chị rút ra được bài học gì về cách ứng xử với cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay
PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn đặc điểm chung của ba nhân vật Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi trong văn bản sau:
(Lược một đoạn: Đời vua Hán Linh Đế, triều chính thối nát, hoạn quan chuyên quyền, nhân dân lầm than, khắp nơi nổi loạn. Giặc Khăn Vàng nổi lên, uy hiếp triều đình. Triều đình bèn treo bảng mộ quân, nhằm chiêu mộ anh hùng để dẹp loạn).
Bấy giờ Huyền Đức (tức Lưu Bị) đọc bảng văn rồi thở dài. Bỗng thấy một người đứng sau nói lớn lên rằng:
- Đại trượng phu như ông, không ra giúp nước, đứng thở dài đó, được việc chi?
Huyền Đức ngoảnh lại nhìn: người ấy mình cao tám thước, đầu như đầu báo, hai mắt tròn xoe, hàm én, râu hùm, tiếng vang như sấm. Huyền Đức thấy dung mạo khác thường, liền hỏi họ tên. Người ấy nói:
- Tôi họ Trương tên Phi, tự là Dực Đức, ở Trác Quận đã lâu đời. Gia tư có ít ruộng, vườn, trại và mở một ngôi hàng bán rượu, thịt chó. Tôi chỉ thích kết giao với hào kiệt trong thiên hạ. Vừa rồi thấy ông xem bảng văn rồi thở dài, nên tôi mới hỏi.
Huyền Đức nói:
- Tôi đây vốn dòng dõi nhà Hán, họ Lưu tên Bị; nay thấy giặc Khăn Vàng nổi loạn, có chí ra dẹp giặc yên dân, chỉ hiềm sức mình không nổi, nên mới thở dài.
Phi nói:
- Nhà tôi tư gia cũng khá. Ý muốn chiêu mộ hương dũng, cùng ông mưu đồ việc lớn, ông tính sao?
Huyền Đức mừng lắm. Hai người bèn rủ nhau vào hàng uống rượu.
Đương đánh chén, bỗng thấy một người cao lớn lực lưỡng, đẩy một cỗ xe đến cửa, vào hàng ngồi phịch xuống, gọi nhà hàng:
- Rượu mau lên! Để ta uống xong còn vào thành ứng mộ!
Huyền Đức nhìn xem thấy người ấy mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt như hai quả táo chồng lên nhau, môi như tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt. Huyền Đức bèn mời cùng ngồi và hỏi họ tên. Người ấy nói:
- Tôi họ Quan tên Vũ, tự là Trương Sinh, sau đổi là Vân Trường, người làng Giải Lương, tỉnh Hà Đông. Nhân thấy có đứa thổ hào ỷ thế ức hiếp người, tôi bèn giết chết rồi đi trốn tránh đã năm, sáu năm rồi. Nay nghe ở đây có lệnh chiêu binh phá giặc, nên tôi đến ứng mộ.
Huyền Đức cũng đem chí mình ra nói. Vân Trường rất mừng. Bèn cùng đến trại của Trương Phi bàn tính việc lớn. Phi nói:
- Sau trại tôi có một vườn đào đang nở hoa đẹp lắm. Ngày mai nên làm lễ tế trời đất ở trong vườn, ba chúng ta kết làm anh em, đồng lòng hợp sức, sau mới có thể tính được việc lớn.
Huyền Đức, Vân Trường đều nói: – Như thế tốt lắm!
Ngay hôm sau sửa soạn trâu đen, ngựa trắng và các lễ vật ở trong vườn đào, ba người đốt hương, lạy hai lạy, thề rằng:
- Chúng tôi là Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, dẫu rằng khác họ, song đã kết làm anh em thì phải cùng lòng hợp sức, cứu khốn phò nguy, trên báo đền nợ nước, dưới yên định nạn dân. Chúng tôi không cần sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, chỉ muốn chết cùng năm, cùng tháng, cùng ngày. Hoàng thiên hậu thổ, soi xét lòng này. Nếu ai bội nghĩa quên ơn thì trời người cùng giết.
Thề xong, tôn Huyền Đức làm anh cả, Quan Vũ thứ hai, Trương Phi em út. Mổ trâu đặt tiệc, tụ họp dũng sĩ trong làng được ba trăm người, cùng đến vườn đào uống một bữa rượu thật say.
(Trích: Hồi thứ nhất, Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung, Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu đính, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr.99 – 101)
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về việc sống có kỉ luật.
---------------- HẾT ----------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Giám thị không giải thích gì thêm.
..............................
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
| 1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. | 0,5 |
2 | Văn bản viết về vấn đề: Giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc dẫn câu văn khác đúng yêu cầu (lời của người kể chuyện và lời của nhân vật): 0,5 điểm - Trả lời đúng 1 ý: 0,25 điểm - Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm | 0,5 | |
3 | Văn bản có 2 luận điểm: – Luận điểm 1: Bối cảnh hiện thực thời Nguyễn Du sống. – Luận điểm 2: Sự tác động của bối cảnh hiện thực đối với “Truyện Kiều”. Hướng dẫn chấm: - Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm | 1,0 | |
4 | Quan điểm: – Đánh giá cao giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; – Phê phán chế độ phong kiến thời kì suy tàn. Hướng dẫn chấm: - Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 - 0,75 điểm - Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 - 0,5 điểm - Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. | 1,0 | |
5 | Rút ra bài học về cách ứng xử với cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay: – Không hùa theo, không tiếp tay cho cái xấu, cái ác; – Cần mạnh mẽ lên tiếng và có những hành động để ngăn chặn, loại bỏ cái xấu, cái ác; – Cần kêu gọi mọi người cùng chung tay để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Hướng dẫn chấm: - Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời tương đương như đáp án 2 ý: 0,75 điểm - Trả lời tương đương như đáp án 1 ý: 0,5 điểm - Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. (Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm) | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 6,0 |
| 1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn đặc điểm chung của ba nhân vật Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi trong văn bản. | 2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích ngắn gọn đặc điểm chung của ba nhân vật Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi trong văn bản. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: – Đều là những con người có vóc dáng cao lớn, tướng mạo phi thường; – Đều là những con người có sức khỏe và tài năng hơn người; – Đều là những con người có chí lớn, có nghĩa khí, trung quân ái quốc. - Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn | 0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. | 0,5 | ||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
| 2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về việc sống có kỉ luật. | 4,0 |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: …… | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề: – Sống có kỉ luật là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. – Đây là một lối sống tích cực, cần được phát huy. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: 2.1. Giải thích: Sống có kỉ luật là lối sống điều độ, tuân thủ một cách nghiêm túc về thời gian biểu, các kế hoạch mà bản thân đã đề ra. 2.2. Lợi ích của lối sống có kỉ luật: – Giúp bản thân vượt lên trên tính lười biếng, vô tổ chức, do đó, khiến ta cảm thấy ngày một tự tin và mạnh mẽ hơn; – Giúp hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu mà bản thân đã đặt ra; – Tạo được sự tin tưởng, tôn trọng từ người khác, tự đó tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp; – Tạo nên một bản lĩnh vững vàng, một sức mạnh tinh thần to lớn để dám đối mặt và vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống; – Giúp ta không lãng phí thời gian, do đó không phải hối tiếc về sau;… 2.3. Giải pháp xây dựng lối sống kỉ luật: – Nhận thức được những lợi ích to lớn mà lối sống kỉ luật có thể đem lại; – Lập cho mình một thời gian biểu hợp lí và cố gắng tuân thủ một cách nghiêm túc; – Công khai thời gian biểu với gia đình và bạn bè để mọi người có thể kiểm tra, cũng là cách để tự tạo áp lực, giúp bản thân không vì lười biếng mà bỏ giữa chừng; – Kết giao với những con người sống có kỉ luật; tránh xa những con người sống vô kỉ luật;… 3. Rút ra bài học cho bản thân: – Hình thành cho mình lối sống có kỉ luật; – Tránh xa lối sống vô kỉ luật. | 1,0 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để àm rõ quan điểm cá nhân - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | |||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | |||
Tổng điểm | 10,0 |
..........................
Để xem toàn bộ nội dung 10 đề thi Ngữ văn lớp 11 cấu trúc mới bộ Kết nối tri thức, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Cô hàng xén đọc hiểu (4 đề có đáp án)
5 Đề thi giữa học kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức - Công nghệ cơ khí (có ma trận, đáp án)
Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo năm 2024
(5 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
4 Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có ma trận, đáp án
Phân tích cấu tứ bài thơ Lá đỏ hay nhất
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
- Sang TrầnThích · Phản hồi · 0 · 21:14 26/03
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 0 · 11:51 27/03
-
Gợi ý cho bạn
-
Nghị luận tìm hiểu vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Cây tam cúc
-
Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang siêu hay
-
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
-
Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
-
So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo và Vợ nhặt
-
Thực hành đọc Cải ơi
-
Đoạn văn nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét trong Sống, hay không sống đó là vấn đề
-
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
-
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
-
(Có đáp án) Đọc hiểu Chí Phèo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng giang ngắn gọn
Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó - Nam Cao (3 đề)