Đề thi thử đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội 2024 có đáp án (11 đề)
Ngoài chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT 2023, các bạn học sinh nếu có nhu cầu cũng có thể chuẩn bị cho kì thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là một tỏng những kì thi lớn quan trọng được nhiều thi sinh quan tâm, do kết quả của kì thi đánh giá năng lực cũng là một trong những tiêu chí, phương thức xét tuyển được nhiều trường đại học sử dụng khi tuyển sinh. Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc 11 bộ đề thi thử đánh giá năng lực năm 2024 kèm theo đáp án chi tiết của đề thi đánh giá năng lực, giúp các bạn học sinh nắm chắc hơn các nội dung quan trọng cần ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi.
Cấu trúc chung của đề thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội năm 2024 gồm 3 phần: tư duy định lượng (toán), tư duy định tính (ngữ văn - ngôn ngữ) và khoa học (lĩnh vực tự nhiên - xã hội) với 150 câu hỏi. Mời các bạn tải file RAR gồm file word và đáp án 11 bộ đề thi thử để tham khảo đầy đủ nội dung.
Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia Hà Nội 2024
PHẦN 1: TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG
Tải file chi tiết để tham khảo bộ đề thi đầy đủ
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
(2) Kìa em xiêm áo tự bao giờ
(3) Khèn lên man điệu nàng e ấp
(4) Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
(5) Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
(6) Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
(7) Có nhớ dáng người trên độc mộc
(8) Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
(Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Câu 51
Từ “bừng” trong câu thơ thứ (1) diễn tả cảm xúc gì của tác giả?
A. Vui sướng, rạo rực B. Ngưỡng mộ, bâng khuâng
C. Ngỡ ngàng, bất ngờ D. Đắm say, tha thiết
Câu 52: Giọng điệu chủ đạo của toàn bộ đoạn trích là gì?
A. Phơi phới, trẻ trung
B. Ấm áp, thân tình
C. Vui vẻ, hào hùng
D. Lạc quan, yêu đời
Câu 53: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Nỗi nhớ những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây
B. Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của các chiến sĩ trong một đêm lửa trại nơi đoàn binh Tây Tiến dừng chân
C. Những hoài niệm bâng khuâng, da diết về cảnh sắc, con người miền Tây trong tâm trí các chiến sĩ Tây Tiến
D. Đêm liên hoan văn nghệ lung linh, huyền ảo, sống động, rực rỡ giữa các chiến sĩ Tây Tiến và con người miền Tây
Câu 54: Có bao nhiêu từ láy trong đoạn trích?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 55: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ thứ (6) là gì?
A. Nhân hóa B. Hoán dụ C. So sánh D. Ẩn dụ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?”
(Kim Lân, Vợ nhặt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Câu 56: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 57: Đoạn trích thể hiện tâm trạng gì của nhân vật bà cụ Tứ?
A. Xót thương, ai oán B. Tủi hổ, cay đắng
C. Ngạc nhiên, lo lắng D. Buồn bã, phiền muộn
Câu 58: Từ “cơ sự” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ ngữ nào?
A. Vụ việc B. Sự tình C. Vấn đề D. Sự thể
Câu 59: Nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích hiện lên là người mẹ như thế nào?
A. Nhân hậu trong ứng xử và tinh tế trong lời nói
B. Thương con và giàu lòng nhân ái
C. Từng trải và có trái tim nhạy cảm
D. Có sự thấu hiểu sâu sắc và cái nhìn tinh tường
Câu 60: Việc tác giả sử dụng dấu ba chấm (...) trong câu văn “Còn mình thì..." có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện trong suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ còn nhiều điều băn khoăn, những cơ sự bà đã đoán ra mà không nỡ nói
B. Cho thấy sự áy náy, day dứt của nhân vật bà cụ Tứ khi chưa thể lo việc cưới xin cho anh con trai đàng hoàng, tử tế
C. Thể hiện sự ngừng lặng trong lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ khi bà so sánh hoàn cảnh gia đình mình và hoàn cảnh gia đình người ta
D. Tách biệt giữa dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ với câu văn miêu tả “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” của nhà văn Kim Lân
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 61 đến 65:
Các nhà khoa học đã bắt đầu khám phá xem giấc ngủ cần thiết như thế nào cho sự sáng tạo và cho việc giải quyết khó khăn. Theo một cuộc nghiên cứu của Đức được tài trợ bởi Đại học Luebeck, xuất hiện trên tạp chí Nature: "Qua giấc ngủ, người ta có thể hiểu ra những điều rất quan trọng... Giấc ngủ củng cố ký ức và, đồng thời, có thể giúp người ta thấu hiểu sự việc bằng cách thay đổi cấu trúc biểu hiện của ký ức.” Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng khi được thể hiện bằng một cuộc kiểm tra toán học cơ bản, chủ thể – người đã ngủ được đủ tám tiếng - có khả năng gấp ba lần một người thiếu ngủ khi giải một câu đố trong cuộc kiểm tra.
Và một nghiên cứu của trường y Harvard đã đi đến kết luận rằng “một giấc ngủ đêm sau khi trải qua một ngày học với nhiều bài toán khó sẽ giúp sinh viên tăng hơn gấp đôi khả năng tìm ra đáp án”.
Và trong khi việc học trong giấc ngủ chỉ hứa hẹn rằng chúng ta có thể tiếp thu lại thông tin từ đêm trước, thì những hiểu biết sau cùng về giấc ngủ cho chúng ta biết rằng nó là phương tiện để xử lý ký ức và là phương tiện rất quan trọng để thấu hiểu một sự việc nào đó. Một nghiên cứu của đại học Luebeck mà chúng ta đã nói đến, cho thấy rằng: một thời kỳ rất quan trọng của giấc ngủ sâu, gọi là pha ngủ sóng ngắn (slow-wave sleep - SWS), có liên quan trong việc tái kiến trúc ký ức so với những ngày trước. Sự tái kiến trúc này được liên kết với sự gia tăng trong năng lực não bộ. Vì pha ngủ sóng ngắn là một trong những phần sâu nhất của chu kỳ ngủ bên trong chúng ta, nên bạn có thể hiểu được vì sao việc ngủ đủ giấc đêm lại rất quan trọng.
(Richard Laermer, 2011 trào lưu trong thập kỉ tới,
NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009, tr. 84, 85).
Câu 61: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật B. Phong cách ngôn ngữ báo chí
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học D. Phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 62: Đoạn trích bàn về vấn đề gì?
A. Vai trò của giấc ngủ sâu B. Vai trò của giấc ngủ đêm
C. Vai trò của giấc ngủ với việc học tập D. Vai trò của giấc ngủ với sức khỏe
Câu 63: Ý nào là kết quả nghiên cứu của Đại học Luebeck về giấc ngủ?
A. Giấc ngủ giúp con người hiểu ra những điều quan trọng
B. Giấc ngủ giúp củng cố kí ức và thay đổi cấu trúc biểu hiện của kí ức
C. Giấc ngủ giúp sinh viên tăng gấp đôi khả năng ghi nhớ bài học
D. Giấc ngủ sâu giấc ban đêm rất quan trọng đối với con người
Câu 64: Ý nào không phải là kết luận từ các nghiên cứu về giấc ngủ được nhắc đến trong đoạn trích?
A. Qua giấc ngủ, người ta có thể hiểu ra những điều quan trọng
B. Giấc ngủ giúp con người có khả năng làm việc hiệu quả hơn
C. Càng ngủ nhiều đầu óc của con người càng trở nên minh mẫn
D. Giấc ngủ sâu rất tốt cho sức khỏe con người
Câu 65: Từ “phương tiện” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ nào sau đây?
A. Phương thức B. Cách thức C. Công cụ D. Dụng cụ
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
“Dân số Hà Nội đến năm 2008 là khoảng 4 triệu dân, trong đó chỉ có 7% là dân Hà Nội gốc. Số còn lại đến Hà Nội vì nhiều lí do: Các nhà khoa học, nhà chính trị từ các địa phương chuyển về Hà Nội, vì đây là trung tâm chính trị, khoa học của đất nước; Sinh viên học sinh từ khắp nơi về Thủ đô học tập vì đây là nơi tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học nhất trong cả nước; những người làm ăn lớn, các nhà doanh nghiệp, nhà công nghiệp chọn đất Thủ đô làm nơi sinh sống làm ăn vì đây chính là trường giao lưu, nơi trao đổi thông tin, nơi gia tăng các mối quan hệ trong và ngoài nước đều thuận tiện; những người về Hà Nội theo con cái, những người du lịch hoặc thăm thân ở Thủ đô; những người làm ăn nhỏ, làm thợ hoặc buôn thúng bán bưng, những người không có nghề nghiệp ổn định, những người làm việc tạm thời khi nông nhàn,...cũng tràn về Hà Nội. Có hàng trăm nghìn lí do khiến dân số Hà Nội không ngừng tăng nhanh. Hiện nay, với sự mở rộng Hà Nội, còn có một bộ phận người dân thuộc các dân tộc ít người như Mường, Thái, Sán Dìu thuộc Hà Tây hoặc Hòa Bình cũng gia nhập cư dân Hà Nội.”
(Nguyễn Thị Bích Hà, Hà Nội con người lịch sử văn hóa,
NXB Đại học Sư phạm, 2013, trang 147)
Câu 66: Ý chính của đoạn trích là gì?
A. Sự phong phú trong thành phần dân cư Thủ đô
B. Nguyên nhân của các luồng nhập cư về Hà Nội
C. Sự đa dạng trong cơ cấu dân số của Hà Nội
D. Sự gia tăng dân số nhanh chóng của Hà Nội trong một vài năm trở lại đây
Câu 67: Theo đoạn trích, có những đối tượng nào nhập cư vào Hà Nội?
A. Những người buôn thúng bán bưng, những người làm việc tạm thời khi nông nhàn, các dân tộc ít người, nhà chính trị, nhà khoa học, sinh viên, học sinh, nhà doanh nghiệp, nhà công nghiệp, khách du lịch, những người về Hà Nội theo con cái, những người ra Hà Nội thăm thân
B. Sinh viên, học sinh, những người làm ăn lớn, nhỏ, những người du lịch hoặc thăm thân ở Thủ đô, các dân tộc ít người, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà công nghiệp, những người làm việc tạm thời khi nông nhàn, những người buôn thúng bán bưng
C. Những người làm thợ, một bộ phận người dân thuộc các dân tộc ít người như Mường, Thái, Sán Dìu thuộc Hà Tây hoặc Hòa Bình, những người làm ăn lớn, nhỏ, nhà khoa học, nhà chính trị, học sinh, sinh viên, những người làm việc tạm thời khi nông nhàn
D. Nhà khoa học, nhà chính trị, học sinh, sinh viên, những người làm ăn lớn, nhỏ, các nhà doanh nghiệp, nhà công nghiệp, những người về Hà Nội theo con cái, khách du lịch hoặc thăm thân, thợ thuyền, những người không có nghề nghiệp ổn định, các dân tộc ít người
Câu 68: Theo đoạn trích, có những nguyên nhân nào làm cho dân số Hà Nội có chiều hướng không ngừng tăng nhanh?
A. Vì đây là trung tâm chính trị, khoa học của đất nước; là nơi tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học nhất trong cả nước; là thị trường giao lưu, trao đổi thông tin; là nơi gia tăng các mối quan hệ trong và ngoài nước
B. Vì đây là nơi tập trung nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nổi tiếng nên thu hút nhiều khách tham quan, du lịch hàng năm; là nơi có nhiều trường cao đẳng, đại học do vậy luôn có một lượng lớn học sinh, sinh viên đổ về học tập
C. Vì đây là nơi có thị trường việc làm rộng mở có thể góp phần gia tăng thu nhập cho những người không có nghề nghiệp ổn định, những người làm việc tạm thời khi nông nhàn,...
D. Vì ở đây mỗi người có cơ hội việc làm tốt hơn, cơ hội giáo dục cho con cái tốt hơn, cơ hội quen những người bạn lớn, và trao đổi những điều lớn lao hơn, cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn.
Câu 69: Cụm từ “sự mở rộng Hà Nội” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích nhắc đến sự kiện nào dưới đây
A. Ngày 01/08/2008 sáp nhập tỉnh Hà Tây và một số xã, huyện lân cận vào Hà Nội
B. Thành lập thêm các tuyến phố đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội
C. Thành lập các tuyến đường vành đai xung quanh Thủ đô
D. Thành lập thêm các quận trong địa giới hành chính của Hà Nội
Câu 70: Cụm từ “Hà Nội gốc” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích được hiểu là
A. Những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội
B. Những gia đình nhiều thế hệ sống ở Hà Nội
C. Những người lập nghiệp ở Hà Nội
D. Những người di chuyển về Hà Nội từ rất sớm
Câu 71: Xác định một từ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Anh Hoàng là người cán bộ độc nhất mà ông tin cậy.
A. người B. cán bộ C. độc nhất D. tin cậy
Câu 72: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Lan chăm chú nghe ngóng ý kiến của thẩm phán và các luật sư bào chữa.
A. chăm chú B. nghe ngóng C. ý kiến D. bào chữa
Câu 73: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Tìm thêm các ví dụ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều... để chứng minh rằng: từ thế kỉ XV trở đi, tiếng Việt đã đạt đến mức độ tinh tế, uyển chuyển.
A. ví dụ B. Nguyễn Trãi C. Truyện Kiều D. tinh tế
Câu 74: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Trong hoàn cảnh éo le ấy, chị cảm thấy bất lực và kiệt sức, định buông thả cho số phận.
A. hoàn cảnh B. éo le C. bất lực D. buông thả
Câu 75: Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách:
Những lời nói chân tình từ đáy lòng khiến mọi người rất cảm xúc.
A. lời nói B. chân tình C. đáy lòng D. cảm xúc
Câu 76: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. thuyền nan B. tàu thuyền C. thuyền rồng D. thuyền mành
Câu 77: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. gãy gọn B. cô đọng C. hàm súc D. súc tích
Câu 78: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. lèm bèm B. càu nhàu C. lèm nhèm D. làu bàu
Câu 79: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. háo hức B. rạng rỡ C. hớn hở D. roi rói
Câu 80: Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với tác phẩm còn lại:
A. Hạnh phúc một tang gia B. Ai đã đặt tên cho dòng sông?
C. Rừng xà nu D. Chữ người tử tù
Câu 81: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Nghe bệnh, bắt mạch xong, ông _________ kê đơn bốc thuốc.
A. nhanh nhẹn B. long trọng C. thận trọng D. trân trọng
Câu 82: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Văn bản mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy ________ tuyển sinh năm nay đã tăng đáng kể.
A. mục tiêu B. chỉ tiêu C. chỉ số D. tiêu chuẩn
Câu 83: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Dù nhảy xuống sông cũng cứ phải bám chặt vào phao thì mới mong ________ mạng sống.
A. bảo đảm B. bảo tồn C. bảo toàn D. bảo vệ
Câu 84: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Đà Lạt là điểm du lịch tuyệt vời và là nơi lí tưởng để _______ tinh thần sau thời gian làm việc căng thẳng.
A. bồi dưỡng B. di dưỡng C. an dưỡng D. tu dưỡng
Câu 85: Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Cơ quan anh ấy vừa ________ 2 phòng ấy thành “Phòng tổng hợp”.
A. chia tách B. sáp nhập C. hội nhập D. đặt tên
Câu 86: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
(Nguyễn Bính, Tương tư, Ngữ văn lớp 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2020)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích?
A. So sánh B. Điệp ngữ C. Điệp từ D. Ẩn dụ
Câu 87: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Trong lúc chờ đợi kết luận khoa học của các ngành chuyên môn, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hóa dân tộc; không phải cái hình thành vào thời gì định hình mà là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận – hiện đại. Chúng tôi không nghĩ đó là đặc sắc văn hóa dân tộc nhưng chắc chắn có liên quan gần gũi với nó...”
(Trần Đình Hượu, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc,
Ngữ văn lớp 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc
B. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
C. Con đường hình thành của văn hóa Việt Nam
D. A, B và C
Câu 88: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
"Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"
(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước)
Câu thơ “Biết quý công những ngày lặn lội” ngợi ca đặc điểm nào của người Việt?
A. Sống tình nghĩa B. Sống dũng cảm C. Sống hiếu thảo D. Sống tiết kiệm
Câu 89: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.
Đế Thích (không hiểu): Nhưng mà ông muốn gì?”
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Ngữ văn lớp 12, tập hai,
NXB Giáo dục 2020)
Đoạn trích thể hiện ý thức sâu sắc của Trương Ba về vấn đề gì?
A. Đế Thích là một người nông cạn
B. Đế Thích là một người vô trách nhiệm
C. Sống nhờ thân xác của anh hàng thịt không thoải mái chút nào
D. Khi phải sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, không được là mình thì cuộc sống thật vô nghĩa
Câu 90: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,”
(Xuân Diệu, Vội vàng, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Đoạn trích thể hiện trạng thái nào của nhân vật trữ tình “tôi”
A. Hân hoan trước mùa xuân
B. Tiếc nuối vì mùa xuân đã qua
C. Bức bối vì không thể níu giữ mùa xuân và tuổi trẻ
D. Sợ hãi vì mùa xuân qua quá nhanh
Câu 91: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chị Hai là con nuôi của má. Cha mẹ chị cũng vì một tay thằng Tây mà chết. Hồi ba dắt về trao cho má, chị mới chín tuổi, ốm nhom, một mảng tóc bị bom xăng làm cháy còn sém như đuôi bò. Chị lớn tuổi hơn chị Chiến nên má đặt chị là chị thứ hai... Rồi chị lớn lên, lấy chồng, công tác luôn dưới đó. Sau này, mỗi năm đôi ba lần, chị lại vượt cánh đồng mấy chục cây số, lội qua mấy chục đồn bót giặc về thăm má, thăm em. Trừ mắc công tác thì thôi, còn thì trời sập chị cũng về. Cứ một mình ôm nón mà đi.”
(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình, Ngữ văn lớp 12, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Đoạn trích khắc họa đặc điểm tính cách nào của nhân vật “chị Hai"?
A. Lì lợm B. Dũng cảm C. Kiên cường D. Hiếu thảo
Câu 92: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
"Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay"
(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ, Ngữ văn lớp 11, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Đoạn trích gợi lên nỗi niềm gì?
A. Niềm say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên
B. Nỗi buồn chia lìa, xa cách
C. Nỗi hờ hững, chán nản
D. Niềm gắn bó, yêu thương
Câu 93: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?"
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Ngữ văn lớp 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Khẳng định tiếng mẹ đẻ nghèo nàn
B. Khẳng định tiếng mẹ đẻ giàu có
C. Khẳng định “nhiều đồng bào” biết nhiều từ An Nam
D. Khẳng định “nhiều đồng bào” yêu quý tiếng mẹ đẻ
Câu 94: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa"
(Xuân Quỳnh, Sóng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Đoạn trích thể hiện suy tư của nhân vật trữ tình về:
A. Sự trường tồn của cuộc đời B. Sự trôi chảy của năm tháng
C. Sự hữu hạn của đời người D. Sự vô hạn của đại dương
Câu 95: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Cô không thể tưởng tượng được cảnh đón tiếp tốt đẹp người ta dành cho chúng tôi ở đây. Quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy một đồng bào ta. Những tiếng “Hắn đấy!” hay “Xem hắn kìa!” là những lời chào mừng kin đáo và kính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường.”
(Nguyễn Ái Quốc, Vi hành, Ngữ văn lớp 11, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Giọng điệu chủ đạo của đoạn trích trên là giọng điệu nào trong số những giọng điệu sau:
A. Ngợi ca, biết ơn B. Mỉa mai, giễu cợt
C. Lên án, giận dữ D. Thương cảm, xót xa
Câu 96: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Vũ Như Tô – Có việc gì mà bà chạy hớt hơ hớt hải? Mặt bà cắt không còn hột máu.
Đan Thiềm (thở hổn hển) – Nguy đến nơi rồi... Ông Cả!
Vũ Như Tô – Lạ chưa, nguy làm sao? Đài Cửu Trùng chia năm đã được một phần.
Đan Thiềm – Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.
Vũ Như Tô – Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu. Làm gì phải trốn?
Đan Thiềm – Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được!
Vũ Như Tô – Làm sao tôi cần phải trốn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạy trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đi trốn, thế là nghĩa gì?
Đan Thiềm – Có nghĩa lắm. Tôi không làm một việc gì vô lí cả. Khi trước trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết."
(Nguyễn Huy Tưởng, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô), Ngữ văn 11, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Lời thoại của nhân vật trong đoạn trích có tác dụng gì?
A. Tạo sự băn khoăn, trăn trở B. Gây cảm xúc bối rối
C. Tạo sự thông cảm, thấu hiểu D. Gây kịch tính, căng thẳng
Câu 97: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Vẻ đẹp hoang dại và đầy cá tính của dòng sông Hương ở thượng nguồn
B. Dòng sông Hương trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn
C. Vẻ đẹp bí ẩn và những sức mạnh tiềm tàng của sông Hương trước khi về với Huế
D. Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đối với dòng chảy của sông Hương
Câu 98: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Ngày thứ nhất – ai biết địch ngày nào – chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân. Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả. Cũng có những bậc kì tài xuất đầu lộ diện. Thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ. Và thảng hoặc trong văn thơ họ cũng dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác. Song dầu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay – thì cũng thế – với tất cả mọi người.”
(Hoài Thanh, Một thời đại trong thi ca, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?
A. Phân tích B. Chứng minh C. Bác bỏ D. So sánh
Câu 99: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.”
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Những biện pháp tu từ nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích?
A. Ẩn dụ và hoán dụ B. Nhân hóa và so sánh
C. Điệp từ và liệt kê D. Hoán dụ và so sánh
Câu 100: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la-li-la-li-la...”
(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Tác giả không viết hoa chữ cái đầu các câu thơ với dụng ý gì?
A. Làm cho mạch cảm xúc của đoạn trích được liền mạch, khơi gợi sự liên tưởng, đồng sáng tạo ở người đọc
B. Tạo ra sự liên kết giữa hình thức thể hiện của đoạn trích với chuỗi điệp âm li-la-li-la-li-la của tiếng đàn ghi ta
C. Đem đến cho độc giả những cảm nhận mơ hồ, những liên tưởng đột ngột, những ấn tượng bất chợt của thơ siêu thực, tượng trưng
D. Góp phần làm gia tăng nhạc tính cho đoạn trích khiến đoạn trích giống như một khúc nhạc khi miên man, lúc dồn dập
PHẦN 3: KHOA HỌC
Câu 133: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tôn chỉ hoạt động của tổ chức Việt Nam Quang phục hội?
A. Lập chính thể quân chủ lập hiến. B. Đánh đuổi giặc Pháp.
C. Khôi phục nước Việt Nam. D. Thiết lập Cộng hòa Dân quốc.
Câu 134: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ quan nào sau đây của Pháp nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
A. Chính phủ Pháp.
B. Hội đồng kinh tế-lí tài Đông Dương.
C. Phòng Thương mại Đông Dương.
D. Ngân hàng Đông Dương.
Câu 135: Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
“Mấy hôm 8, 9, 10, 11 tháng 3-1945, nghĩa là 24, 25, 26, 27 tháng Giêng ta, khắp xứ Đông Dương đã xảy ra một cuộc chuyển biến rất quan trọng. Tại nhiều nơi quân phát xít Nhật chiếm bộ máy quân sự và chính trị của người Pháp theo tin nhà báo nhận được thì quân phát xít Nhật đã nắm được quyền ở xứ Đông Dương”.
(Trích theo báo Việt Nam Độc lập số 208, ngày 13.3.1945)
Đoạn tư liệu trên đề cập đến sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Nhật mở rộng chiến tranh ở Thái Bình Dương.
B. Nhật nhảy vào xâm chiếm Đông Dương.
C. Nhật - Pháp câu kết bóc lột nhân dân Đông Dương.
D. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
Câu 136: Nội dung nào sau đây là mục đích quân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. Khóa chặt biên giới Việt - Trung.
C. Buộc Việt Nam đàm phán có lợi cho Pháp.
D. Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.
Câu 137: Từ giữa thế kỉ XIX, quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ thuộc về
A. Chính phủ Anh. B. Giai cấp tư sản Ân Độ.
C. Chính phủ Pháp. D. Lãnh chúa phong kiến Ấn Độ.
Câu 138: Nhân tố khách quan nào sau đây đã tạo điều kiện cho sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các công ty Nhật có các chính sách và chiến lược tốt.
B. Một số cuộc chiến tranh cục bộ trong Chiến tranh lạnh.
C. Vai trò quản lý, lãnh đạo của nhà nước Nhật Bản.
D. Nhật Bản tập trung vào sản xuất sản phẩm dân dụng.
Tải file chi tiết để tham khảo bộ đề thi đầy đủ
ĐÁP ÁN
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trên chuyên mục Học tập: Lớp 12 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 8 Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức 2024 có ma trận, đáp án
Bộ đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Văn tỉnh Gia Lai có đáp án
46+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2024 có đáp án
Đề thi Toán lớp 5 Học kì 1 năm học 2023-2024 (Có đáp án)
Đề thi và đáp án Thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024
14 đề tham khảo tuyển sinh 10 môn Toán TP HCM có đáp án 2024-2025
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án 2024
Cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2025 môn Công nghệ
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công