Ngân hàng câu hỏi ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 10 (có ma trận + bảng đặc tả)

Ngân hàng câu hỏi ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Sách Kết nối tri thức do Hoatieu.vn chia sẻ đến bạn đọc là bộ câu hỏi ôn thi giữa kì 1 môn ngữ văn lớp 10 có bảng ma trận và bảng đặc tả. Đây là nguồn tư liệu tham khảo giúp các thầy (cô) và các bạn học sinh chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì 1 năm học 2023 - 2024 tốt nhất.

Bộ câu hỏi ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn lớp 10 Sách Kết nối tri thức gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, bao quát toàn bộ chương trình môn Ngữ văn lớp 10 trong nửa đầu học kì 1, gồm nội dung kiến thức liên quan đến thơ văn, bài nghị luận xã hội. Qua đó, giúp các bạn ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra tốt nhất.

1. Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn 10 kết nối tri thức

Cấu trúc đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10 Sách Kết nối tri thức gồm 60% điểm ở phần đọc hiểu thơ và 40% điểm ở phần viết văn nghị luận xã hội. Cụ thể như sau:

TTKỹ năngNội dung/ đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng
Nhận biết (số câu)Thông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNTLTNTLTNTLTNTL
1Đọc hiểuThơ4031010110

Tỉ lệ % điểm

20%15%10%10%5%60%
2ViếtViết một bài văn nghị luận xã hội01*01*01*01*1

Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi

10%10%10%010%40%

Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức

30%35%20%15%100%

2. Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 10

Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 môn Ngữ văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

1Đọc hiểuNội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết phương thức biểu đạt, - Nhận biết đề tài, thể thơ, nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Nhận diện được chi tiết, những hình ảnh tiểu biểu, biện pháp tu từ…trong văn bản.

Thông hiểu:

- Đặc điểm thơ.

- Hiểu được ý nghĩa chi tiết/ sự việc/ hình ảnh/ tác dụng của biện pháp tu từ…trong văn bản.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc/ rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Thể hiện thái độ, quan điểm, chính kiến của bản thân.

2ViếtViết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

1*1*1*1TL*

Tỉ lệ chung

6040

* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ.

3. Bộ đề ôn tập thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

3.1. Câu hỏi ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 - Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Giàu người họp, khó người tan

Hai ấy hằng lề(1), sự thế gian

Những kẻ ân cần khi phú quý

Hòa ai bạo bạc thủa gian nan(2)

Lều không con cái hằng tình phụ

Bếp lạnh anh tam biếng hỏi han(3)

Lòng thế bạc đen dầu nó biến(4)

Ta gìn nhân nghĩa chớ loàn đan(5)

(Bảo kính cảnh giới, bài 12, Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập, trang 442)

Chú thích:

(1) Hai ấy hằng lề: Hai cái ấy là điều thường lệ, là thói thường trong việc đời.

(2) Bạo bạc: bội bạc, phụ bạc

(3) Anh tam: anh em

(4) Dầu nó biến: mặc cho nó biến đổi

(5) Loàn đan: trái đạo, trái phận

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn trường thiên

B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

C. Thất ngôn bát cú Đường luật

D. Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2. Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ là:

A. 3/4

B. 4/3

C. 2/2/3

D. 3/3

Câu 3. Chủ đề của bài thơ là gì?

A. Những suy ngẫm về thời thế, lòng người.

B. Sự bất bình trước sự đổi thay của lòng người.

C. Tâm sự trước cuộc đời đen bạc.

D. Suy ngẫm về thời thế và bài học về lối sống nhân nghĩa.

Câu 4. Ý nào đánh giá đúng về ngôn từ của bài thơ?

A. Từ ngữ gợi hình, gợi cảm.

B. Từ ngữ giàu ý nghĩa biểu tượng.

C. Từ ngữ giản dị, mang sắc thái suy tư.

D. Từ ngữ mang sắc thái mỉa mai, châm biếm.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 5. (1,0 điểm) Bài thơ sử dụng lối gieo vần nào?

Câu 6. (1,0 điểm) Câu thơ nào nêu rõ quan điểm sống của nhân vật trữ tình?

Câu 7. (2,0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ:

Những kẻ ân cần khi phú quý

Hòa ai bạo bạc thủa gian nan

Câu 8. (2,0 điểm) Qua bài thơ, anh/chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa với bản thân và lí giải vì sao chọn thông điệp đó?

II. VIẾT (4đ) Anh/ chị viết một bài văn nghị luận bàn về giữ chữ tín trong cuộc sống.

3.2. Câu hỏi ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 KNTT - Đề 2

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“Con gà cục tác lá chanh”.

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?

A. 5 chữ

B. 7 chữ

C. Tự do

D. 6 chữ

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

A. Nghị luận.

B. Tự sự.

C. Biểu cảm

D. Miêu tả.

Câu 3. Ở văn bản này, người con đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào?

A. Cánh cò trắng, dải đồng xanh

B. Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanh

C. Có cả cuộc đời hiện ra

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 4. Câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ” đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?

A. So sánh

B. Nói quá

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 5. Dòng nào sau đây nêu đúng nội dung chính của lời thơ :

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.

B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.

C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ

D. Tình thương của người mẹ đối với con.

Câu 6. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ?

A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao

B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa .

C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

D. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?

A. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với công ơn của mẹ.

B. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.

C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.

D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người con?

Câu 9. Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?

Câu 10. Nhà thơ Trương Nam Hương đã gửi gắm thông điệp gì từ văn bản trên?

II. VIẾT (4.0 điểm) Anh/ chị viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống.

3.3. Câu hỏi ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 - Đề 3

 Câu hỏi ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
Câu hỏi ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Mời các bạn tải file word đầy đủ để tham khảo

Mời các bạn đón đọc các bài viết hữu ích khác tại mục Học tập - lớp 10 nhé.

Đánh giá bài viết
2 1.255
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • hùng nguyên
    hùng nguyên

    không có lời giải à ? 

    Thích Phản hồi 20:18 04/02