Soạn bài Đồng chí ngắn nhất

Soạn bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu được Hoatieu.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây giúp các bạn nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi trang 130 - 131 SGK Ngữ văn 9 tập 1. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu bài soạn bài thơ Đồng chí ngắn nhất, mời các bạn tham khảo.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Soạn bài Đồng chí - Chính Hữu ngắn nhất

Soạn bài Đồng chí ngắn nhất
Soạn bài Đồng chí ngắn nhất

Bố cục:

Bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu được sáng tác vào đầu năm 1948, gồm 3 bố cục chính như sau:

  • Phần 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội cùng chung vai chiến đấu.
  • Phần 2 (10 câu tiếp theo): Thể hiện vẻ đẹp của người lính, vẻ đẹp của tình đồng chí.
  • Phần 3 (3 câu cuối): Biểu tượng tươi đẹp của tình đồng chí.

Hướng dẫn soạn bài, trả lời câu hỏi ngắn gọn nhất

Câu 1 (trang 130 sgk ngữ văn 9 tập 1) Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Dòng thứ bày của bài thơ chỉ ngắn gọn 2 từ "Đồng chí" và kết thúc bằng dấu chấm than (!) vừa có cấu tạo đặc biệt, vừa cho chúng ta thấy mối quan hệ gắn bó, thiêng liêng giữa những người lính.

Câu thơ như một bước chuyển tiếp cảm xúc của hai đoạn thơ. Hai tiếng "Đồng chí!" cất lên khẳng định tình cảm trân trọng và đáng quý giữa đồng đội với nhau trong những năm tháng chiến đấu gian khổ mà hào hùng.

Câu 2 (trang 130 sgk ngữ văn 9 tập 1) Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?

Sáu câu thơ đầu của bài thơ đã thể hiện rất rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đó là:

- Những người lính đều đến từ những miền quê nghèo khó, người từ vùng "nước mặn, đồng chua", người lại đến từ nơi "đất cày lên sỏi đá" => Giữa những người lính chung một đơn vị có sự thấu hiểu cho hoàn cảnh nghèo khó của quê hương. Do đó, họ cũng có lòng thương cảm với nhau về những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tư trạng trong quá trình chiến đấu.

- Dù thiếu thốn, nhưng họ vẫn tình nguyện đi lính, bảo vệ Tổ quốc, cho thấy những người lính đều có chung lý tưởng cách mạng, sống có trách nhiệm bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm.

- Từ "đôi người xa lạ" đến "thành đôi tri kỷ" => Tình đồng chí, đồng đội nảy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ. Họ cùng ăn, cùng ngủ, cùng tâm sự, chiến đấu với nhau vì một mục tiêu chung... Từ rất nhiều điểm chung ấy đã biến họ thành "tri kỷ".

=> Như vậy, cơ sở của sự hình thành tình đồng chí bắt nguồn từ việc chung hoàn cảnh xuất thân, hoàn cảnh chiến đấu, sự sẻ chia, đồng cảm thiếu thốn vật chất trong chiến đấu

Câu 3 (trang 130 sgk ngữ văn 9 tập 1) Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh của người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết hình ảnh đó.

- Hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng:

+ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.

+ Áo anh rác vai/ Quần tôi có vài mảnh vá.

+ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

=> Chi tiết, hình ảnh chân thực vừa có sức gợi cảm về tinh thần đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng.

- Những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.

+ Sự cảm thông với tâm tư nỗi lòng của nhau.

+ Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.

=> Cặp từ xưng hô "anh" và "tôi" luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

Câu 4 (trang 130 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.

- Đây là 3 câu thơ cuối của bài thơ, là biểu tượng về tình đồng chí, đồng đội rõ nét: Giữa "rừng hoang sương muối" (hoàn cảnh chiến đấu gian khổ), họ vẫn đứng bên nhau "chờ giặc tới" (sự chủ động trong chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và sự bình yên của quê hương).

=> Nổi bật trong rừng hoang lạnh lẽo là hình ảnh người lính "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút "chờ giặc tới". Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả.

- Đặc sắc hơn cả là câu thơ cuối: "Đầu súng trăng treo", là sự kết tinh giữa chất hiện thực và lãng mạng.

+ Người lính – súng – vầng trăng

+ Trăng: biểu tượng của hòa bình, dịu êm

+ Súng: hiện thực, nhiệm vụ cầm súng vì tinh thần quyết chiến vì đất nước

=> Hình ảnh đầu súng trăng treo mang ý nghĩa của sự kết tinh cao đẹp của tình đồng chí.

Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?

Tác giả đặt nhan đề “Đồng chí” vì toàn bộ nội dung bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí, là những người cùng chí hướng, cùng lí tưởng, cùng tình yêu nước.

Câu 6 (trang 130 sgk ngữ văn 9 tập 1) Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

Những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp:

- Xuất thân nghèo khó nhưng giàu tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến

- Họ sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì sự nghiệp kháng chiến

- Trong hoàn cảnh hiểm nguy, thiếu thốn của cuộc chiến họ vẫn lạc quan, chia sẻ với nhau mọi khó khăn.

- Điều đẹp đẽ, thiêng liêng nhất là giữa họ luôn có sự đoàn kết, đồng cam cộng khổ với nhau

Luyện tập

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): 

Học thuộc lòng bài thơ

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng chí” (Đêm nay… trăng treo”).

Gợi ý:

Ba câu thơ cuối cùng của bài thơ "Đồng chí" tựa như một lời khẳng định cho nét đẹp, sự thiêng liêng, gắn bó của tình đồng chí, đồng đội trong những năm tháng kháng chiến gian khổ mà vẻ vang của dân tộc:

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo"

Những câu thơ giản dị, miêu tả chân thực cảnh rừng thiêng nước độc, hoang vu nơi rừng biên giới, hoàn cảnh nhà thơ Chính Hữu sáng tác nên bài thơ. Nhưng trong bối cảnh ấy, những người lính vẫn đứng đó bên nhau, chờ đợi "giặc tới". Chỉ một vần thơ ngắn gọn đã thể hiện tâm thế chủ động, sự anh dũng của những người lính. Đồng thời, còn khẳng định một điều, dù khó khăn, gian khổ đến đâu thì những người lính vẫn không chịu khuất phục số phận, bởi họ nhận thức rõ trách nhiệm của mình là chiến đấu, bảo vệ quê hương, đất nước, những người thân yêu ở nhà. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút "chờ giặc tới". Tình cảm đồng chí đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc chiến.

Câu thơ cuối cùng kết bài thơ là một hình ảnh vừa chân thực, vừa lãng mạn: "Đầu súng trăng treo". "Súng" ở đây là hình ảnh của hiện thực chiến tranh tàn khốc. "Trăng" lại là sự thơ mông, biểu tượng của hòa bình. Hai hình ảnh đối lập "súng" và "trăng đứng bên cạnh nhau tạo nên hình ảnh đẹp về cuộc đời người lính. Những đêm phục kích chờ giặc, súng và trăng đã trở thành bạn của người lính, chúng luôn gắn liền với nhau, thể hiện lòng khát vọng hòa bình của những người đồng đội.

Nhưng bên cạnh hình ảnh tả thực, nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đồng đội tồn tại bất diệt trong những năm kháng chiến gian khổ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn. 

Đánh giá bài viết
1 138
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi