8 Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức (có ma trận, đáp án)

Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức 2023-2024 là tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Văn lớp 10 giữa học kì 1 của bộ sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết sẽ giúp các em nắm được cách làm các dạng bài kiểm tra giữa kì 1 môn Văn lớp 10. Sau đây là nội dung chi tiết ma trận đề thi Văn giữa học kì 1 lớp 10 KNTT cùng với đề kiểm tra Ngữ văn 10 giữa kì 1 năm học 2023, mời các em cùng tham khảo.

Để xem trọn bộ đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10 KNTT, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/

đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

(Số câu)

Thông hiểu

(Số câu)

Vận dụng

(Số câu)

Vận dụng cao

(Số câu)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc

Thần thoại.

4

0

3

1

0

1

0

1

60

Truyện.

Thơ trữ tình.

3

Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1

40

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện/thơ.

Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi

(%)

20

10

15

25

0

20

0

10

100

Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức

30%

40%

20%

10%

Tổng % điểm

70%

30%

2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10 KNTT

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây:

THẦN MƯA

Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần người ở hạ giới phải lên kiện Trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.

Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa để giúp sức thần Mưa. (…) Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua nhau mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa rồng, nhưng đến lượt thứ ba thì đuối sức ngã bổ xuống, lưng cong khoăm lại và cứt lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi thì bỗng gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, lọt vào cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa rồng phun nước làm ra mưa. Bởi vậy, về sau người ta có câu ví rằng:

Gái ngoan lấy được chồng khôn,

Cầm như cá vượt Vũ Môn hóa rồng.

(Theo Hoàng Minh, Việt Dũng, Thu Nga, Thần thoại Việt Nam chọn lọc, Nxb Thanh Niên, 2019)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào (0,5 điểm):

A. Cổ tích

B. Ngụ ngôn

C. Thần thoại

D. Sử thi

Câu 2. Phát biểu nào sau đây nói về đặc điểm không gian trong truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm):

A. Không gian bao gồm nhiều cõi: cõi trời, cõi người, cõi Thủy phủ

B. Không gian rộng lớn, gắn với các cuộc phiêu lưu của người anh hùng

C. Không gian hoang sơ, chưa có sự sống

D. Không gian gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng

Câu 3. Phát biểu nào sau đây được dùng để miêu tả hình dạng của thần Mưa (0,5 điểm):

A. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến

B. Thần thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời

C. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi

D. Thần Mưa là vị thần hình rồng

Câu 4. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng trình tự diễn biến của các sự kiện chính trong truyện (0,5 điểm):

A. Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng - Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi - Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể - Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa

B. Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể - Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi - Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa - Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng.

C. Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi - Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể - Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa - Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng.

D. Thần Mưa theo lệnh trời đi phân phát nước ở các nơi - Công việc nặng nề nên một mình thần Mưa làm không xuể - Cá chép vượt qua cửa Vũ Môn nên được hóa rồng - Trời mở cuộc thi tuyển rồng để làm mưa

Câu 5. Theo bạn, nội dung của truyện “Thần Mưa” được tác giả dân gian xây dựng dựa trên cơ sở nào (0,5 điểm):

A. Dựa vào đặc điểm của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

B. Dựa vào cơ sở khoa học

C. Dựa vào tình cảm, thái độ của người xưa đối với thế giới tự nhiên

D. Dựa vào sự thật về nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung bao quát của truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm):

A. Truyện kể về công việc của thần Mưa

B. Truyện kể về công việc của thần Mưa và cuộc thi chọn rồng để làm mưa

C. Truyện kể về cuộc thi chọn rồng để làm mưa và cá chép đã thắng trong cuộc thi ấy

D. Truyện đi vào lí giải hiện tượng hạn hán, lũ lụt

Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên giá trị chủ đề của truyện “Thần Mưa” (0,5 điểm)

A. Thể hiện ước mơ, khát vọng của người xưa trong việc đi vào lí giải về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên

B. Thể hiện những nhận thức hồn nhiên, sơ khai về thế giới của người xưa

C. Lí giải về nguồn gốc của mưa, về nạn hạn hán, lũ lụt và sự tích cá chép hóa rồng

D. Cả ba đáp án trên

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn hiểu gì về ý nghĩa của câu ví ở cuối truyện (0,5 điểm)

Gái ngoan lấy được chồng khôn,

Cầm như cá vượt Vũ Môn hóa rồng.

Câu 9. Theo bạn, tác giả dân gian đã gửi gắm khát vọng gì qua việc xây dựng hình ảnh thần Mưa? (1,0 điểm)

Câu 10. Phân tích một tình tiết mà bạn cho là thú vị nhất trong truyện “Thần Mưa” (viết khoảng 5 đến 7 dòng). (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Thần Mưa.

3. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 10 KNTT

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

D

0,5

4

C

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

D

0,5

8

Ý nghĩa câu ví ở cuối truyện: Những cô gái nếu lấy được chồng khôn thì sẽ được đổi đời, đổi thân phận, có cuộc sống sung sướng, như cá chép khi vượt được Vũ Môn thì đã biến thành rồng.

0,5

9

Qua việc xây dựng hình ảnh thần Mưa, tác giả dân gian thể hiện khát vọng lí giải các hiện tượng trong thiên nhiên; đồng thời cũng bộc lộ niềm mơ ước về việc mưa thuận gió hòa, mơ ước về sự thay đổi thân phận.

1,0

10

Học sinh tự do lựa chọn tình tiết mà bản thân cho là thú vị nhất, kèm theo những phân tích thuyết phục. Tham khảo:

- Tình tiết: cá chép vượt Vũ Môn hóa rồng

- Phân tích:

+ Đây là một sự sáng tạo vô cùng độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của người xưa

+ Tình tiết này không chỉ thể hiện khát vọng muốn đi vào lí giải các hiện tượng trong tự nhiên, mà nó còn là niềm khát khao đổi đời, khát khao thay đổi thân phận của những người nông dân trong xã hội cũ.

+ Cá vượt Vũ Môn đã trở thành một biểu tượng cho sự đỗ đạt của những người học trò.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Thần Mưa”.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

1. Giới thiệu tác phẩm; nêu khái quát định hướng của bài viết

2. Phân tích, đánh giá về chủ đề:

+ Thể hiện ước mơ, khát vọng của người xưa trong việc đi vào lí giải về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên

+ Thể hiện những nhận thức hồn nhiên, sơ khai về thế giới của người xưa

+ Lí giải về nguồn gốc của mưa, về nạn hạn hán, lũ lụt và sự tích cá chép hóa rồng

3. Phân tích, đánh giá về nghệ thuật:

+ Không gian nghệ thuật: là không gian đặc trưng của thần thoại, bao gồm nhiều cõi: trời, người, thủy phủ

+ Thời gian nghệ thuật: mang đặc trưng của thần thoại, là thời gian cổ xưa, không xác định.

+ Nhân vật: mang đặc trưng thần thoại, là thần, có khả năng siêu nhiên (làm mưa)

+ Các yếu tố kì ảo: vị thần làm ra mưa, rồng làm mưa, cá chép hóa rồng…

4. Khẳng định lại chủ đề và giá trị nghệ thuật của tác phẩm; nêu ý nghĩa của truyện kể đối với bản thân.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

0,5

Tổng điểm

10.0

......................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 8.291
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi