16 đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh Diều 2023 có đáp án
Các đề Văn lớp 10 giữa học kì 1 bộ Cánh Diều
- 1. Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 10 2022-2023
- 2. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 1
- 3. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 1
- 4. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 2
- 5. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 2
- 6. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 3
- 7. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 3
- 8. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 4
- 9. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 4
- 10. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 5
- 11. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 5
Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 môn Văn 10 Cánh Diều - Tổng hợp mẫu đề thi giữa học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn sách Cánh Diều có ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết bộ đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 giữa học kì 1 bộ Cánh Diều có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Ngoài ra, để củng cố kiến thức Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều thật tốt, các em có thể truy cập vào chuyên mục Soạn Văn 10 Cánh Diều để xem hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Văn 10 Cánh Diều.
1. Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 10 2023
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng
| |||||||||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| ||||||
|
|
| TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| ||
1
| Đọc
| Thần thoại | - Xác định thể loại của văn bản - Xác định được nhân vật chính - Chỉ ra được thông tin trong văn bản - Xác định được các nhân tố tham gia trong văn bản
| 0 | - Tóm tắt được các chi tiết tiêu biểu - Xác định được thủ pháp nghệ thuật - Xác định được nội dung của văn bản | - Lí giải được việc chọn nhân vật | 0 | – Rút ra được quan niệm, cách đáng gá của nhân dân về người anh hùng | 0 | – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. | 10
| ||
|
| Tỉ lệ (%) | 20% |
| 15% | 5% | 10% | 10% | 60 | ||||
2 | Viết | Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
|
|
|
|
|
|
| Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. | 1 | ||
|
| Tỉ lệ (%) | 10 |
| 15 |
| 10 |
| 5 | 40 | |||
Tổng | 20 | 10 | 15 | 20 | 0 | 20 | 0 | 15 | 100 | ||||
Tỉ lệ % | 30% | 35% | 20% | 15% |
| ||||||||
Tỉ lệ chung | 65% | 35% |
| ||||||||||
* Lưu ý: – Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ. – Những kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên |
2. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 1
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau :
Xinh Nhã trả thù nhà
Mấy ngày sau, cây kơ-lơng mới đổ. Xing Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng, ba tháng. Xing Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhấc khiên không nổi. Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về buôn. Về tới nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xing Nhã suy tính chuyện đi đòi xương cho cha, trả thù cho mẹ.
[…] Bang Ra và Xing Yuê – Ta hãy lấy bảy ché rượu ngon, bảy con trâu đực trắng, cũng cho Trời, cho Đất phù hộ con trai ta khoẻ mạnh. Ta hãy lấy con gà cúng thần Nước, ta lấy con lợn cúng Y Rít phù hộ con trai ta khôn lớn, đừng đi chết bỏ xương nơi đất khác.
(Đoạn dưới đây miêu tả cuộc chiến đấu cuối cùng của Xing Nhã với anh em Gia – rơ Bú)
[…] Hai bên đánh nhau. Năm em trai của Gia-rơ Bú đã bỏ đầu tại gốc cây đa, bỏ thân tại núi lạ. Gia-rơ Bú bứt rứt, ngồi không yên, nằm không được, tay trái lấy chiếc khiên, tay phải nắm cán đao, Gia-rơ Bú đi vào rẫy của Hơ-bia Bơ-lao.
Xing Nhã – (Gặp Gia-rơ Bú) Ơ Gia-rơ Bú, ai chạy trước?
Gia-rơ Bú - Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh, hãy múa thử đi!
Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó.
Gia-rơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xing Nhã chĩa về hướng nào.
Gia-rơ Bú – Được, bây giờ ta không giất được mày thì ta sẽ tìm cách phá sạch làng mày! Té ra đứa nào cũng là đầu đen máu đỏ cả sao?
Xing Nhã – (ngừng múa) Ơ Gia-rơ Bú! Ta đang đứng ở phái Mặt Trời mọc đây rồi. Bây giờ thì ngươi múa đi, ta đuổi theo.
Gia-rơ Bú múa lúng túng, múa loanh quanh như con gà mắc tóc, như sao lạc đường. Dường đao chỉ đâm vào giữa trống không.
Xing Nhã mới đi một bước, đã chém trúng ngay chân Gia-rơ Bú.
Xing Nhã – Ơ Gia-rơ Bú, máu gì chảy ở chân đấy?
Gia-rơ Bú – Máu con vắt ở núi Hơ-mũ cắn tao.
Gia-rơ Bú múa tiếp, Xing Nhã chém luôn cánh tay phải, chiếc đao rơi “rỏn rẻn”…
Xing Nhã – Tại sao khiên của ngươi rơi mất rồi?
Gia-rơ Bú – Không phải! Đó là tiếng kêu của chiếc lục lạc cho trẻ con chơi, tiếng vù của con diều đói gió đấy!
Gia-rơ Bú cố sức múa nữa, nhưng lần này chưa kịp chở tay thì chiếc khiên đã bị Xing Nhã đánh vỡ tung, rơi xuống đất.
Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơ – rong Mưng và Xing Nhã đánh nhau
[…] Trên trời, dưới đất, mây mưa mịt mù, gió bão ầm ầm, đổ cây lở núi. Hai bên đánh nhau từ khi trái khơ-la chín, đến mùa kê trổ, vẫn không phân thắng bại. Cả hai đều kiệt sức, ngã trước chòi của Hơ-bia Bơ-lao
(Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Hơ-bia Bơ-lao, Xing Nhã giết chết Pơ-rong Mưng – người cuối cùng trong bảy anh em nhà Gia-rơ Bú, trả thù cho cha, cứu mẹ già thoát khỏi cuộc sống nô lệ)
(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Tập I : Văn học dân gian, phần III, NXB Giáo dục, 1974. Tr.219-228)
Chú thích:
Buôn: giống như làng (người Việt), bản (người Thái, H’Mông…)
Hơ-bia Bơ-lao: cô gái giữ rẫy cho Gia-rơ Bú và là người yêu của Pơrong Mưng.
Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh: cách nói hàm chứa sự coi thường của Gia-rơ Bú dành cho Xing Nhã
Đầu đen máu đỏ: ý nói cúng đầu cứng cổ, gan góc, chẳng kiêng nể ai
Pơ –rong Mưng: em trai thứ bảu của Gia-rơ Bú
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Cổ tích
B. Sử thi
C. Truyền thuyết
D. Ngụ ngôn
Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản là ai?
A. Xing Nhã
B. Gia-rơ Kốt
C. Gia-rơ Kốt
D. Pơ-rong Mưng
Câu 3. Trong câu truyện, Xing Nhã đi tìm ai để trả thù?
A. Hơ – bia Guê
B. Hơ-bia Bơ-lao
C. Bơ-ra Tang
D. Gia-rơ Bú
Câu 4. Xing Nhã đi trả thù vì kẻ thù đã giết hại cả cha và mẹ chàng.
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Dòng nào miêu tả đúng và đầy đủ đặc điểm của chiếc khiên mà Xing Nhã sử dụng?
(1) Khiên được làm bằng gỗ cây kơlong
(2) Khiên được làm trong ba tháng
(3) Hàng trăm người tập trung mới nhấc được khiên
(4) Khi múa khiên. Đất trời nổi dông giá mù mịt
(5) Vành khiên nạm bạc sáng chói
A. (1) – (2) – (4) C. (2) – (3) – (4)
B. (1) – (3 – (5) D. (2) – (4) – (5)
Câu 6. Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu văn sau:
Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó.
A. Nhân hoá C. Ẩn dụ
B. So sánh D. Cường điệu
Câu 7. Dòng nào sau đây không thể hiện đúng ý nghĩa của chiến thắng mà Xing Nhã đã đạt được trong văn bản trên?
A. Sức mạnh của chính nghĩa
B. Kẻ ác phải bị trừng phạt
C. Vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng trong mơ ước của cộng đồng.
D. Chinh phục những vùng đất mới và thu phục những nô lệ mới.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm như thế nào về người anh hùng?
Câu 9. Có thể khẳng định Xing Nhã là người anh hùng có sức mạnh phi thường không? Vì sao?
Câu 10. Từ văn bản và phần chú thích ở chân trang, em hiểu thêm điều gì về đặc điểm văn hoá độc đáo của đồng bào Tây Nguyên?
LÀM VĂN (4,0 điểm)
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá”.
3. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 1
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | B | 0.5 | |
2 | A | 0.5 | |
3 | D | 0.5 | |
4 | B | 0.5 | |
5 | A | 0.5 | |
6 | D | 0.5 | |
7 | D | 0.5 | |
8 | Qua nhân vật Xing Nhã, người Tây Nguyên thể hiện quan niệm về người anh hùng: có sức mạnh, sự dũng cảm, nhân hậu | 0.5 | |
9 | Xing nhã là người anh hùng có sức mạnh phi thường. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết: Xing Nhã đốn cây kơlơng làm khiên, Xing Nhã múa khiên, Xing Nhã đánh nhau với Gia-rơ Bú | 1,0 | |
10 | HS tự trả lời theo hiểu biết của mình. Ví dụ: lễ thổi tai – một lễ nghi cầu mong cho con cháu mau khôn lớn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên xưa | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Ý nhĩa của tinh thần lạc quan | 0,5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá. Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Giải thích Viết lên cát sẽ nhanh chóng bị sóng cuốn trôi và cát sẽ trở về trạng thái ban đầu. Viết lên đá không gì có thể xóa nhòa được và trường tồn với thời gian. Câu nói khuyên nhủ con người hãy mau chóng quên đi hờn giận để cuộc sống tốt đẹp hơn và ghi nhớ những ân nghĩa người khác làm cho mình để vươn lên, sống tốt đẹp hơn. b. Phân tích Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Đối với những ơn nghĩa của người khác làm cho mình, ta cần ghi nhớ, có hành động đền ơn đáp nghĩa để lan tỏa được những thông điệp tích cực ra cuộc đời. Người sẵn sàng tha thứ những hờn giận và khắc ghi những ơn nghĩa là những người có nhân cách cao đẹp đáng được tôn trọng, học tập và noi theo. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến). e. Phản biện Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác và không tha thứ cho những lỗi lần của người khác. Những người này sẽ luôn cảm thấy khó chịu và tự mình làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình. Họ cần phải sửa đổi, sống bao dung hơn nếu muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá và rút ra bài học cho bản thân. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
4. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau
Từ thời vua Hùng dựng nước đã truyền lại câu chuyện về thần lúa, một vị thần xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, thần sai nữ thần lúa xuống trần gian nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không cần phơi phóng gì cả. Cần ăn cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, của kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Co gái cuống quýt đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:
- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà gấp thế?
Nữ thần lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng lại bị phang một cán chổi vào đầu thì túc lắm. Cả đám lúa đều kêu lên:
- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về.Từ đó nữ thần lúa dỗi nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá người ta mới chế ra liềm, hái để cắt lúa cho nhanh và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần lúa đôi khi còn cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở, có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau mỗi lần gặt xong người trần gian phải làm lễ cúng thần lúa. Có nơi không gọi như thế mà gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn lúa, cơm mới do các gia đình tổ chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở lễ hội chung đẻ cúng thần lúa..
(Thần thoại về thần lứa, Thần thoại Việt Nam,TheGioiCoTich.Vn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5đ). Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. (0.5đ). Xác định thời gian, không gian xuất hiện câu chuyện về thần lúa?
Câu 3. (0.5đ) Theo văn bản thần lúa là vị thần như thế nào?
Câu 4. ( 0.5đ) Chi tiết nào trong văn bản thể hiện sự giận dỗi của nữ thần lúa?
Câu 5. ( 1,0đ) Em hãy chỉ ra và nêu vai trò của những yếu tố hoang đường kì ảo đó?
Câu 6.(1.0đ) Chi tiết: “Người trần gian phải xuống ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá người ta mới chế ra liềm, hái để cắt lúa cho nhanh và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo” đã phản ánh quá trình gì của người lao động?
Câu 7: (1.0đ) Từ câu chuyện về cây lúa, em hãy nêu những tục lệ nào có từ thời vua Hùng vẫn còn đến ngày nay để thể hiện sự tôn kính và biết ơn của con người với thần linh?
Câu 8.(1.0đ) Thông điệp nào có ý nghĩa nhất từ văn bản? vì sao?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ sau
“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết.”
(Chợ tết- Đoàn Văn Cừ [*], trích Đoàn Văn Cừ toàn tâp, NXB, Hội nhà văn 2013)
Chú thích
[*]Đoàn Văn Cừ sinh ngày 25 tháng 11 năm 1913 ở Thôn Đô Đò xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong một gia đình nông dân. Trước Cách mạng tháng Tám, Đoàn Văn Cừ dạy học, ông đã tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định năm 1936. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Nam Định (1946). Năm 1948 ông tham gia Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp làm công tác văn nghệ, phiên dịch, công tác địch vận Liên khu III. Từ 1959, ông là cán bộ biên tập Nhà xuất bản Phổ Thông (Bộ Văn hóa). Năm 1974 công tác tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh (hiện nay huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam Định). Từ 1971, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nam Ninh (gồm ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông gần như sống ẩn dật ở quê trong những năm cuối đời và mất tại đây ngày 27 tháng 6 năm 2004. Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sỹ, Cư sỹ Nam Hà, Cư Sỹ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi. Đoàn Văn Cừ được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Chợ tết được đăng trên báo Ngày nay số xuân Kỷ Mão – 1939, mở đầu cho sự xuất hiện của một tên tuổi mới trong nền thi ca Việt Nam: Đoàn Văn Cừ.
5. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 2
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | -Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm -Học sinh không trả lời được không có điểm | 0.5 | |
2 | -Thời gian xuất hiện câu chuyện: từ thời vua Hùng dựng nước đã có câu chuyện. - Không gian: trên mặt đất Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như trong đáp án: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời được không có điểm | 0,5 | |
3 | - Theo văn bản thần lúa, một vị thần xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời được như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời được không có điểm | 0.5 | |
4 | Chi tiết thể hiện sự giận dỗi của nữ thần lúa: nhất định không cho lúa bò về nữa… cấm không cho các bông lúa nảy nở, có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời được như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh không trả lời được ½ ý : 0.25 điểm | 0.5 | |
5 | -Yếu tố hoang đường kì ảo xuất hiện trong văn bản: Những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không cần phơi phóng gì cả. Cần ăn cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Vai trò của những yếu tố hoang đường kì ảo - Lí gải sự xuất hiện của cây lúa -Thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa -Thần thánh hóa sức mạnh của các vị thần Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như Đáp án 1.0 điểm - Học sinh trả lời1/2 ý: 0,5 điểm -Học sinh không trả lời được không có điểm | 0.5 0.5 | |
6 | -Chi tiết: “Người trần gian phải xuống ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá người ta mới chế ra liềm, hái để cắt lúa cho nhanh và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo” đã phản ánh quá trình: gặt lúa, chế tạo dụng cụ lao động để cắt lúa và quá trình xay sát lúa tạo thành hạt gạoà Đây là quá trình lao động vất vả của người dân lao động - Học sinh trả lời như Đáp án 1.0 điểm - Học sinh trả lời1/2 ý: 0,5 điểm -Học sinh không trả lời được không có điểm. | 1.0 | |
7 | Tục lệ gói bánh chưng, bánh giày Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như Đáp án: 1.0 điểm -Học sinh không trả lời được ½ ý: 0.5 điểm | 1.0 | |
8 | - Học sinh nêu được chi tiết trong văn bản - Có cách lí giải hợp lí, lập luận chặt chẽ, thuyết phục Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời đầỳ đủ rõ ràng hợp lí: 1.0 điểm - Học sinh hiểu nhưng lí giải chưa rõ ràng, chưa đầy đủ:.0.5 điểm. - Học sinh trả lời chung chung, chưa thuyết phục: 0.25 điểm | 0.25 0.75 | |
Phần II Làm văn | Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài thơ Chợ tết của Đoàn Văn Cừ | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp của đoạn thơ | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | |||
* MB:Giới thiệu khái quát về nhà thơ Đoàn Văn Cừ và bài thơ Chợ tết | 0.5 | ||
* TB: Phân tích được vẻ đẹp của hình ảnh thơ - Nội dung: Hs cần phân tích được các hình ảnh thơ + Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, + Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh, + con đường viền trắng / mép đồi xanh, + Người các ấp tưng bừng ra chợ tết. àBức tranh thiên nhiên buổi sớm tinh khôi, sống động, tràn đầy ánh sáng àKhông khí vui tươi, nhộn nhịp của đoàn người đi chợ tết - Nghệ thuật + Miêu tả, nhân hóa làm nổi bật cảnh sắc của bức tranh thiên nhiên vùng núi buổi sáng sớm. + Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm Hướng dẫn chấm: - Phân tích chi tiết, làm rõ vẻ đẹp của các hình ảnh thơ , 1.5 điểm-2.0 điểm - Phân tích được vẻ đẹp nhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ: 0.5 điểm -1.0 điểm - Phân tích chung chung, chưa làm rõ hình ảnh thơ 0,25 điểm -0.5 điểm | 2.0 0.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp | 0.25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật hình ảnh thơ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. | 0.25 |
6. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 3
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
(Điều ước của vua Mi-đát, trích Thần thoại Hi Lạp, Nhữ Thành dịch)
Lựa chọn đáp án đúng:
1. Nội dung chính của câu chuyện là ?
A. Mong muốn của vua Mi-đát và sự giúp đỡ của thần Đi-ô-ni-dốt
B. Những ước muốn của vua Mi-đát
C. Ước muốn tham lam của vua Mi-đát
C. Niềm hạnh phúc của vua Mi-đát
2. Đâu là lời người kể chuyện?
A. Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
B. Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
C. Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều.
D. Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà người sẽ rửa sạch được lòng tham.
3. Chi tiết nào giúp vua Mi-đát hiểu ra điều ước của mình là khủng khiếp?
A. Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng
B. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng
C. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt
D. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn
4.. Nhân vật vua Mi-đát trong câu chuyện trên là người như thế nào?
A. Nhu nhược, bù nhìn
B. Tham lam, ngu ngốc
C. Khôn ngoan, tư lợi
D. Xảo trá, gian tham.
5. Bài học mà nhà vua Mi-đát hiểu ra là gì?
A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam;
B. Không nên ước những điều ngu ngốc;
C. Trước khi ước điều gì cần phải suy nghĩ chín chắn
D. Không gì quý giá bằng miếng ăn.
6. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
A. Ngưỡng mộ sự màu nhiệm của điều ước;
B. Tôn vinh trí tuệ của thần Đi-ô-ni-dốt;
C. Trân trọng khát vọng giàu sang của con người;
D. Phê phán những ước muốn tham lam của con người.
7. Ý nào không nêu đúng lý do khiến chi tiết “Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng” là chi tiết tiêu biểu, không thể lược bỏ:
A. Tăng kịch tính cho câu chuyện
B. Làm nổi bật sự tham lam của vua Mi-đát
C. Giúp người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu chuyện
D. Cho thấy ước muốn của vua Mi-đát là ngu ngốc và khủng khiếp
Trả lời các câu hỏi:
8. Chỉ ra và nêu tác dụng của chi tiết thần kì được sử dụng trong câu chuyện.
9. Thông điệp có ý nghĩa nhất anh(chị) rút ra được sau khi đọc xong câu chuyện.
10. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: “Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam” không? Vì sao?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Điều ước của vua Mi- đát
7. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 3
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | A | 0.5 | |
2 | B | 0.5 | |
3 | B | 0.5 | |
4 | A | 0.5 | |
5 | D | 0.5 | |
6 | C | 0.5 | |
7 | D | 0.5 | |
8 | Nêu 2 chi tiết thần kì của văn bản: + Cành sồi biến thành vàng; quả táo biến thành vàng + Thức ăn, thức uống biến thành vàng + Dòng nước sông Pác-tôn Tác dụng của chi tiết thần kì đối với văn bản: Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện; tạo nên sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện; đây chính là "sức mạnh" của các chi tiết thần kì, chi tiết thần kì còn thể hiện trí tưởng trượng kì diệu của người cổ đại. | 1.0 | |
9 | Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua văn bản: + Đừng sống tham lam, ham muốn ích kỉ. + Phải sống bằng sức lao động chân chính của bản thân để đạt được hạnh phúc trọn vẹn. + Nếu luôn tham lam, tranh giành lợi lộc sẽ chịu những hậu quả thích đáng. | 1.0 | |
10 | Quan điểm: “Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam” Hạnh phúc là phạm trù tinh thần, vàng bạc là phạm trù vật chất. Dù cuộc sống tinh thần của con người có được một phần nhờ vào sự đầy đủ của vật chất nhưng tham lam vô độ chỉ khiến con người rơi vào bi kịch. Ước muốn cao đẹp, sống hết mình vì đam mê chính đáng mới đem lại hạnh phúc. Tham lam vô độ không thể đạt được hạnh phúc. | 0.5 | |
II |
| VIẾT | 4.0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề | 0.5 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Ư nghĩa, giá trị của tác phẩm Điều ước của vua Mi-đát. | 0.5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: | 2.0 | |
| - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nhân vật chính và nội dung bao quát của tác phẩm Điều ước của vua Mi-đát. - Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Về nội dung, câu chuyện kể về Phê phán những ước muốn tham lam của con người, cụ thể là ước muốn có thật nhiều vàng của vua Mi-đát. + Về nghệ thuật, tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của nghệ thuật cổ đại Hy Lạp: sự phong phú của trí tưởng tượng; tính hấp dẫn, li kì của thử thách để làm bật những phẩm chất của nhân vật chính… - Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện (có thể là bài học dựa vào chính bản thân mình hoặc không ngại khi phải đương đầu với thử thách) / thể hiện sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của câu chuyện trong tác phẩm…. | ||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
8. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 4
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Xuân về
Nguyễn Bính
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh trời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Lần lần tràng hạt niệm nam vô.
(Trích từ Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 1997, tr.351)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. nghị luận.
B. tự sự.
C. miêu tả.
D. biểu cảm.
Câu 3. Xác định thể thơ của văn bản trên.
A. Tự do.
B. Thất ngôn.
C. Thơ mới.
D. Bảy chữ.
Câu 4. Chọn câu đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Lúa thì con gái mượt như nhung”.
A. Gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa.
B. Gợi hình ảnh sinh động về cây lúa.
C. Gợi cảm xúc về tình yêu đối với cây lúa.
D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa .
Câu 5. Cảm xúc của tác giả trong câu thơ: “Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?” là:
A. bồi hồi, xúc động.
B. buồn thương, nuối tiếc.
C. lưu luyến, vấn vương.
D. ngỡ ngàng, vui sướng.
Câu 6. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống.
B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả.
C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh vắng.
D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc.
Câu 7. Ý nghĩa của hình ảnh đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong”.
A. Vẻ đẹp đôi mắt của cô gái.
B. Sự quyến rũ, thơ mộng của cô gái.
C. Vẻ đẹp trong xanh của bầu trời.
D. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”.
Câu 9. Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ:
“Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.”
Câu 10. Anh/Chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Bài học đầu cho con
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Đỗ Trung Quân
Thực hiện yêu cầu:
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.
9. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 4
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”: - Thể hiện tâm trạng nô nức, háo hức… - Niềm vui sướng của con trẻ khi xuân về Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 0,5 | |
9 | Nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ: “Trên đường cát mịn, một đôi cô, - Trang phục truyền thống - Lễ hội mùa xuân Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
10 | Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản: - Sống hòa hợp, gắn bó, yêu thiên nhiên - Trân trọng những giá trị của làng quê, hồn quê Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0,25 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: | 2.0 | |
| - Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng: + Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ + Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà - Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu…. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. . | ||
| - Đánh giá chung: + Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý… + Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | |
I + II |
|
| 10 |
10. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 5
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 ĐIỂM)
TỰ TÌNH II
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
Hai câu thơ trên là:
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
Câu 2: Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Cổ phong
D. Thất ngôn trường thiên
Câu 3: Nội dung chính của 4 câu thơ sau: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn. Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh. Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
A. Thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc
B. Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 4 : Từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” thể hiện:
A. Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình
B. Sự thách thức của nhân vật trữ tình
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 5: Câu thơ “Mảnh tình san sẻ tí con con” sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. Phóng đại
D. Nghệ thuật tăng tiến
Câu 6 : Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Đảo ngữ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 7 : Đán án nào dưới đây không thể hiện nội dung đúng về Tự tình:
A. Thể hiện tâm trạng, thái độ của Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
B. Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra
C. Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương
D. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8 : Từ “xuân” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” được hiểu là:
Câu 9 : Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?
Câu 10 : Đọc bài thơ Tự tình II, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?
PHẦN II: VIẾT (4.0 ĐIỂM)
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày ấn tượng của mình về bài thơ trên.
11. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 10 Cánh Diều - đề 5
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | B | 0.5 | |
2 | B | 0.5 | |
3 | A | 0.5 | |
4 | C | 0.5 | |
5 | D | 0.5 | |
6 | A | 0.5 | |
7 | C | 0.5 | |
8 | Từ “xuân” vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rổi xuân lại nhưng với con người, tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Đó chính là cái gốc sâu xa của sự chán ngán. | 0.5 | |
9 | Giá trị nghệ thuật bài thơ Tự tình II : - Sử dụng phép đảo ngữ, nghệ thuật tăng tiến… - Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi nhưng lại rất giàu cảm xúc và giàu sức gợi. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. | 1.0 | |
10 | Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng. | 1.0 | |
II |
| VIẾT | 4.0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0.25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ấn tượng về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. | 0.25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung chính của bài thơ * Nội dung chính: - Hai câu đề: Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng xót xa thấm thía cho sự rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận. - Hai câu thực: Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được; tìm đến vầng trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn. - Hai câu luận: Tả cảnh thiên nhiên kỳ lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành => Cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận. Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình * Đặc sắc nghệ thuật: - Sử dụng phép đảo ngữ, nghệ thuật tăng tiến… - Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi nhưng lại rất giàu cảm xúc và giàu sức gợi. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. * Đánh giá chung | 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0.5 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0.5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10.0 |
...........................
Lưu ý: Do số lượng đề thi giữa kì 1 môn văn lớp 10 2023 bộ Cánh Diều rất nhiều, mời các bạn đọc sử dụng file tải về để xem trọn bộ 16 đề thi Văn 10 giữa học kì 1.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Đoạn văn 8 -10 dòng nêu nhận xét về nhân vật Thị Mầu
Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10 hay nhất
Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong Mắc mưu Thị Hến
Viết bài văn nghị luận phân tích một số nét đặc sắc của một truyện kể lớp 10 siêu hay (6 mẫu)
Em hãy cùng bạn thảo luận về xu hướng của thị trường, lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với hộ gia đình
Soạn bài Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Viết bản tin về một hoạt động hay sự kiện văn hóa, giáo dục mới diễn ra trong nhà trường hoặc ở địa phương
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Phân tích Thư dụ Vương Thông lần nữa lớp 10
-
Thực hành tiếng Việt trang 20 Văn 10 Cánh Diều tập 2
-
Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống cổ thành
-
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 10 Cánh Diều
-
Soạn bài Ra-ma buộc tội Cánh Diều ngắn nhất
-
Soạn bài Thị Mầu lên chùa lớp 10 hay nhất
-
Soạn bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 Cánh Diều
-
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì II lớp 10 Cánh Diều
-
Đọc hiểu văn bản Thần mưa (4 đề) có đáp án chi tiết
-
Phân tích bài thơ Đất nước Nguyễn Đình Thi
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công